Luận Văn Nghiên cứu trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh trên quan điểm phát triển du lịch bền vững

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh đã được xác định là một trong
    5 trung tâm du lịch lớn của cả nước, có vị trí địa lý thuận lợi, có nguồn tài
    nguyên đa dạng và phong phú, có hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ
    thuật du lịch tương đối phát triển. Ngành du lịch đã được xác định là một
    ngành kinh tế mũi nhọn Đó là những điều kiện thuận lợi để du lịch phát
    triển tương xứng với vị trí và tiềm năng ở mỗi địa phương.
    Trong những năm qua, ngành Du lịch ở Trung tâm Hải Phòng - Quảng
    Ninh phát triển nhanh và đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội. Số
    lượng khách du lịch, chất lượng các dịch vụ du lịch ngày càng tăng; thu nhập
    xã hội từ du lịch và đóng góp của Ngành trong nền kinh tế có mức tăng
    trưởng khá; du lịch phát triển đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho xã hội,
    đem lại lợi ích cho cộng đồng địa phương; góp phần vào việc tôn tạo và bảo
    tồn các nguồn tài nguyên .
    Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch ở Hải Phòng và Quảng Ninh,
    ngoài những lợi ích kể trên còn nảy sinh những mặt tiêu cực và còn tồn tại
    nhiều vấn đề bức xúc. Đó là việc quản lý và khai thác tài nguyên còn nhiều
    bất cập và chồng chéo giữa các ngành, các cấp; các nguồn tài nguyên du lịch
    bị khai thác quá tải ở nhiều nơi; môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội bị
    xuống cấp . Những hạn chế và tồn tại trên đã làm giảm sức hấp dẫn khách
    du lịch, giảm khả năng thu hút khách quốc tế, một nguồn lực để thu ngoại tệ
    quan trọng, và từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch.
    Đứng trước thực trạng như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu Trung
    tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh trên quan điểm phát triển du lịch bền
    vững” là rất cần thiết, nhằm đánh giá toàn diện các nguồn lực phát triển và
    khả năng khai thác, cũng như đánh giá thực trạng phát triển du lịch trên quan
    điểm phát triển bền vững. Từ đó tìm ra những hạn chế, khó khăn vướng mắc
    cần tháo gỡ; những mâu thuẫn cần giải quyết . trong các hoạt động du lịch;
    và đưa ra những định hướng, giải pháp, những đề xuất nhằm tạo ra một môi
    trường thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững và đạt hiệu quả cao.
    2
    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng lý luận và
    thực tiễn về tổ chức lãnh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững, đề tài
    đánh giá toàn diện các nguồn lực chính phát triển du lịch, đánh giá thực trạng
    phát triển du lịch trên quan điểm phát triển bền vững, từ đó đề xuất các định
    hướng và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Trung tâm du lịch Hải
    Phòng - Quảng Ninh nhằm khai thác có hiệu quả các thế mạnh về tiềm năng
    du lịch, đảm bảo sự đóng góp của ngành Du lịch vào sự phát triển KT-XH và
    khai thác sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường.
    2.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống lãnh thổ du lịch và phát
    triển du lịch bền vững.
    - Nghiên cứu thực trạng tài nguyên, môi trường và khả năng khai thác phục
    vụ du lịch. Đánh giá hiện trạng và khả năng phục vụ phát triển du lịch của
    hệ thống kết cấu hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
    - Đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở Hải Phòng và Quảng Ninh trên
    quan điểm phát triển bền vững; bao gồm: Thị trường; thu nhập; đóng góp
    của Ngành trong nền kinh tế; cơ sở vật chất kỹ thuật; lao động .
    - Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch và đúc kết được
    các vấn đề then chốt cần giải quyết để làm cơ sở xây dựng những định
    hướng và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch bền vững trên địa bàn.
    3. các Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    - Phương pháp thu thập tài liệu
    - Phương pháp phân tích tổng hợp
    - Phương pháp toán thống kê
    - Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa
    - Phương pháp dự báo
    - Phương pháp bản đồ
    4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    4.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn liên
    quan đến hệ thống lãnh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững trong mối
    liên hệ với Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh; các nguồn lực phát
    triển du lịch (tài nguyên môi trường, sơ sở hạ tầng .); các chỉ tiêu phát triển
    du lịch; các tuyến điểm, các lãnh thổ ưu tiên phát triển du lịch .
    3
    4.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về mặt không gian: Toàn bộ lãnh thổ TP.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh
    (Trung tâm du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh đã được xác định trong Quy
    hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010).
    - Về mặt thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong 15 năm (từ 1992 - 2007)
    và định hướng cho tương lai khoảng 12 năm (từ 2008- 2020).
    - Về mặt nội dung: Nghiên cứu hiện trạng phát triển ngành du lịch; các
    nguồn lực chính phát triển du lịch và khả năng khai thác. Đề xuất những
    định hướng, những giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững.
    5. Lịch sử nghiên cứu
    - Trên thế giới: Các vấn đề về phát triển bền vững và phát triển du lịch bền
    vững đã được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn từ lâu. Đặc biệt đối với
    những nước có ngành du lịch phát triển và đã trở thành ngành kinh tế mũi
    nhọn (Mỹ, Pháp, úc, Malaysia, Nepal ) thì việc nghiên cứu về phát triển du
    lịch bền vững đã được tiến hành từ những năm của thập kỷ 70 (thế kỷ 20).
    - Trong nước: ở nước ta các vấn đề về phát triển bền vững và phát triển du
    lịch bền vững còn tương đối mới mẻ. Các nghiên cứu về phát triển du lịch
    bền vững còn ít được đề cập đến. Tuy nhiên, thông qua các bài học kinh
    nghiệm và thực tiễn về phát triển du lịch bền vững ở nhiều quốc gia, thì nhận
    thức về một phương thức phát triển du lịch mới: phát triển du lịch có trách
    nhiệm với môi trường, có tác dụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng
    đồng đã xuất hiện dưới nhiều hình thức như “du lịch sinh thái”, “du lịch
    thiên nhiên”, “du lịch xanh”, “du lịch hướng về cội nguồn”.
    Năm 2000, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch bắt đầu nghiên cứu về
    phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam. Một số tổ chức quốc tế đang hoạt
    động tại Việt Nam cũng đã đề cập đến các vấn đề về phát triển bền vững, các
    vấn đề về bảo tồn, phát triển cộng đồng, phát triển bền vững . ở những vùng
    sâu vùng xa. Việc nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững ở những địa bàn
    cụ thể còn hạn chế và chỉ mới bắt đầu ở một số nơi. Đối với Trung tâm du
    lịch Hải Phòng - Quảng Ninh, đến nay mới có một số nghiên cứu về phát
    triển lãnh thổ du lịch, phát triển thị trường du lịch ở phạm vi hẹp (Tổ chức
    lãnh thổ du lịch TP.Hải Phòng năm 1997 của Nguyễn Thanh Sơn ), chưa có
    nghiên cứu tổng thể nào về phát triển du lịch bền vững ở đây. Do vậy, đây là
    đề tài mới nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững trên địa bàn Trung tâm
    du lịch Hải Phòng - Quảng Ninh.
    4
    6. Những đóng góp cơ bản của đề tài
    - Tổng quan có chọn lọc một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về hệ
    thống lãnh thổ du lịch và phát triển du lịch bền vững trong mối liên hệ
    với địa bàn nghiên cứu (Trung tâm du lịch Hải Phòng-Quảng Ninh).
    - Đánh giá toàn diện các nguồn lực chính phát triển du lịch (tài nguyên du
    lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch .) và khả năng
    khai thác thuộc địa bàn Hải Phòng và Quảng Ninh.
    - Đánh giá các hoạt động du lịch trên quan điểm phát triển bền vững trong
    thời gian 15 năm (thuộc địa bàn Hải Phòng và Quảng Ninh).
    - Phát hiện những mặt tốt; những vấn đề còn bất cập, chồng chéo trong
    việc khai thác tài nguyên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng; và
    trong công tác tổ chức, quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn.
    - Đề xuất những định hướng cơ bản và những giải pháp cụ thể nhằm phát
    triển du lịch bền vững ở Hải Phòng và Quảng Ninh (2008-2020).
    7. bố cục của đề tài
    phần mở đầu
    phần nội dung
    Chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức l∙nh thổ du
    lịch và phát triển du lịch bền vững
    chương 2: tài nguyên du lịch và thực trạng phát triển du
    lịch ở trung tâm du lịch hải phòng - quảng ninh trên quan
    điểm phát triển bền vững
    chương 3: định hướng và giải pháp phát triển du lịch bền
    vững ở trung tâm du lịch hải phòng - quảng ninh
    kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...