Thạc Sĩ Nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Lan Chip, 23/9/11.

  1. Lan Chip

    Lan Chip New Member

    Bài viết:
    1,976
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.


    Văn hoá là cái còn lại sau khi mọi thứ đã qua đi. Đồng thời cũng là cái
    còn thiếu sau khi chúng ta đã đầy đủ tất cả. Có thể nói, văn hoá là tài sản vĩnh
    hằng cao quý nhất cho mọi thời đại. Trong bản sắc văn hoá quý giá ấy thì văn
    hoá tâm linh thể hiện ở các di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng là nét văn
    hoá đặc sắc nhất.

    lịch sử 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã chứa đựng
    từ trong mình rất nhiều những di tích lịch sử, văn hoá và danh thắng có giá trị,
    đó là những tài sản vô giá của dân tộc. Khẳng định những giá trị văn hoá vĩnh
    hằng, phản ánh đầy đủ lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hoá Việt Nam.
    Xứ Đông nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, là một trong các tỉnh ở
    đồng bằng Bắc Bộ. Do vị trí địa lý, chiến lược thuận lợi, gắn liền với những
    lịch sử truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Nơi đây vẫn
    còn lưu giữ những giá trị văn hoá tinh thần truyền thống, những công trình di
    tích lịch sử văn hoá và danh thắng đã được cả dân tộc giữ gìn và bảo vệ: Di
    tích lịch sử Kiếp Bạc – Côn Sơn, đền An Phụ, đền thờ Yết Kiêu, Chử Đồng
    Tử – Tiên Dung, chùa Thanh Mai, đền Chu Văn An, đền Sinh, đền Hoá . Do
    được sự quan tâm của Nhà nước cùng với những ý nguyện tâm linh của toàn
    dân nên những giá trị văn hoá đó vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay.
    Huyện Chí Linh nằm trong vùng văn hoá xứ Đông, nơi gắn liền với
    nhiều anh hùng lịch sử dân tộc cùng với một bề dầy văn hoá, đã tạo nên một
    vùng đất Địa linh nhân kiệt, vùng đất của truyền thuyết, vùng đất của tâm
    linh. Trong tổng thể các di tích lịch sử thì đền Sinh, đền Hoá ở xã Lê Lợi
    được coi là lâu đời nhất ở vùng đất này gắn với Truyền thuyết Phi Bồng
    Nguyên soái. Cùng với thời gian, Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái vẫn
    được truyền tụng và ngợi ca từ đời này sang đời khác, trải rộng ra nhiều địa
    phương, vùng miền trong cả nước.
    Nghiên cứu Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái là một vấn đề hết sức
    quan trọng và cần thiết trong hành trình tìm về lịch sử và văn học, giúp chúng
    ta hiểu biết truyền thống, văn hoá của dân tộc, thêm tự hào về đất nước con
    người Việt Nam, nhất là những con người đã làm rạng danh cho Tổ quốc. Từ
    chuyên ngành văn học dân gian, nghiên cứu truyền thuyết với việc tìm hiểu lễ
    hội tưởng niệm Phi Bồng Nguyên soái đem lại sự hiểu biết sâu sắc về đặc
    trưng thể loại. Ngoài ra việc nghiên cứu này còn hỗ trợ thiết thực cho công tác
    giảng dạy văn học dân gian ở nhà trường đối với các giáo viên bộ môn Văn.
    2. Đi sâu tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ta sẽ thấy
    được những đặc điểm chung và những nét riêng trong những câu chuyện kể,
    cách tưởng niệm, thờ cúng, quan niệm riêng trong tâm linh của người dân địa
    phương. Bên cạnh đó là sự khúc xạ của các bản kể và nghi thức tưởng niệm
    xuyên qua những trầm tích văn hoá của thời gian và không gian lịch sử tạo
    nên sức hấp dẫn của danh thắng nơi đây.
    Nghiên cứu, mô tả truyền thuyết và lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi
    – Chí Linh – hải dương giúp cho việc nghiên cứu truyền thuyết dân gian như
    là một sản phẩm của Folklore và sự khúc xạ của yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo
    vào văn hoá tâm linh, vào kho tàng truyền thuyết dân gian Việt Nam. Phi
    Bồng Nguyên soái ngoài yếu tố Nhiên thần còn có sự chuyển dịch sang yếu
    tố Nhân thần. Ngài còn là vị thần đã trợ giúp vua Lý Nam Đế chống lại ách đô
    hộ của nhà Lương, trợ giúp vua Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm
    lược, trợ giúp Trần Hưng Đạo đánh bại giặc Nguyên Mông xâm lược lần 2 và
    3. Những dấu tích còn lại, những lễ hội ngàn năm, những câu chuyện còn lưu
    truyền trong dân gian mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân Hải Dương.
    3. Là người con đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Chí Linh giàu
    truyền thống, tôi thấy mình phải góp một phần công sức cùng mọi người khơi
    thông thế giới tâm linh mà nhân dân gửi gắm trong truyền thuyết, thấy được
    những giá trị còn đọng lại trong những câu chuyện kể, trong những lễ hội
    thiêng liêng của những thế hệ một lòng ghi ơn, tưởng nhớ đến cha ông đã có
    công dựng nước và giữ nước. Công trình này cũng chính là một nén hương
    thành kính tưởng nhớ đến cha ông, là cây cầu nối giữa lịch sử đầy oai hùng
    với hiện tại, góp phần làm cho mảnh đất Chí Linh mãi là niềm tự hào của
    người viết nói riêng và của người dân hải dương nói chung.


    Đóng góp mới của luận văn.

    Luận văn là quá trình tổng hợp về những thành tựu nghiên cứu hệ
    thống Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái, những dấu ấn của tín ngưỡng dân
    gian, tôn giáo phản ánh trong truyền thuyết.
    Luận văn là công trình khoa học đầu tiên đi sâu nghiên cứu, khảo sát,
    mô tả một cách hệ thống, chi tiết Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái gắn với
    lễ hội đền Sinh, đền Hoá.
    Cùng với các chuyên ngành khác, luận văn đóng góp một phần nhỏ vào
    công cuộc bảo lưu và phát triển vốn văn học dân gian cổ truyền của dân tộc.
    VII. Cấu trúc của luận văn.
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Nội dung chính của luận văn
    gồm 3 chương:

    Chương I : Những vấn đề chung.
    Chương II : Truyền thuyết Phi Bồng Nguyên soái ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương.
    Chương III : Lễ hội đền Sinh, đền Hoá ở Lê Lợi – Chí Linh – Hải Dương.

    [charge=450]http://up.4share.vn/f/6a5b535e58525c5d/LV_08_SP_VH_BVH.pdf.file[/charge]
     
Đang tải...