Luận Văn Nghiên cứu trồng nấm bào ngư trắng pleurotus florida trên nguyên liệu lục bình

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài nghiên cứu khoa học năm 2012
    Nghiên cứu trồng nấm bào ngư trắng pleurotus florida trên nguyên liệu lục bình




    LỜI MỞ ĐẦU
    Nấm bào ngư được biết đến là loài nấm có giá trị dinh dưỡng cao và là
    thực phẩm sạch, ăn rất ngon. Loài nấm này được trồng ở nước ta cách nay
    hơn hai chục năm, với nhiều chủng loại như: Pleurotus florida, Pleurotus
    ostreatus, Pleurotus sajor – caju, Pleurotus pulmonarius [1, 2]
    Nấm bào ngư thường được nuôi trồng trên các nguồn nguyên liệu là
    phế phụ phẩm rẻ tiền như: rơm rạ, mùn cưa Đề tài nghiên cứu này hướng
    đến trồng thử nghiệm nấm bào ngư trắng Pleurotus florida trên nguyên liệu
    lục bình, là m ột loài thực vật thủy sinh thường mọc dày đặc trên các sông rạch
    ở nước ta, gây cản trở cho giao thông đường thủy. Từ đó, có thể tận dụng
    nguồn nguyên liệu lục bình dồi dào, rẻ tiền để sản xuất nấm bào ngư trắng có
    giá trị kinh tế cao.
    2
    CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. Tình hình phát triển của nấm trồng: [2]
    Nấm ăn đã được nuôi trồng từ rất lâu trên thế giới. Từ trước công
    nguyên đã có những ghi chép đầu tiên về kỹ thuật trồng nấm. Ngày nay, giá
    trị của nấm ăn ngày càng được gia tăng nhờ những minh chứng về giá trị dinh
    dưỡng và khả năng trị bệnh của chúng. Nhiều loài nấm được sử dụng làm
    dược liệu như: nấm linh chi (Ganoderma lucidum), nấm bào ngư (Pleurotus
    spp.), nấm chân chim (Schizophyllum commune), nấm đông cô (Lentinus
    edodes), nấm phục linh (Poria cocos)
    Hiện nay, người ta đã ghi nhận khoảng 2000 loài nấm ăn, trong đó có
    80 loài nấm ăn ngon và được nghiên cứu nuôi trồng. Đặc biệt, m ột số loài
    nấm ăn có giá trị thương m ại r ất cao, như nấm nữ hoàng (Dictyophora
    duplicata), giá bán tại Hong Kong khoảng 315 – 317 USD/ kg nấm khô, đôi
    khi đạt đến 1.034 USD/ kg nấm khô. Loại nấm được trồng nhiều nhất trên thế
    giới là nấm mỡ (Agaricus bisporus và Agaricus bitorquis), v ới hơn 70 nước
    nuôi trồng và sản lượng nấm năm 1991 là 1,59 triệu tấn.
    Ở Châu Âu, trồng nấm đã trở thành ngành công nghiệp lớn, được cơ
    giới hóa toàn bộ, nên năng suất và sản lượng rất cao. Năm 1983, nước Pháp
    sản xuất 200.000 tấn nấm tươi, nhưng chỉ có hơn 6.000 người nuôi trồng.
    Nhật Bản là nước có sản lượng nấm lớn nhất thế giới, chủ yếu gồm:
    nấm đông cô, nấm kim châm (Flammulina velutipes), nấm trân châu
    (Pholiota nameko) và các loài nấm khác.
    Ở Châu Á, trồng nấm thường mang tính chất thủ công, năng suất không
    cao, nhưng sản xuất gia đình v ới số đông nên tổng sản lượng cũng rất lớn. Chỉ
    trong 10 năm, diện tích nuôi trồng nấm của Đài Loan tăng hơn 900 lần, từ
    13.200 m
    2
    (năm 1957) lên hơn 12 triệu m
    2
    (năm 1967). Trung Quốc bắt đầu
    3
    trồng nấm năm 1973, nhưng đến năm 1980 diện tích đã đạt được 20 triệu m
    2
    và sản lượng đứng hàng thứ 3 trên thế giới.
    Nhìn chung, nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp, nhất là
    trong 20 năm trở lại đây, v ới m ột số loài nấm ăn được nuôi trồng phổ biến và
    hơn 50 loài nấm khác đang đưa dần vào sản xuất.
    Sự phát triển của nghề trồng nấm có thể có nhiều nguyên nhân như: sự
    tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của thông tin Tuy nhiên, vấn đề
    chủ yếu vẫn là tính hiệu quả của nấm trồng. Nuôi trồng nấm chỉ sử dụng
    nguyên liệu chính là phế liệu của nông, lâm nghiệp như: rơm rạ, bã mía, bông
    phế liệu nhưng sản phẩm thu được lại là nguồn thực phẩm quý có giá trị
    dinh dưỡng cao.
    Nước ta là một nước nông nghiệp, đồng thời có nhiều điều kiện cho
    việc phát triển nghề trồng nấm, đặc biệt là các tỉnh phía Nam. Ngoài yếu tố
    nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào, thì thời tiết và khí hậu gần như ổn
    định quanh năm, chúng ta có thể cung cấp nấm suốt bốn mùa. Các yếu tố
    thuận lợi cho việc trồng nấm của ở nước ta như:
     Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhất là các tỉnh phía Nam. Chênh lệch
    giữa nhiệt độ tháng nóng và tháng lạnh không lớn lắm, nên có thể trồng
    nấm quanh năm. Không khí chứa nhiều hơi nước rất thích hợp cho nấm
    sinh trưởng (do gần biển và nhiều sông hồ).
     Nguồn nguyên liệu dồi dào, trên 60 triệu tấn rơm rạ (nếu lấy tối thiểu 1
    tấn rơm rạ/ 1 ha); lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm là 3,5 triệu
    m
    3
    , nếu chế biến sản phẩm sẽ cung cấp một lượng mạt cưa kh ổng lồ
    cho trồng nấm, chưa kể các phế liệu khác cũng chiếm số lượng rất lớn
    như: cùi và thân cây bắp, bã mía, bông thải
     Lực lượng lao động còn nhàn rỗi khá đông đảo, nhất là trong lĩnh vực
    nông nghiệp, có thể tham gia trồng nấm để cải thiện cuộc sống.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...