Luận Văn Nghiên cứu trồng nấm linh chi trên giá thể rong Giấy và phụ liệu

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Nghiên cứu trồng nấm linh chi trên giá thể rong Giấy và phụ liệu


    Mục lục
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    DANH MỤC BẢNG . v
    DANH MỤC HÌNH . vi
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
    CHƯƠNG 1 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI . 1
    1.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI . 2
    1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 2
    1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC . 3
    1.4.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NẤM TRÊN THẾ GIỚI . 3
    1.4.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NẤM LINH CHI Ở TRONG
    NƯỚC . 4
    1.4.4.1. Đặc điểm sinh học của nấm linh chi 6
    CHƯƠNG 2 8
    VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
    2.1.2. Dụng cụ và thiết bị 8
    2.1.3. Môi trường và hóa chất . 8
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
    2.2.1. Những nghiệm thức được thiết lập 9
    2.2.2. Dự kiến quy trình thực nghiệm nghiên cứu trồng nấm linh chi trên giá thể
    rong Giấy và phụ liệu 10
    2.2.2.1. Phân lập giống nấm hoàng chi cấp 1 bằng phương pháp tách mô vô trùng . 10
    2.2.2.2. Nhân giống nấm hoàng chi trên môi trường hạt lúa cấp 2 . 11
    2.2.2.3. Xử lý nguyên liệu rong Giấy và phụ liệu . 12
    2.2.2.4. Hấp vô trùng tạo bịch phôi và cấy từ môi trường hạt qua . 12
    2.2.2.5 . Chăm sóc và đón hái nấm 12
    iv
    2.2.3. Phương pháp thu nhận kết quả 13
    2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu . 13
    CHƯƠNG 3 14
    KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14
    3.1. Kết quả nuôi trồng thực nghiệm . 14
    3.1.1. Kết quả phân lậ p giống cấp 1 bằng phương pháp tách mô vô trùng 14
    3.1.2. Kết quả nhân giống trên môi trường hạt lúa 16
    3.1.3. Kết quả trên môi trường ra quả thể . 18
    3.1.4 Kết quả phân tích hình thái giải phẫu quả thể nấm linh chi . 22
    3.1.5 Kết quả phân tích hình thái giải phẫu quả thể nấm hoàng chi . 28
    3.1.6. Kết quả phân tích thành phần hóa học trong quả thể 29
    3.2. Đề xuất quy trình nuôi trồng nấm hoàng chi trên giá thể rong giấy và phụ liệu 31
    CHƯƠNG 4 32
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN . 32
    4.1. Kết luận 32
    4.2. Đề xuất ý kiến 33


    CHƯƠNG 1
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Nấm linh chi (tên khoa học là Ganoderma lucidum) là một loại dược liệu quý đã
    được dùng trong y học cổ truyền để trị bệnh và bảo vệ sức khỏe từ lâu đời. Hiện nay
    có 6 loại nấm linh chi phổ biến đã được con người nghiên cứu đầy đủ và đang được
    sử dụng một cách rộng rãi, đó là: linh chi trắng (Bạch chi), linh chi vàng (Hoàng
    chi), linh chi xanh (Thanh chi), linh chi đỏ (Xích chi), linh chi tím (Tử chi), linh chi
    đen (Hắc chi). Nấm linh chi có tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng trí nhớ,
    dưỡng tim, bổ gan khí, an thần, chữa trị tức ngực. Với hệ hô hấp có tác dụng ích
    phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi, an thần, ích tỳ khí. Nấm Linh Chi còn có các
    tác dụng chữa trị chứng bí tiểu, bổ thận khí, chữa trị đau nhức khớp xương, gân
    cốt Acid ganoderic cũng là một trong những thành phần chủ yếu của nấm linh chi
    nói chung và nấm hoàng chi nói riêng. Chất này có hoạt tính dược lý rất mạnh, có
    tác dụng giảm đau, trấn tĩnh, ức chế sự phóng thích histamin tổ chức, giải độc, bảo
    vệ tế bào gan, giảm lipid máu và tiêu diệt tế bào ung thư. Theo Shiao và cộng sự
    (1994), dùng nấm linh chi có thể tăng khả năng miễn dịch và chữa được nhiều bệnh
    như: hen phế quản, huyết áp cao, mỡ trong máu, chống lão hóa, co thắt tim, an thần,
    đau nhức xương, phòng ngừa bệnh ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa, hệ bài tiết Do đó
    số lượng các loài nấm linh chi dùng trong công nghệ dược liệu ngày càng tăng.
    Ở Việt Nam có điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thuận lợi cho việc sản xuất
    nấm, tuy nhiên việc phát triển nấm dược liệu còn khá chậm so với các nước trong
    khu vực và trên thế giới và nghề trồng nấm cũng đang đứng trước một số khó khăn
    như: Trình độ công nghệ của người sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, còn nhiều hạn chế,
    nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ cho sản xuất chưa được đầu tư một cách bài bản
    có hệ thống. Bên cạnh đó số giống nấm đang sử dụng bị thoái hóa, thiếu nguồn
    giống gốc thay thế, quá trình sản xuất nhiều năm trên một diện tích dễ bị sâu bệnh
    phá hoại, chi phí đầu vào khá cao. Việc sử dụng nguồn giá thể để trồng loại nấm
    2
    dược liệu không được phổ biến, chủ yếu trên mạt cưa cao su, gỗ lim, vỏ hạt nhãn .
    Tuy nhiên nguồn nguyên liệu này không phải vô tận và không phải địa phương nào
    cũng sẵn có. Theo Thạc sĩ Cổ Đức Trọng Trung tâm Nghiên cứu linh chi và nấm
    dược liệu TP HCM, hiện nay lượng tiêu thụ nấm linh chi ở Việt Nam hàng năm là
    70 tấn. Trong đó, lượng linh chi nhập về từ Trung Quốc khoảng 36 tấn, từ Hàn
    Quốc khoảng 17 tấn, số còn lại do trong nước sản xuất.
    Tại khu vực Nha Trang - Khánh Hòa cho đến nay vẫn rất ít cơ sở nuôi trồng
    được nấm linh chi để cung cấp cho thị trường, do đó hàng năm thị trường này phải
    nhập một số lượng nấm linh chi khá lớn từ nơi khác về để phục vụ nhu cầu của
    người dân. Qua nghiên cứu về những đặc tính sinh học và sinh thái của nấm linh
    chi, chúng tôi nhận thấy tại khu vực Nha Trang - Khánh Hòa có đủ những điều kiện
    đảm bảo cho loài nấm này sinh trưởng và phát triển tốt trong việc hình thành thể
    quả.
    Trong quá trình đa dạng hóa nguồn cơ chất để trồng nấm linh chi nhằm tạo ra
    được sản phẩm có hiệu suất sinh học và có giá trị dược liệu cao, các nhà khoa học
    đã không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu, nuôi trồng khảo nghiệm loài nấm linh chi
    trên những loại giá thể khác nhau như: mạt cưa, bã mía, vỏ hạt nhãn Tuy nhiên ở
    mỗi loại môi trường khác nhau thì sẽ cho giá trị sinh học nấm khác nhau.
    1.2. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
     Xây dựng được quy trình kỹ thuật và tạo ra một công thức mới về nuôi trồng
    nấm linh chi với nguồn nguyên liệu từ rong biển.
     Đóng góp vào bảo tàng nguồn cơ chất một loại giá thể mà nấm linh chi có
    thể sinh trưởng và phát triển.
     Tạo cơ sở khoa học cho tiến trình nghiên cứu về sau.
     Nâng cao giá trị tiềm năng kinh tế của biển.
    1.3. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
     Tận dụng nguồn rong Giấy dồi dào làm giá thể trồng nấm linh chi, giải quyết
    bài toán ô nhiễm môi trường do rong Giấy đang gây ra.
    3
     Ứng dụng quy trình kỹ thuật, tận dụng nguồn rong để tạo ra sản phẩm Nấm
    hoàng chi có chất lượng tốt phục vụ đời sống.
     Chuyển giao quy trình công nghệ cho người dân địa phương.
    1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
    1.4.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NẤM TRÊN THẾ GIỚI
    Trong số trên 2000 loài nấm lớn đã được biết đến trên thế giới có khoảng 300
    loài được xếp vào nhóm nấm được dùng để làm thuốc như nấm linh chi, nấm đầu
    khỉ, nấm ngân nhĩ, nấm phục linh nhĩ
    Hiện nay nấm linh chi được sản xuất tập trung ở khu vực Châu Á, trong đó các
    nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc là các nước sản xuất lớn nhất.
    Đặc điểm của nghiên cứu khoa học về nấm dược liệu ở Trung Quốc là có sự
    kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nghiên cứu chuyên trách và cơ quan nghiên cứu
    dân lập, giữa nghiên cứu và đào tạo, nghiên cứu mau chóng chuyển thành sản xuất
    thương phẩm.
    Phúc Kiến - Trung Quốc đã bỏ ra hơn 30 triệu USD nhập các loại công nghệ,
    thiết bị: máy hàn, thái lát, rút chân không nắn nắp, đóng túi, sấy khô Đồng thời đi
    tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm và kỹ thuật tiên tiến của nhiều nước trên
    thế giới.
    Viện Nghiên Cứu Nấm Tam Minh đã đi sâu vào nghiên cứu phân lập nhóm
    nấm dược liệu thuần chủng như nấm đầu khỉ, nấm linh chi, ngân nhĩ .và kỹ thuật
    nuôi các đối tượng này. Để nhằm giảm giá thành của sản phẩm họ đã không ngừng
    nghiên cứu cải tiến phương pháp nuôi trồng trên bình bằng nuôi trồng trên túi
    polime và đã nghiên cứu thành công phương pháp lai đơn bào nhóm nấm dược liệu
    để chọn loại nấm có chất lượng cao, sau đó đã sáng tạo công nghệ nuôi cấy nấm
    trên túi polime thay cho gỗ khúc.
    Tại Hàn Quốc, nấm linh chi đã được nuôi trồng nhân tạo ở quy mô lớn. Ngoài
    phương pháp nuôi trồng trên thân gỗ, trên các bịch phụ phẩm nông lâm nghiệp đã
    nghiền nhỏ, còn có thể nuôi cấy chìm để thu nhận sinh khối trong các nồi lên men.
    4
    1.4.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT NẤM LINH CHI Ở TRONG
    NƯỚC
    TS. NGÔ ANH khoa sinh trường ĐH HUẾ là người đầu tiên ở nước ta nuôi
    trồng thành công nấm hoàng chi trên giá thể mạt cưa có bổ sung hàm lượ ng dưỡng
    chất.
    Các nhà khoa học thuộc Trung tâm Công nghệ Sinh học thực vật (Viện Di
    truyền nông nghiệp Việt Nam) vừa nghiên cứu thành công trồng nấm linh chi trên
    bã mía, nguồn nguyên liệu dư thừa ở nhiều địa phương. Nấm linh chi trồng trên bã
    mía cho năng suất cao.
    Khoa Sinh học, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) vừa hoàn thiện công
    nghệ sản xuất nấm linh chi từ bột sinh khối dạng sợi. Công nghệ này gồm các bước:
    Tuyển chọn giống, nhân giống, xử lý nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu, thanh
    trùng, cấy giống, lên men, thu hồi, sấy Có thể nói đây là công nghệ mang tính đột
    phá trong ngành sản xuất nấm linh chi.
    TS. Trương Bình Nguyên, Viện Sinh Học Tây Nguyên (Lâm Đồng), vừa thành
    công trong việc trồng thử nghiệm giống nấm mới có nguồn gốc từ Nhật Bản mang
    tên Bunashimeji, còn gọi là nấm linh chi nâu. Theo đề tài “Nghiên cứu nuôi trồng
    loài nấm Bunashimeji tại Đà Lạt - Lâm Đồng” của TS. Nguyên, khí hậu Đà Lạt rất
    phù hợp để trồng loại nấm này quanh năm, trừ ba tháng 5, 6, 7 khi nhiệt độ phòng
    lên trên 20ºC; cho kết quả về hình dáng và hàm lượng các chất protein, xơ, lipid .
    đều đạt chất lượng cao.
    Nghiên cứu của Viện cơ điện và nông nghiệp: “Trồng Nấm Linh Chi trên vỏ
    và hạt nhãn trên qui mô lớn” được đánh giá là mô hình sản xuất thân thiện với môi
    trường và cho giá trị kinh tế rất cao.


    1.4.3 TỔNG QUAN VỀ RONG GIẤY
    Hình 1.1. Rong giấy tại bờ biển Nha Trang - Khánh Hòa
    Rong Giấy (Ulva retieulata) là loài thực vật thủy sinh, có đời sống gắn liền với
    nước. Rong Giấy sống ở biển, hấp thụ một lượng thức ăn phong phú chảy trôi dạt từ
    lục địa ra, rong có nhiều tính chất không giống thực vật sống trên cạn. Do đó trong
    rong Giấy chứa khá nhiều hàm lượng khoáng chất phù hợp cho hệ enzyme có trong
    nấm linh chi phân giải, chuyển hóa thành phần dinh dưỡng nuôi tơ nấm và hình
    thành hệ sợi cho ra quả thể. Vì vậy nếu ứng dụng được nguồn nguyên liệu này làm
    cơ chất cho việc trồng nấm thì sẽ không phải bổ sung một số thành phần dinh dưỡng
    như cám gạo, phân NPK, cám bắp. Đồng thời sẽ làm sạch được bờ biển, giảm thiểu
    ô nhiễm môi trường do loài rong này đang trực tiếp gây ra.
    Qua phân tích chúng tôi thấy thành phần hóa học của rong Giấy khá cao. Kết quả
    thể hiện ở bảng sau:


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh, Nguyễn Thi Sơn và Zani federico
    (2002): Cơ sở khoa học và công nghệ nuôi trồng nấm ăn. Nhà xuất bản nông
    nghiệp.
    2. Lê Duy Thắng (2006): Kỹ thuật trồng nấm, tập 1, 2. Nhà xuất bản nông
    nghiệp Tp Hồ Chí Minh.
    3. Báo cáo khoa học về “tình hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu tại Việt
    Nam “(2006) của Trung Tâm Sinh Học Thực Vật (Viện Di Truyền Hà Nội).
    4. Nguyễn Văn Tó (2005): Hướng dẫn trồng nấm trong gia đình. Nhà xuất bản
    lao động.
    5. Nguyễn Lân Dũng (2000): Công nghệ trồng nấm tập 1 nhà xuất bản nông
    nghiệp.
    6. Nguyễn Lân Dũng (2000): Công nghệ trồng nấm tập 2 nhà xuất bản nông
    nghiệp.
    7. Nguyễn Văn Bá, Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Văn Thành (2005): Giáo
    trình nấm học, Trường Đại học Cần Thơ.
    8. Lê Xuân Thám và Jean-Marc Moncalvo (1999): “Hệ thống tiến hóa của
    họ nấm Linh chi Ganodermataceae trên cơ sở phân tích cấu trúc ADN và
    bào tử đảm”, Tạp chí Sinh học, số 4, Hà Nội.
    9. Lê Xuân Thám (2005), Nấm Linh Chi Ganodermataceae, Tài nguyên dược
    liệu qúy ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật, Tp. HCM.
    10. Ngô Anh và Trần Đình Hùng, (2006): Hoàng chi Ganoderma colossum
    (Fr.) C.F.Baker – loài nấm dược liệu quí hiếm được nuôi trồng thành công
    tại Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học, số 33: 91-94. Đại học Huế.
    11. Vũ Mạnh Tùng và Khúc Thị An, (2009) “Nghiên cứu trồng nấm bào ngư
    trên cơ chất rong giấy và phụ liệu” - đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên
    cấp Trường. Trường ĐH Nha Trang.
    35
    Tài liệu tiếng Anh
    1. Furtado JS (1965): Ganoderma colossum and the status of Tomophagus.
    Mycologia 57: 979-984.
    2. Gilbertson RL and Ryvarden L (1986): North American Polypores.
    Fungiflora. Vol. I. Abortiporus – Lintneria. Oslo – Norway.
    3. Kleinwachter P, Ngo Anh, Trinh Tam Kiet, Schlegel B, Dahse HM,
    Hartl A and Grafe U (2001): Colossolactones, new triterpenoid metabolites from a
    Vietnamese mushroom Ganoderma colossum. J. Nat. Prod. 64 (2): 236-239.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...