Tiểu Luận Nghiên cứu tư tưởng thơ Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn của Phân tâm học!

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU

    Trong những bài giảng của mình dành cho học viên cao học k19, GS. Evelyne Grossman đã trình bày một cách tóm lược các khuynh hướng chính của phê bình văn học Pháp đương đại. Trong các khuynh hướng đó, có thể thấy Phân tâm học là một khuynh hướng tiếp cận gây nhiều tranh cãi, nhưng là một hướng đi đầy hấp dẫn. Vì vậy, trên cơ sở những gợi mở của Evelyne Grossman, trong bài tiểu luận này, người viết lựa chọn đi sâu tìm hiểu những vấn đề lý thuyết xoay quanh phân tâm học và việc áp dụng phân tâm học vào nghiên cứu phê bình văn học. Trên cơ sở đó, người viết vận dụng phóng chiếu vào nghiên cứu hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn của Phân tâm học.
    PHẦN HAI: NỘI DUNG
    1. Tiền đề lý luận
    Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh: Psychoanalysis) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người. Phân tâm học chia bản năng con người ra làm ba phần: cái ấy (es), cái tôi (ich) và cái siêu tôi (überich). Trong đó nói rõ con nguời luôn bị chi phối bởi bản năng tính dục và mọi hoạt động của con người đều nhằm thỏa mãn hoặc ức chế nhu cầu đó. Lí thuyết phân tâm đã được nhiều người nghiên cứu tuy nhiên nó vẫn chưa thực sự được nhận thức đầy đủ. Cùng với nhiều công trình nghiên cứu về con người như thuyết tiến hóa và khoa học về nhận thức, đã đóng góp vào việc tìm hiểu sâu hơn về nhận thức về văn hóa và văn minh nhân loại.
    1. 1. Triết học phân tâm của Sigmund Freud
    Sigmund Freud vốn là một bác sĩ có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu về căn bệnh loạn thần kinh. Từ các quan sát tìm tòi nghiên cứu trong điều trị các bệnh nhân tâm thần, S. Freud đã cho xuất bản nhiều công trình nghiên cứu phối hợp cũng như độc lập, và đã đi tới kết luận khoa học quan trọng sau này trở thành học thuyết mang tên ông: thuyết phân tâm học hay còn gọi là chủ nghĩa Freud. Học thuyết này bản thân nó đã mang đến nhiều tranh luận mà ngay cả người sáng lập ra nó cũng ý thức được rất rõ. Nhưng mặc lòng, chủ nghĩa Freud vẫn ảnh hưởng sâu rộng đến tư tưởng châu Âu hiện đại, trong đó bao gồm cả lý luận về văn học nghệ thuật.
     
Đang tải...