Báo Cáo Nghiên cứu truyện cổ Mạ -K'ho bằng phương pháp so sánh ngoại hình

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    0.1. LÝ DO, MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược quan trọng của Việt Nam, nơi cư trú của 12 tộc người thiểu số bản địa [100, 8-9], nay đang có mặt hầu hết các thành phần dân tộc Việt Nam. Tây Nguyên đã và đang được giới khoa học quan tâm nghiên cứu về nhiều phương diện, trong đó có văn hoá, văn học dân gian. Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, việc trình bày đủ diện mạo văn học dân gian dù là khái quát cũng rất khó khăn. Trong tổng thể văn hoá Tây Nguyên, truyện cổ Mạ và K’Ho tuy bước đầu đã có người sưu tầm nhưng cơ bản chưa có ai nghiên cứu.

    Nghiên cứu truyện cổ Mạ-KtHo nhằm góp phần vào nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, vào chương trình và nội dung đào tạo của nhà trường, cụ thể là hoàn thiện các chuyên đề về văn học dân gian Tây Nguyên; khai thác thế mạnh được “đứng chân” trên mảnh đất này để ít nhiều có thể phục vụ một số nhiệm vụ của địa phương; nguồn tư liệu thu được không chỉ có giá trị cho Nghiên cứu truyện cổ Mạ-KtHo mà còn có thể xuất bản khi có điều kiện nhằm bảo tồn và phát huy vốn văn hoá dân gian dân tộc thiểu số.

    Với đề tài này tác giả trình bày đặc điểm các thể loại truyện cổ Mạ-K’Ho và bước đầu so sánh về loại hình trong bối cảnh truyện cổ Tây Nguyên, Việt Nam (chủ yếu với truyện cổ người Việt) và Đông Nam Á.

    0.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI

    Nghiên cứu văn học dân gian một tộc người đương nhiên phải nghiên cứu tộc người ấy ở nhiều phương diện nhưng với tính chất một đề tài nghiên cứu văn học, đối tượng nghiên cứu cụ thể và chủ yếu ở đây là truyện cổ Mạ và K’Ho.

    Người Mạ và người K'Ho là hai tộc người thiểu số bản địa có mặt từ xa xưa tại

    Nam Tây Nguyên, cơ bản tập trung cư trú ở Lâm Đồng; về dân số người K'Ho xếp thứ

    hai, người Mạ xếp thứ ba sau người Việt (Kinh). Cho đến nay, cả người Mạ và người

    K'Ho vẫn đang được khẳng định là hai dân tộc trong danh mục 54 dân tộc Việt Nam,

    nhưng hai tộc người này có nhiều điểm thống nhất đến mức “có thể xem như cùng một

    tộc người”[99, 09]. Do đặc điểm chung là nổi bật nên đề tài này nghiên cứu gộp chung

    cả truyện cổ Mạ và K'Ho, viết tắt là truyện cổ Mạ-K'Ho.Nhiều thuật ngữ, nhân danh,

    địa danh, kể cả tộc danh trong các công trình khoa học đã xuất bản cũng không thống

    nhất, tác giả giữ nguyên những cách viết khác nhau ấy khi đề cập hoặc trích dẫn công

    trình của các tác giả khác.

    Nghiên cứu văn học dân gian nói chung, nghiên cứu truyện cổ Mạ-K'Ho nói

    riêng, tất yếu phải sưu tầm tư liệu. Sau 15 năm điền dã, được sự cộng tác của nhiều sinh

    viên ngữ văn (Đại học Đà Lạt), sự giúp đỡ hào hiệp và hiệu quả của các già làng và

    thông dịch viên, tác giả hiện có 384 truyện cổ Mạ-K'Ho, với 10 tập tư liệu bao gồm

    2000 trang chép tay cỡ A.4. Trong 384 “văn bản” ấy, truyện cổ Mạ có 237 và truyện cổ K’Ho có 147 truyện và dị bản. Đề tài này chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi nguồn tư liệu mới sưu tầm này.

    0.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Ở mức độ khác nhau, trong cả quá trình sưu tầm và nghiên cứu, có kết hợp sử dụng các phương pháp: mô tả, thống kê, phân tích-tổng hợp, loại hình, so sánh, liên ngành Với đề tài này, phương pháp chủ yếu là nghiên cứu loại hình và so sánh loại hình. Tư duy loại hình là phổ biến trong đời sống, trong văn chương và trong nghiên cứu khoa học. Mỗi loại hình (ví dụ: tự sự dân gian/truyện dân gian) được phân thành các tiểu loại hình, lẽ ra gọi là loại thể nhưng giới nghiên cứu đã quen gọi là thể loại (huyền thoại, cổ tích ). Phân loại, nghiên cứu theo thể loại, chỉ ra đặc điểm thể loại, kiểu (type) truyện chính là đã sử dụng phương pháp loại hình.

    So sánh cũng là thao tác quen thuộc trong đời sống, thủ pháp quan trọng trong sáng tác, một phương pháp nghiên cứu khoa học quen thuộc. Có thể so sánh ở nhiều cấp độ mà một trong những cấp độ loại hình là thể loại. Kết hợp một cách có ý thức, chúng ta có một tập hợp vừa mang ý nghĩa là một trong những cấp độ so sánh, vừa là một phương pháp kép: so sánh loại hình.

    Với đề tài cụ thể này, trước hết phải phân loại, nghiên cứu đặc điểm từng thể loại, sau đó mới có thể tiến hành so sánh thể loại. Thao tác là phân loại, so sánh từng thể loại nhưng phương pháp là loại hình và so sánh loại hình.

    0.4. LỊCH SỬ ĐỀ TÀI

    Trước 1975, ở miền Bắc Việt Nam, trong điều kiện chiến tranh, một số tuyển tập truyện cổ, dân ca và sử thi Tây Nguyên đã được xuất bản. Tuy nhiên, trong cố gắng bước đầu đáng ghi nhận ấy, dù đã có quan tâm đến văn học dân gian Tây Nguyên, nhưng hầu như chưa có tư liệu về truyện cổ Mạ-K’Ho. Ở miền Nam Việt Nam, có một số công trình sưu tầm, khảo cứu như Việt Nam văn học toàn thư của Hoàng Trọng Miên[47], Xứ người Mạ lãnh thổ của thần linh của Boulbet [4.b], Miền Thượng Cao Nguyên của Cửu Long Giang - Toan Aùnh [28]

    Sau 1975, nước Việt Nam độc lập và thống nhất đã tạo điều kiện mới cho sự

    nghiệp sưu tầm, nghiên cứu Tây Nguyên trên nhiều phương diện khác nhau và đã thu

    được những kết quả khả quan.Về phương diện nghiên cứu văn học, từ hàng chục năm

    nay, truyện cổ Tây Nguyên ít nhiều cũng đã được giới thiệu trong giáo trình ngữ văn

    của các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam song các giáo trình này chủ yếu vẫn

    dành để trình bày văn học dân gian của người Việt (Kinh). Việt Nam có 54 dân tộc, mỗi

    dân tộc có một kho tàng truyện cổ phong phú của riêng mình, các giáo trình văn học

    dân gian không thể trình bày dù ở dạng khái quát nhất kho tàng truyện cổ của tất cả các

    dân tộc thiểu số. Việc đó phải dành riêng cho các chuyên khảo về từng thể loại hay

    từng dân tộc. Chúng ta cần khẳng định đóng góp của một số công trình nghiên cứu tiêu

    biểu: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam x trước cách mạng tháng Tám của Phan
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...