Báo Cáo Nghiên cứu tục ngữ về yêu trong tiếng anh và đối chiếu trong tiếng việt

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU TỤC NGỮ VỀ “YÊU” TRONG TIẾNG ANH VÀ ĐỐI CHIẾU TRONG TIẾNG VIỆT
    A STUDY OF PROVERBS ABOUT LOVE IN ENGLISH VS. VIETNAMESE








    TÓM TẮT
    Bài nghiên cứu nhằm khảo sát các đặc điểm ngôn ngữ của tục ngữ về “Yêu” trong tiếng Anh và tiếng Việt. Đặc biệt là cấu trúc ngữ pháp, nét nghĩa ẩn chứa bên trong mỗi câu tục ngữ. Kết quả của bài nghiên cứu sẽ giúp người học tiếng Anh có cái nhìn toàn diện về tục ngữ về “Yêu” trong tiếng Anh và tiếng Việt, nhận biết nét tương đồng và dị biệt giữa tục ngữ về “Yêu” trong tiếng Anh và tiếng Việt, từ đó có thể áp dụng vào giao tiếp hàng ngày để đạt hiệu quả giao tiếp.
    Từ khóa: tục ngữ về “yêu”, cấu trúc ngữ pháp, nét nghĩa, tương đồng, dị biệt
    ABSTRACT
    This study aimed to investigate the linguistic features of proverbs about “Love” in English vs. Vietnamese. Specifically, the study examined the syntactic features and semantics features in every proverb about “Love” in English and Vietnamese. The findings were expected to provide the Vietnamese learners of English with a better insight into proverbs about “Love” in English vs. Vietnamese and help them understand similarities and differences between English proverbs about “Love” and Vietnamese proverbs about “Love”. Therefore, learners can use these proverbs in daily communication in order to achieve communication effect.
    Key word: Proverbs of “Love”, syntax, semantics, similarity, difference




    1. Đặt vấn đề
    Ngày nay, do quá trình hội nhập toàn cầu và phát triển, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung trên toàn thế giới. Tuy nhiên, để đạt được giao tiếp hiệu quả, đòi hỏi các học viên Việt Nam và nước ngoài không chỉ thành thạo về ngôn ngữ Anh, mà còn phải biết làm thế nào để “lời nói ít nhưng nghĩa nhiều”. Vì vậy, tục ngữ được xem như sự lựa chọn tốt nhất để diễn đạt ý nghĩa một cách ngắn gọn, súc tích, sinh động và phong phú.
    Tục ngữ được cấu tạo dựa trên những kinh nghiệm hay hiện tượng được đúc kết qua nhiều thế hệ. Thông qua những câu tục ngữ, người học không chỉ hiểu được cú pháp và ngữ nghĩa của ngôn từ mà còn biết thêm về văn hóa và phong tục tập quán của quốc gia đó.
    Tục ngữ được xem là đơn vị ngôn ngữ văn hóa vì chúng rất gần gũi với đời sống con người. Trong thực tế, tục ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời nói và văn học. Tuy nhiên, do đặc điểm và các nét nghĩa khác nhau ở từng vùng, tục ngữ gây ra rào cản đối với người học tiếng Anh dẫn đến nhưng hạn chế trong việc biên dịch các tục ngữ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngược lại.





    Tôi hy vọng rằng nghiên cứu này sẽ cung cấp quan điểm tổng thể về tục ngữ nhằm giúp người học hiểu chính xác ý nghĩa cũng như cú pháp của các câu tục ngữ.




    2. Mục tiêu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    2.1 Tổng quan
    2.1.1 Các nghiên cứu trước đây
    Ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất nhiều bài nghiên cứu phân tích diễn ngôn của tục ngữ như “Proverbs and their lessons” - Richard Chenevix Trench (1807- 1886), “Proverbs of A Culture” - Lovill, Julie (1987), “An investigation into stylistic devices in English and Vietnamese Proverbs” (2008) - Hoàng Kim Anh, “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ” (2002) – Hoàng Văn Hạnh.
    Các bài nghiên cứu đã đi sâu phân tích nguồn gốc, đặc điểm chung về cấu trúc ngữ pháp, ý nghĩa của các câu tục ngữ, giúp người học có một kiến thức tổng quát về thành phần cấu tạo, ngữ nghĩa của tục ngữ, phân biệt được tục ngữ với các đơn vị câu khác và hiểu thêm vể các nền văn hóa thông qua tục ngữ, từ đó nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp tiếng Anh.
    2.1.2 Cơ sở lý luận
    Theo Chris Fox and Rosalind Combley (2009), “Love” – “Yêu” là trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và được nảy sinh từ sự hấp dẫn về giới. Theo Từ điển tiếng Việt (2010), “Yêu” có nghĩa là có tình cảm thắm thiết dành riêng cho một người khác giới nào đó, muốn chung sống và cùng nhau gắn bó cuộc đời.


    Mieder (1984:5) định nghĩa Tục ngữ là một câu ngắn gọn, súc tích dễ nhớ, phổ biến trong dân gian, chứa chân lý, đạo đức, quan điểm truyền thống dưới các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Trong tiếng Việt, Vũ Ngọc Phan (1978) định nghĩa Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, kinh nghiệm, luân lý, có khi là sự phê phán.


    Tục ngữ về “yêu” là những tục ngữ đáp ứng định nghĩa về tục ngữ và biểu thị nghĩa về tình yêu nam nữ.


    Phân biệt tục ngữ và thành ngữ:


    Đặc điểm Proverbs Idioms
    Cấu trúc Câu hoàn chỉnh Cụm từ / câu
    Nghĩa Khái quát hóa Tượng trưng
    Chức năng ngữ pháp Câu sử dụng độc lập Sử dụng như một cụm từ trong câu
    Nghĩa truyền đạt Kết luận, sự thật, kinh nghiệm Khái niệm đơn thuần
    2.2. Vấn đề nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
    2.2.1 Vấn đề nghiên cứu:


    - Phân tích ngữ nghĩa và cấu trúc ngữ pháp của các câu tục ngữ về Tình yêu nam nữ trong tiếng Anh và tiếng Việt.





    - So sánh các nét tương đồng và dị biệt giữa tục ngữ về Tình yêu nam nữ trong tiếng Anh và tiếng Việt.
    2.2.2 Phương pháp nghiên cứu:


    Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả định tính với các bước sau:
    - Xác định và thu thập dữ liệu có chứa tục ngữ về “Love” trong tiếng Anh và tiếng Việt.
    - Phân tích đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của tục ngữ về “yêu”
    - Tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt.
    2.3 Kết quả nghiên cứu
    2.3.1 Đặc điểm ngữ pháp của tục ngữ về “Yêu” trong tiếng Anh và tiếng Việt


    Khi nghiên cứu cấu trúc của tục ngữ như đơn vị cấu tạo nghĩa, ta thấy rằng nghĩa của tục ngữ được hình thành từ các từ, cụm từ tạo nên nó, chính vì thế cách thức sắp xếp từ, từ loại , cấu trúc câu đóng vai trò quan trọng, góp phần tạo nên ý nghĩa cho câu tục ngữ.
    Bảng2.1 Tóm tắt cấu trúc của tục ngữ về tình yêu trong tiếng Anh và tiếng Việt


    Chú thích: S: Chủ ngữ V: Động từ Sub: Liên từ phụ thuộc O: Tân ngữ
    C: Bổ ngữ A: Trạng ngữ C.m: Từ so sánh (là, như)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...