Thạc Sĩ Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng

    Tóm tắt những kết quả mới của luận án
    Đề tài đã nghiên cứu liên hoàn các nội dung: (1) mật độ trồng sắn thu lá làm thức ăn chăn nuôi, (2) các mức phân đạm bón cho sắn trồng thu lá, (3) các cách thức chế biến bột lá sắn, (4) xác định năng lượng trao đổi của bột lá sắn cho gà thịt, (5) tỷ lệ bột lá sắn hợp lý trong thức ăn hỗn hợp của gà thịt, (6) tỷ lệ bột lá sắn hợp lý trong thức ăn của gà đẻ trứng. Các thí nghiệm (1), (2), (4) hầu như chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Đề tài đã có các kết luận sau:
    1. Sắn trồng thu lá với mật độ 0,8 m x 0,4 m (tương ứng với 31.250 cây/ha) là hợp lý. Sản lượng lá sắn tươi, vật chất khô, protein tính bằng tấn/ha/2 năm của mật độ trồng này cao hơn các mật độ trồng khác và tương ứng là:31,594; 8,239; 1,840.
    2. Bón phân đạm với mức 40 – 60 kg N/ha/lứa cắt là hợp lý. Mức bón 60 kg N/ha/lứa cắt có sản lượng lá sắn tươi, vật chất khô, protein đạt cao nhất, lần lượt là: 32,969 tấn; 8,503 tấn; 1,959 tấn/ha/2 năm; nhưng các sản lượng này không có sự sai khác thống kê với mức bón 40 kg N/ha/lứa cắt. Nếu căn cứ vào chi phí/1kg bột lá sắn thì nên bón đạm cho sắn trồng lấy lá ở mức 40 kg N/ha/lứa cắt là phù hợp.
    3. Trong 8 cách thức chế biến bột lá sắn thì cách thức băm nhỏ lá, phơi khô là phù hợp. Phương pháp này có thời gian phơi khô ngắn, không sử dụng nguyên liệu nhiệt (than, điện, củi ), bảo toàn tốt các chất dinh dưỡng trong lá sắn và đã giảm được từ 65,67 % - 76,72 % độc tố HCN so với lá sắn tươi.
    4. Thí nghiệm theo phương pháp xác định năng lượng trao đổi có sự hiệu chỉnh nitơ tích lũy trong cơ thể gà khi thu nhận 1000 gam vật chất khô thức ăn thì bột lá sắn có năng lượng trao đổi là 1868 kcal đối với gà thịt.
    5. Tỷ lệ 2 % bột lá sắn trong thức ăn hỗn hợp của gà thịt Lương Phượng ở giai đoạn gà từ 14 – 42 ngày tuổi và 4 % ở giai đoạn 43 - 70 ngày tuổi là hợp lý. Gà được ăn thức ăn hỗn hợp có chứa các tỷ lệ bột lá sắn này đã tăng khối lượng cao hơn và chi phí thức ăn thấp hơn so với các mức khác.
    6. Tỷ lệ 4 % - 8 % bột lá sắn trong thức ăn hỗn hợp của gà đẻ trứng là hợp lý. Với tỷ lệ 8 % bột lá sắn gà vẫn có năng suất trứng/mái bình quân cao hơn và chi phí thức ăn/10 trứng giống và 1 gà con loại I thấp hơn so với đối chứng (thức ăn không có bột lá sắn).
    CÁC ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
    1. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
    Các nông hộ, công ty sản xuất thức ăn có thể trồng sắn thu lá để sản xuất bột lá sắn với mật độ 0,8 m x 0,4 m; mức bón đạm là 40 kg N/ha/lứa cắt và sử dụng phương pháp băm nhỏ lá, phơi khô để chế biến bột lá sắn.
    Các công ty sản xuất thức ăn cho gà thịt và gà đẻ bố mẹ có thể phối hợp bột lá sắn vào thức ăn hỗn hợp của gà thịt ở giai đoạn 14 - 42 ngày tuổi với tỷ lệ 2 % và giai đoạn 43 - 70 ngày tuổi là 4 % còn đối với gà đẻ bố mẹ là 8 %.
    2. Vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu
    Cần nghiên cứu sử dụng các tỷ lệ bột lá sắn trên trong thức ăn hỗn hợp cho các loại gà và gia cầm khác.
    THE NEW SCIENTIFIC FINDINGS
    The study has achieved the following results: (1) Has verified the density of cassava cultivation for leaves production in animal feed, (2) Has verified the optimal level of nitrogen fertilizer for cassava leaves production, (3) the methods to process cassava leaves meal, (4) determined the metabolic energy of cassava leaves meal for broiler, (5) the inclusion levels of cassava leaves meal in the diets for broiler chicken (6) the inclusion levels of cassava leaves meal in of the diets for laying hens. Experiments (1), (2), (4) haven’t been studied in Vietnam yet. The new findings are following:
    1. Cultivation of leaves production cassava with plant to plant density of 0.8 m x 0.4 m (equivalence to 31.250 plants/ha) was the most appropriated. Yield of fresh cassava leaves, dry matter and protein measured in tons/ha/ 2 years of this planting density was higher than that of the other planting densities, which were 31.594; 8.239; 1.840, respectively
    2. Nitrogen fertilization at 40-60 kgs N/ha/cutting batch was suitable for leaves production. Level of fertilizer at 60 kgs N /ha/cutting batch had the highest yield of fresh cassava leaves, dry matter, protein, which were: 32.969 tons 8.503 tons 1.959 tons/ha/ 2 years, respectively, however, these yields were not significant difference compare to that at the level of 40 kgs N /ha/cutting batch. If the cost of 1 kg cassava leaves meal produced was taken into account, urea fertilizer application for cassava should be applied at 40 kgs N /ha/cutting batch.
    3. Amongst 8 cassava leaves meal processing methods, the method of chopping leaves and dried in the sun showed the best result in term of nutritional retention and noxious element elimination. This method has shortened drying time, did not required fuel materials and/or power (such as coal, electricity, wood .), nutrients were good preserved in cassava leaves and the toxic HCN was reduced from 65.67% - 76.72% compare to that in fresh cassava leaves.
    4. Metabolic energy evaluation Experiment with correction for nitrogen accumulated in the broiler chickens body after receiving 1000 grs dry matter of cassava leaves meal had revealed metabolic energy of CLM of 1868 kcal.
    5. The inclusion level of 2% cassava leaves meal in the diet for Luong Phuong broiler during period of 14-42 days of age and 4% in the period of 43 -70 days of age have been verified as the best inclusion levels for bird performance. Chickens fed diet with these levels of inclusion of CLM had higher live body weight and had lower feed conversion ratio than those fed with other CLM inclusion levels.
    6. The CLM inclusion levels of 4% - 8% in the diet for laying hens showed the best result in term of bird performance. When included 8% cassava leaves meal in the diet, the average egg yield/average henhouse was higher and the feed conversion ratio/10 hatching eggs and per each first grade day old chick were lower than that of the control (Fed without inclusion of cassava leaves meal in the diet).

    PRACTICAL APPLICATIONS AND ISSUES NEED FURTHER STUDY
    1. Applicability in practice
    The farmers, feed company can collect leaves of cassava to produce cassava leaves meal at a density of 0.8 mx 0.4 m and the nitrogen apply is 40 kg N/ha/cutting batch and use the the method of small chopping leaves, dried to processing cassava leaves meal.
    Feed companies can producing feed for broiler and layer parents can mixing cassava leaf meal in complete feed of broiler during 14 -42 days of age at a rate of 2% and during 43 -70 day of age of 4%; for layer parents at a rate of 8%.
    2. Open issues need further study
    Research is needed to use the rate of cassava leaf meal in complete feed on the chicken and other poultry.Ðề Nghiên cứu trồng sắn thu lá và sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt và gà đẻ bố mẹ Lương Phượng
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời càm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các ỉừ viết ỉẳt vii
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục các hình X
    MỞ ĐÀU I
    1. Đặt vẩn để 1
    2. Mục đích của đề tài 1
    3. Ý nghĩa của để tài 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học 2
    3.2. Ý nghĩa Ihực tiễn 2
    4. Điểm mái của đề tài 2
    Chuang 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Đặc điểm sinh học cùa cây sắn 3
    1.1.1. Phân loại, nguồn gốc và đặc điểm thực vậỉ học của cây sẳn 3
    1.1.2. Các giai đoạn sinh trướng và phát triển 4
    1.1.3. Các yếu tố ành hướng tới sinh trướng của cây sắn 6
    1.2. Thành phẩn hóa học và giá trị dinh dưỡng của cù và lá sẳn 8
    1.2.1. Thành phẩn hóa học và giá tiỊ dinh dưỡng của củ sắn 8
    1.2.2. Thành phẩn hoá học và giá trị dinh dưỡng của lá sắn 10
    1.2.3. Sắc chấỉ trong thực vật và tác dụng của nó trong chăn nuôi 12
    1.2.4. Độc tố HCN trong sản phẩm sẳn 15
    1.3. Ảnh hường của một số cách ỉhửc chế biến đền thành phẩn hóa học của
    củ và lá sắn 18
    1.3.1. Một số cách ỉhửc chể biến củ sẳn 18
    1.3.2. Một số cách ỉhửc chể biến lá sắn 20
    1.3.3. Ảnh hướng cùa các cách thửc chế biến đền thành phẩn hóa học
    của củ sắn 21
    1.3.4. Ảnh hường của các cách thửc chế biến đến thành phẩn hóa học
    của lá sẳn 21
    1.4. Ảnh hưãng của một số kỹ thuật canh tác tới sản lưạng và chất lưạng
    của cù và lá sẳn 23
    1.4.1. Mật độ trổng sắn 23
    1.4.2. Vai trò và lượng phân bón cho sẳn 26
    1.5. Sử dụng cù và lá sắn trong chăn nuôi 30
    1.5.1. Sử dụng củ sẳn 30
    1.5.2. Sử dụng bột lá sắn 32
    1.6. Nhận xét chung phẩn tồng quan tài liệu 35
    Chuang 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu 36
    2.1. Đối tưạng, đìa điềm, thời gian nghiên cứu 36
    2.2. Nội dung nghiên cửu 36
    2.3. Phưong pháp nghiên cửu 37
    2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cữu ảnh hường cùa các khoảng cách trồng
    sắn khác nhau đền sản lượng dinh dtffrngcua lá sắn 37
    2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hường của các mức phân đạm khác
    nhau đến sàn lượng dinh dưỡng và thành phần lìổa học của lá sẳn 38
    2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cửu ảnh hường của các cách ỉhữc chế biến
    đến thối gian phci, sẩy và thành phẩn hóa học của bột lá sắn 39
    2.3.4. Thí nghiệm 4: Xác đinh giá trị nỗng lượng trao đồi của bột lá sắn có hiệu chinh theo lượng niter cùa thức ăn được tích lũy trong c<r
    thể gà 40
    2.3.5. Thí nghiệm 5: Xác đinh ành hường của các tỷ lệ BLS khác nhau
    ỉrong thửc ăn hỗn hợp đền sức sản xuấỉ thịt của gà broiler 42
    2.3.6. Thí nghiệm 6: Nghiên cữu ảnh hường của các tỷ lệ BLS khác nhau trong khẩu phẩn đền sân lưạng trứng và chẩt lưạng trứng
    của gà đè bổ mẹ Lưong Phưạng 44
    2.3.7. Phưong pháp theo dõi các chi tiêu 46
    2.4. Phưong pháp xử lý số liệu 51
    Chuông 3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THÀO LUẬN 52
    3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cửu ảnh hưảng của các khoảng cách trồng sắn
    khác nhau đển sản lượng dinh dưỡng của lá sẳn 52
    3.1.1. Thành phẩn dinh dưỡng đẩt thí nghiệm 52
    3.1.2. Khí tượng khu vực ỉhí nghiệm tữ 2009-2010 52
    3.1.3. Tỷ lệ sống của sắn thí nghiệm 54
    3.1.4. Năng suất lá sắn tươi 55
    3.1.5. Thành phẩn hóa học của lá sắn 56
    3.1.6. Sản lượng lá sắn ỉưoi 56
    3.1.7. Chi phí sản xuất cho I kg bột lá sẳn 58
    3.1.8. Nhân xét chung về kát quả thí nghiệm 1 58
    3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hường cùa các mức phân đạm khác
    nhau đán sản lượng dinh dư&ng và thành phẩn hóa học của lá sẳn 58
    3.2.1. Tỷ lệ sổng cùa sắn thí nghiệm 59
    3.2.2. Ảnh hưảng của các mức phân đam khác nhau đến năng suất lá
    sắn tươi 60
    3.2.3. Thành phẩn hóa học của lá sắn O’các mức phân đạm khác nhau 63
    3.2.4. Sản lượng lá sẳn tươi, VCK và protein ả các mức phân đạm khác nhau 64
    3.2.5. Chi phí sản xuất cho Ikg bột lá sẳn 66
    3.2.6. Nhân xét chung về kát quả thí nghiệm 2 66
    3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ành hưảng cùa các cách ỉhức chế biến đến
    thôi gian phơi, sấy và thành phẩn hóa học cùa bột lá sắn 67
    3.3.1. Ảnh hường của cách ỉhữc chế biến đến thời gian phai, sấy lá sắn 67
    3.3.2. Ảnh hưỏng của các cách ỉhức chề biến đến thành phẩn hóa học của
    lá sẳn 68
    3.3.3. Ảnh hướng của các cách ỉhức chế biến đến hàm lượng (5 caroten
    và HCN lá sắn 69
    3.3.4. Ảnh hướng của thôi gian bảo quàn đến các thành phần dinh
    dưỡng trong bột lá sẳn 71
    3.3.5. Nhân xét chung về kát quả thí nghiệm 3 73
    3.4. Thí nghiệm 4: Xác đinh năng lượng ỉrao đổi của bột lá sắn có hiệu
    chinh theo lượng nitacủa ỉhức ăn được tích lũy trong ca ỉlìể gà 74
    3.5. Thf nghiệm 5: Xác định ành hường của các tỷ lệ BLS khác nhau trong
    ỉhức ăn hỗn họp đến sức sản xuấỉ thịt của gà broiler Lương Phượng 76
    3.5.1. Ảnh hưảng cùa các tỷ lệ BLS khác nhau trong ỉhức ăn hỗn họp
    đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 76
    3.5.2. Ảnh hưảng cùa các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn họp
    đền khổi lượng CO' thề cùa gà thí nghiệm 77
    3.5.3. Ảnh hưảng cùa các tỷ lệ BLS khác nhau trong thức ăn hỗn họp
    đền tăng khối lưạng bình quân cùa gà thí nghiệm 79
    3.5.4. Ảnh hường của các tỷ lệ BLS khác nhau đến khả năng thu nhận
    và chuyển hóa thửc ăn của gà thí nghiệm 81
    3.5.5. Chi số sàn xuẩt của gà thí nghiệm 84
    3.5.6. Kểt quả mồ khảo sát gà thí nghiệm 85
    3.5.7. Thành phẩn hóa học cùa thịt gà thí nghiệm 86
    3.5.8. Thí nghiệm kiểm chửng kết quả thí nghiệm 5 87
    3.5.9. Nhận xét chung về kết quả thí nghiệm 5 90
    3.6. Kết quả thí nghiệm 6: Nghiên cửu ảnh hưảng của các tỷ lệ BLS khác
    nhau trong khẩu phấn đền sàn lượng và chất lưạng trứng của gà đẻ bổ mẹ Lưcng Phượng 91
    3.6.1. Tỷ lệ nuôi sống và khối lưạng gà thí nghiệm 91
    3.6.2. Năng suất trứng, tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng giổng 92
    3.6.3. Tiêu tổn và chi phí thức ăn/10 trứng, trửng giống 94
    3.6.4. Một số chi tiêu lý, hóa học của trứng 95
    3.6.5. Ảnh hường của các tỷ lệ BLS đển khả năng ẩp no’ của trứng gà
    Lưong Phượng 97
    3.6.6. Thí nghiệm kiểm chửng lại kết quả thí nghiệm 6 99
    3.6.7. Nhận xét chung kết quà thí nghiệm 6 101
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 102
    1. Kết luận 102
    2. Để nghi 103
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 104
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
    MỘT SÓ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐẺ TÀI
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...