Thạc Sĩ Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện hàm yên - tỉnh tuyên quang

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Lan Chip, 11/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cây cam sành (Citrus nobilis Lour) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, ưa khí hậu ẩm nhưng cũng có thể chịu rét. Vùng có thể trồng được cây cam sành từ 35 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam. Nhiệt độ cây có thể sinh trưởng được là 12 – 390C, nhiệt độ thích hợp là 23 – 290C, cây ngừng sinh trưởng khi có nhiệt độ nhỏ hơn 100C và lớn hơn 400C, cây bị hại khi nhiệt độ
    -50C và nhiệt độ lớn hơn 450C.
    Đối với Việt Nam cây cam sành cũng có thể trồng được khắp nơi trên cả nước trong đó có một số nơi nổi tiếng với cây cam như: cam sành Bắc Quang (Hà Giang), cam sành Bố Hạ (Bắc Giang), cam sành Hàm Yên (Tuyên Quang), cam sành đồng bằng sông Cửu Long do vậy, cây cam sành là một trong những loại cây ăn quả được nhiều người tiêu dùng trong nước cũng như trên thế giới rất ưa chuộng bởi nó có hương vị thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao, bảo quản được lâu trong quá trình sử dụng. Nhưng bên cạnh đó cây cam sành đang dần bị mất đi diện tích trồng trọt của nó bởi một số các yếu tố điều kiện không phù hợp như đất đai, dinh dưỡng, sâu bệnh hại đây cũng là những thách thức đối với các nhà quản lý, nhà khoa học cần có biện pháp nghiên cứu, phối hợp nhằm khôi phục những diện tích đã bị thoái hoá và mở rộng diện tích trồng cam trên các địa bàn đã nổi tiếng với cây cam sành.
    Hàm Yên là huyện miền núi phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang, có điều kiện về đất đai, khí hậu phù hợp cho sự Phát triển của cây cam sành. Hiện nay toàn huyện có 2.365 ha diện tích đất trồng cam, trong đó có 1.776 ha cam cho thu hoạch. Nhiều hộ nông dân có diện tích đất trồng cam trên 05 ha; nhiều hộ có thu nhập từ 100 đến 150 triệu đồng/năm. Tuy nhiên hiện nay quy mô các trang trại cam ở Hàm Yên còn nhỏ, Phát triển chưa có chiến lược rõ ràng, người dân vẫn phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình là chính. Các giống cam chất lượng cao chưa được trồng đại trà, chưa thực sự chú trọng đến chất
    lượng quả, đại đa số hộ nông dân trồng cam trong vùng là người Dân tộc thiểu số, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn đơn lẻ, chưa tạo ra được sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, công tác bảo vệ thực vật chưa được quan tâm nhiều, một số sâu bệnh nguy hiểm như sâu đục cành, sâu vẽ bùa, bệnh loét, greening, tristeza gây hại cây, huỷ quả, làm cho các vườn cam xuống cấp nhanh. Diện tích đất đã trồng cam qua chu kỳ I rất lớn trong khi đó diện tích đất có khả năng trồng mới còn rất ít.
    Hiện tại, công tác giống chưa được coi trọng, chưa tuyển chọn được những cây ưu tú giống tốt của địa phương để nhân giống. Việc quản lý nhân giống chưa được chặt chẽ, nhiều hộ nông dân tự chiết cành nhân giống từ những cây không đủ tiêu chuẩn dẫn đến tình trạng cây cam bị bệnh ngay khi mới được nhân giống là vấn đề không thể tránh khỏi. Nông dân chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là tiến bộ kỹ thuật trong công nghệ Sinh học về lai tạo, nhân giống cam, quýt. họ cũng chưa đưa được các giống mới chất lượng cao vào sản xuất, việc Đầu tư chăm sóc còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những vấn đề cấp thiết ở huyện Hàm Yên nói riêng và trên cả nước nói chung. Dựa trên quy chế hướng dẫn “Bình tuyển, công nhận, quản lý và sử dụng cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm” (Ban hành kèm theo Quyết định số 67/QĐ-BNN, ngày 24 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và để mở rộng diện tích trồng cam với những cây giống cam tốt có năng suất cao, chất lượng tốt thì việc “Nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” là rất cần thiết.
    2. Mục tiêu của đề tài
    - Đánh giá điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới quá trình sản xuất cam tại
    vùng Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang;
    - Nghiên cứu bình tuyển, chọn lọc cây cam ưu tú làm vật liệu khởi đầu cho công tác nhân giống cam tại Hàm Yên – Tuyên Quang.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Thông qua quá trình điều tra, tuyển chọn loại trừ được các cây bị nhiễm sâu bệnh, năng suất, phẩm chất kém từ đó đánh giá được các cây cam ưu tú có triển vọng có đặc tính gen di truyền quý của địa phương, là cơ sở để bảo tồn tính đa dạng Sinh học và sử dụng có hiệu quả các nguồn gen quý đó nhằm phục vụ cho công tác chọn tạo giống tại địa phương.
    Kết quả nghiên cứu, tuyển chọn được các cây ưu tú là cơ sở để nhân giống phục vụ cho sản xuất, đảm bảo cho việc mở rộng vùng cam chất lượng cao (cam chu kỳ 2), có tính đặc thù riêng của vùng góp phần Phát triển kinh tế Nông nghiệp nông thôn của huyện Hàm Yên được bền vững đặc biệt là nghề trồng cam nói riêng và nghề trồng cây ăn quả nói chung.


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU: 01
    1. Tính cấp thiết của để tài: 01
    2. Mục tiêu của đề tài: 02
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 03
    Chươ ng 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI: . 04
    1.1. Cơ sở khoa học của đề tài: . 04
    1.2. Nguồn gốc của cây cam: 04
    1.3. Giới thiệu một số giống cam đang trồng phổ biến ở Việt Nam .08
    1.4. Một số yêu cầu về sinh thái và dinh dưỡng của cây cam: 11
    1.5. Tình hình sản xuất cam trên thế giới và trong nước: 15
    1.6. Giới thiệu các vùng trồng cam trong nước: .21
    1.7. Nghiên cứu về cây cam: 27
    1.7.1. Đặc điểm thực vật học của cây cam: 27
    1.7.2. Nghiên cứu về chọn tạo giống và phương pháp nhân giống .31
    1.7.3. Nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng và công dụng của quả cam.35
    Chươ ng 2
    VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 37
    2.1. Vật liệu nghiên cứu: . 37
    2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. . 37
    Chươ ng 3
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN: 42
    3.1. Điều kiện tự nhiên và tính chất đất trồng cam của huyện Hàm Yên . 42
    3.1.1. Vị trí địa lí .42
    3.1.2. Địa hình, địa mạo .42
    3.1.3. Điều kiện khí hậu 43
    3.1.4. Tính chất đất trồng cam của huyện Hàm Yên 44
    3.2. Tình hình sản xuất cam của huyện Hàm Yên 52
    3.2.1. Diện tích sản xuất cam của toàn huyện năm 2005, 2006, 2007 .52
    3.2.2. Diện tích cam chia theo độ tuổi năm 2007 .54
    3.3. Kết quả nghiên cứu tuyển chọn cây cam ưu tú 56
    3.3.1. Kết quả điều tra tuyển chọn cây cam ưu tú 56
    3.3.1.1. Nguồn gốc, vị trí, đất đai của cây cam được tuyển chọn: . 57
    3.3.1.2. Đặc điểm hình thái của các cây cam được tuyển chọn: . 58
    3.3.1.3. Số quả và năng suất quả ở các cây được tuyển chọn: 60
    3.3.1.4. Đặc điểm về kích thước, màu sắc và tỷ lệ ăn được của quả: 62
    3.3.1.5. Đặc điểm quả của các cây cam tuyển chọn: .63
    3.3.1.6. Một số chỉ tiêu lý tính quả của các cây cam được tuyển chọn 65
    3.3.1.7. Một số chỉ tiêu sinh hoá quả của các cây tuyển chọn 67
    3.3.1.8. Tình hình sâu, bệnh hại đối với các cây ưu tú được tuyển chọn 69
    3.3.2. Tổng hợp kết quả tuyển chọn cây cam ưu tú 71
    Chươ ng 4:
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ: 75
    Kết luận: 75
    Đề nghị: 76
    TÀI LIỆU THAM KHẢO: . 77


    STT DANH MỤC BẢNG, BIỂU
    Tên bảng

    Trang
    1.1 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng trên thế giới năm 2007 15
    1.2 Tình hình sản xuất cam ở một số nước vùng châu Á năm 2007 17
    1.3 Tình hình sản xuất cam quýt giai đoạn 2001-2007 18
    1.4 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2007 20
    1.5 Tình hình sản xuất cam quýt ở các vùng năm 2007 20
    1.6 Thành phần dinh dưỡng có trong một quả có múi 35
    3.1 Đặc điểm khí hậu trong các tháng của huyện Hàm Yên
    (bình quân 2 năm 2007, 2008)
    Vị trí, đặc điểm và loại hình sử dụng đất khi lấy mẫu
    45
    3.3 Kết quả phân tích mẫu đất của 9 xã tuyển chọn cam ưu tú: 47
    Kết quả phân tích các nguyên tố vi lượng trong 3 mẫu đất
    trồng cam chu kỳ 1 và 3 mẫu đất trồng cam chu kì 2
    3.5 Diện tích cây cam của huyện Hàm Yên (3 năm 2005,2006,2007) 53
    3.6 Diện tích 9 xã vùng cam của huyện năm 2007 55
    3.7 Số lượng cây cam Hàm Yên bình tuyển qua các năm 56
    3.8 Nguồn gốc, vị trí, đất đai của các cây cam được tuyển chọn 57
    3.9 Đặc điểm hình thái tán cây cam được tuyển chọn 59
    3.10 Số quả, năng suất/cây được tuyển chọn qua các năm. 61
    3.11 Đặc điểm về kích thước, màu sắc và tỷ lệ ăn được của quả 62
    3.12 Đặc điểm quả của các cây được tuyển chọn 64
    3.13 Một số chỉ tiêu lý tính của quả/ các cây cam được tuyển chọn 66
    3.14 Một số chỉ tiêu sinh hoá quả của các cây ưu tú 67
    3.15 Tình hình sâu bệnh hại trên các cây được tuyển chọn 70
    3.16 Tuổi cây, địa chỉ, nguồn gốc nhân giống của 5 cây ưu tú nhất 71
    3.17 Tổng hợp các đặc điểm của 5 cây cam ưu tú nhất được tuyển chọn 72
    Tên Biểu
    2.1 Thang điểm đánh giá cây cam ưu tú .
    [charge=450]http://up.4share.vn/f/45747c7174747170/LV_09_NL_TT_NTH.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...