Thạc Sĩ Nghiên cứu tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần và biện pháp kỹ thuật cho dòng, giống có triển vọ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề: . 1
    2. Mục tiêu của đề tài: . 4
    3. Yêu cầu của đề tài: 4
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: . 4
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: . 4
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 5
    1.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu gạo trên thế giới: 7
    1.3.2. Các nghiên cứu về lúa thuần năng suất chất lượng. . 31
    1.3.3. Những nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo giống. . 36
    1.3.4. Các kết quả nghiên cứu về phân bón cho lúa. 39
    1.3.5. Các kết quả nghiên cứu về mật độ cho lúa. 42
    1.4. Đối với các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. 45
    1.5. Sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Phú Thọ: . 48

    CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . 51
    2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 51
    2.1.1. Vật liệu nghiên cứu . 51
    2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: . 51
    2.2. Nội dung nghiên cứu: . 52
    2.3. Phương pháp nghiên cứu: . 52
    2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm . 52
    2.3.2. Quy trình kỹ thuật làm mạ và thời vụ gieo trồng: . 55
    2.4. Các chỉ tiêu theo dõi . 57
    2.4.1. Xác định thời gian gieo mạ đến cấy và từ cấy đến thu hoạch: . 57
    2.4.2. Một số chỉ tiêu hình thái và nông sinh học: 57
    2.4.3. Các chỉ tiêu về năng suất. 58
    2.4.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại. 59
    2.4.5. Các chỉ tiêu về sinh lý liều lượng bón phân đạm. . 61
    2.4.6. Các chỉ tiêu theo dõi cho thí nghiệm nghiên cứu mật độ. . 61
    2.4.7. Phương pháp xử lý số liệu: . 62

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 63
    3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu năm 2010 và vụ xuân năm 2011 tại Phú Thọ 63
    3.1.1. Nhiệt độ: 64
    3.1.2 Lượng mưa. 65
    3.1.3. Ẩm độ không khí. . 66
    3.1.4. Số giờ chiếu nắng. . 66
    3.2. Kết quả tuyển chọn các dòng giống lúa. 66
    3.2.1.Thời gian sinh trưởng của các dòng, giống lúa thí nghiệm. 66
    3.2.2. Đặc điểm thân, lá của các dòng, giống thí nghiệm. . 69
    3.2.3. Đặc điểm đẻ nhánh và kiểu đẻ nhánh của các dòng, giống lúa thí nghiệm. 70
    3.2.4. Tình hình sâu, bệnh gây hại lúa 75
    3.2.5. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. . 77
    3.3. Kết quả nghiên cứu liều lượng bón phân đạm cho 2 giống lúa BT13 và TQ2T . 80
    3.3.1. Ảnh hưởng của Đạm đến thời gian của các giai đoạn sinh trưởng giống lúa BT13 và TQ2T 80
    3.3.2. Ảnh hưởng của các liều lượng bón đạm đến thời gian sinh trưởng. 80
    3.3.5. Ảnh hưởng của mức bón đạm đến hiệu suất bón đạm. . 86
    3.3.6. Ảnh hưởng của đạm đến năng suất lúa. 86
    3.3.7. Ảnh hưởng của đạm đến các yếu tố cấu thành năng suất lúa 88
    3.3.9. Hiệu quả kinh tế. . 92
    3.4. Kết quả nghiên cứu mật độ cấy cho 2 giống lúa BT13 và TQ2T. . 93
    3.4.1 .Ảnh hưởng của mật độ cấy đến chiều cao cây, số nhánh BT13 và TQ2T 93
    Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao của 2 giống thử nghiệm 93
    3.4.2: Ảnh hưởng của mật độ cấy đến các yếu tố cấu thành năng suất giống
    BT13 và TQ2T: 96
    3.4.3. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại của 2 giống lúa thử nghiệm ở các mật độ cấy
    khác nhau. . 98
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 99
    1. Kết luận . 99
    2. Đề nghị 100


    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề:

    Cây lúa (Oryza sativa) là cây trồng có từ lâu đời và gắn liền với quá trình
    phát triển của loài người. Từ buổi đầu của nền văn minh, cây lúa đã trở thành
    cây lương thực chính của người Việt Nam và có vai trò quan trọng trong nét văn
    hoá ẩm thực của dân tộc ta. Khi xã hội càng phát triển, nhu cầu ăn ngon của
    người dân ngày càng tăng vì vậy lúa chất lượng đã trở thành nhu cầu không thể
    thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân trong và ngoài nước.
    Lúa là một trong ba loại cây lương thực chủ yếu trên thế giới: lúa mì, lúa và
    ngô. Khoảng 40% dân số trên thế giới sử dụng lúa gạo như là nguồn lương thực
    chính. Sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á. Với mức tiêu dùng
    hàng năm khoảng 180 - 200 kg/người.
    Về mặt dinh dưỡng trong lúa gạo có đầy đủ các chất giống như các loại cây
    lương thực khác, trong đó tinh bột chiếm hàm lượng chủ yếu (chiếm đến 62,4%
    hàm lượng chất khô). Ngoài ra trong lúa gạo còn có một số loại Vitamin, đặc
    biệt là vitamin B1.
    Mỗi vùng, mỗi điều kiện tự nhiên, khí hậu, thổ nhưỡng cần có giống cây
    trồng tốt và điều kiện canh tác phù hợp. Vì vậy một trong những biện pháp kinh
    tế kỹ thuật nhằm tận dụng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội là bố trí cơ cấu
    cây trồng cho phù hợp với một vùng hay một đơn vị sản xuất nông nghiệp.
    Trong việc xác định giống cây trồng hợp lý đạt hiệu quả kinh tế cao, đất đai là
    một trong những căn cứ quan trọng sau điều kiện khí hậu, cho nên cần phải nắm
    vững được mối quan hệ giữa giống cây trồng với đặc điểm đất đai thì mới xác
    định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao.
    Việc xác định đưa giống lúa thuần chất lượng vào sản xuất ở mỗi vùng, mỗi
    khu vực sản xuất nhằm bảo đảm tính hợp lý, phù hợp của từng giống lúa đó với
    điều kiện cụ thể của nơi sản xuất, thì ngoài việc giải quyết các mối liên hệ giữa
    giống lúa thuần với điều kiện đất đai, tập quán canh tác, còn phải quan tâm tới
    phương thức sản xuất ở vùng, khu vực đó.
    Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp, các giống lúa được
    con người tạo ra được chọn tạo sau có ưu việt hơn giống trước đó và được thay
    thế cho nhau. Có những giống mới đưa vào sản xuất nhưng do môi trường sản
    xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho các giống khác. Hiện nay các
    giống lúa này tồn tại xen kẽ nhau và thích hợp với từng điều kiện của mỗi địa
    phương.
    Sản xuất của người nông dân phần lớn là sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực
    trồng trọt đối tượng cần nghiên cứu là giống cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất
    lượng của nó như phân bón, thời tiết, khí hậu v.v.
    Năng suất cây trồng nói chung và lúa nói riêng chịu tác động của các yếu tố
    tự nhiên như đất, nước, dinh dưỡng, khí hậu, thời tiết đồng thời nó cũng chịu
    tác động trực tiếp của các yếu tố kinh tế - xã hội như trình độ canh tác, khả năng đầu
    tư, thâm canh .
    Hiện nay do biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang là những vấn đề cấp bách
    của các nhà khoa học. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây mưa nắng
    thất thường. Nắng thì hạn, mưa thì ngập úng, nên trong chỉ đạo sản xuất nông
    nghiệp rất khó xác định để chỉ đạo. Bởi lẽ là giống lúa lai khi chỉ đạo gieo trồng
    gặp thời tiết trên thì rất tốn kém cho nông dân. Ở đề tài này với mục tiêu chọn ra
    được một số giống lúa thuần năng suất, chất lượng, chủ động, đáp ứng nhu cầu
    của nông dân, với mục đích chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị, thay thế
    những cây trồng hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, cải tiến để đưa cơ
    cấu giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất phù hợp với
    điều kiện của nông dân và vùng sinh thái.
    Trong thực tế sản xuất thì mỗi giống lúa đều có ưu, nhược điểm song sự
    chuyển dịch cơ cấu giống lúa thuần như thế nào để giải quyết được nhu cầu cấp
    bách của người dân nghèo mà vẫn có lợi về mặt tài chính, đem lại hiệu quả kinh tế
    cao và phù hợp với đặc điểm của vùng sản xuất, của một không gian, thời gian nhất
    định và được người dân chấp nhận và mở rộng.
    Cơ cấu các giống lúa thuần hiện nay đang được gieo trồng thường được chọn
    lựa trên lợi ích lớn nhất cho đa số người dân, cơ cấu giống lúa thuần chất lượng
    phải được bố trí hợp lý, phù hợp với tập quán của địa phương, mà vẫn đảm bảo an
    toàn hệ sinh thái trong vùng.
    Sản xuất lúa nước là nghề truyền thống của nhân dân tỉnh Phú Thọ. Trong
    những năm gần đây đã thay đổi tập quán độc canh cây lúa với các giống lúa cổ
    truyền bằng tập quán đưa thêm một số cây trồng cạn vào gieo trồng trên đất lúa, tạo nên hệ thống cây trồng đa dạng, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn thay đổi giống lúa
    truyền thống bằng việc đưa vào các giống lúa thơm chất lượng cao, lúa năng suất
    nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên cùng diện tích canh tác.
    Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc có tổng diện
    tích tự nhiên là 3.532,5 km². Dân số trung bình là 1,32 triệu người chiếm 1,5%
    dân số cả nước. Phú Thọ có 21 dân tộc trong đó gồm có dân tộc Kinh, Mường,
    Cao Lan , mật độ dân số 372,7 người/km2; Diện tích trồng lúa cả năm năm
    2005 là 73.248 ha năng suất 48,5 tạ/ha và năm 2010 là 69.615 ha năng suất 51,2
    tạ/ha tăng so với năm 2005 là 2,7 tạ/ha tập trung chủ yếu ở các huyện Lâm
    Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh Ba, Hạ Hoà, Đoan Hùng.
    Bên cạnh đó năng suất lúa của tỉnh Phú Thọ đã có bước tăng đáng kể, đóng
    góp trong đó là sự phát triển của các giống lúa lai. Tuy nhiên giống lúa lai cũng
    bộc lộ những hạn chế nhất định trong sản xuất lúa của tỉnh, do đòi hỏi đầu tư
    thâm canh cao, chất lượng gạo trung bình, không chủ động được giống, giá
    giống cao, chưa phù hợp với tập quán để giống hàng vụ, hàng năm tỉnh Phú Thọ
    đã chi hỗ trợ giá cho giống lúa lai hàng chục tỷ đồng nhằm hỗ trợ giá giống cho
    bà con nông dân trên địa bàn nhưng hiệu quả kinh tế không đáng kể. Trong khi
    đó giống lúa thuần giải quyết được khá triệt để những hạn chế của giống lúa lai.
    Do nhu cầu về an ninh lương thực và chất lượng cuộc sống nên sản phẩm lúa
    gạo chất lượng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ không ngừng
    tăng lên. Xuất phát từ thực tế đó chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên
    cứu tuyển chọn một số dòng, giống lúa thuần và biện pháp kỹ thuật cho
    dòng, giống có triển vọng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
    ”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...