Báo Cáo Nghiên cứu triển khai ghép tim trên người lấy từ người cho chết não

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG TRÌNH KH&CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
    BÁO CÁO TỔNG HỢP
    KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
    MỤC LỤC ( Báo cáo dài 206 trang)
    Trang
    Trang phụ lục
    Mục lục
    Chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ
    Danh mục các hình
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN . 4
    1.1. Lịch sử nghiên cứu ghép tim trên thế giới và Việt Nam 4
    1.1.1. Thời kỳ nghiên cứu ghép tim thực nghiệm 4
    1.1.2. Thời kỳ nghiên cứu ghép tim lâm sàng 5
    1.1.3. Nhu cầu ghép tim 6
    1.1.4. Tình hình nghiên cứu ghép tim tại Việt Nam 7
    1.2. Chuẩn bị và điều trị cho bệnh nhân chờ ghép tim 9
    1.2.1. Chỉ định và chống chỉ định ghép tim trên người . 9
    1.2.2. Các xét nghiệm cần làm cho bệnh nhân chờ ghép tim . 12
    1.2.3. Điều trị, theo dõi và quản lý bệnh nhân chờ ghép tim . 13
    1.3. Chăm sóc và hồi sức người cho tim chết não . 16
    1.3.1. Tiêu chuẩn người cho tim chết não 16
    1.3.2. Chăm sóc và hồi sức người cho tim chết não 18
    1.4. Phẫu thuật lấy, rửa và bảo quản tim lấy từ người cho chết não . 24
    1.4.1. Phẫu thuật lấy tim người cho tim chết não 24
    1.4.2. Truyền rửa và bảo quản tim người cho 28
    1.5. Phẫu thuật ghép tim lấy từ người cho chết não 29
    1.5.1. Ghép tim đúng chỗ (Orthotopic cardiac transplantation) 29
    1.5.2. Ghép tim khác chỗ (heterotopic cardiac transplantation) 33
    1.5.3. Một số vấn đề về liệt tim và bảo vệ cơ tim trong ghép 34
    1.6. Hồi sức, điều trị, theo dõi bệnh nhân sau ghép tim 35
    1.6.1. Duy trì chức năng của tim ghép . 36
    1.6.2. Theo dõi và điều trị chống thải ghép 39
    1.7. Mô hình tổ chức ghép tim lấy từ người cho chết não . 41
    1.7.1. Quá trình hình thành mô hình tổ chức ghép tim trên thế giới 41
    1.7.2. Mô hình tổ chức ghép tim của một số nước . 42
    1.7.3. Tổ chức điều hành một ca ghép tim . 45

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
    2.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn bị và điều trị cho bệnh nhân ghép tim 47
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 47
    2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 47
    2.1.3. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu 51
    2.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình chăm sóc và hồi sức người cho tim chết não . 52
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu . 52
    2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 53
    2.2.3. Phương pháp quản lý và xử lý số liệu 57
    2.3. Xây dựng quy trình kỹ thuật mổ lấy, rửa và bảo quản tim lấy từ người
    cho chết não để ghép tim theo mô hình ghép tim đúng chỗ kiểu nối hai tâm nhĩ 57
    2.3.1. Đối tượng nghiên cứu . 57
    2.3.2. Phương pháp nghiên cứu 57
    2.4. Nghiên cứu quy trình phẫu thuật ghép tim từ người cho chết não . 64
    2.4.1. Đối tượng nghiên cứu . 64
    2.4.2. Phương pháp nghiên cứu 64
    2.5. Nghiên cứu xây dựng quy trình hồi sức, điều trị và theo dõi sau ghép tim . 71
    2.5.1. Đối tượng nghiên cứu . 71
    2.5.2. Phương pháp nghiên cứu 71
    2.6. Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức ghép tim lấy từ người cho chết não . 73
    2.6.1. Đối tượng nghiên cứu . 73
    2.6.2. Phương pháp nghiên cứu 73
    2.6.3. Xử lý và phân tích số liệu . 74

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 75
    3.1. Nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn bị và điều trị cho bệnh nhân chờ ghép tim 75
    3.1.1. Kết quả nghiên cứu 75
    Vào viện . 82
    3.1.2. Bàn luận 83
    3.2. Nghiên cứu xây dựng quy trình chăm sóc và hồi sức người cho tim chết não . 90
    3.2.1. Kết quả nghiên cứu 90
    3.2.2. Bàn luận 102
    3.3. Xây dựng quy trình kỹ thuật mổ lấy, rửa và bảo quản tim lấy từ người cho chết não để ghép theo mô hình ghép tim đúng chỗ kiểu nối hai tâm
    nhĩ . 115
    3.3.1. Kết quả nghiên cứu 115
    3.3.2. Bàn luận 121
    3.4. Nghiên cứu xây dựng quy trình phẫu thuật ghép tim từ người cho chết não . 130
    3.4.1. Kết quả nghiên cứu 130
    3.4.2. Bàn luận 135
    3.5. Nghiên cứu xây dựng quy trình hồi sức, điều trị và theo dõi sau ghép tim 138
    3.5.1. Kết quả nghiên cứu 138
    3.5.2. Bàn luận 149
    3.6. Nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức ghép tim từ người cho chết não157
    3.6.1. Những quy định hiện hành về hiến ghép tạng tại Việt Nam 157
    3.6.2. Thực tế mô hình tổ chức ghép tạng từ người cho chết não tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 161
    3.6.3. Tổ chức điều hành ca ghép tim đầu tiên của Việt Nam 164
    3.6.4. Một số hiểu biết về tâm lý thân nhân người chết não đối với vấn đề
    ghép tạng tại Việt Nam 169
    KẾT LUẬN . 179
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Trái tim, trước khi có khái niệm chết não, vẫn được coi là biểu hiện cho sự sống. Khái niệm chết não vẫn còn xa lạ với rất nhiều người và trong quan
    niệm thông thường của họ thì một người vẫn được coi là còn sống nếu cơ thể còn nóng ấm và trái tim còn đập bất kể tình trạng chức năng não bộ của người đó như thế nào. Chính vì vậy phẫu thuật ghép tim - lấy một trái tim đang đập từ người này chuyển sang người khác - có thể nói là một trong những thành tựu ấn tượng nhất của y học hiện đại.
    Lịch sử phát triển của phẫu thuật ghép tim trên người có một khoảng thời gian dài tới 62 năm kể từ khi Alexis Carrel và Charles Guthrie tại Đại
    học tổng hợp Chicago (Hoa Kỳ) tiến hành ca ghép tim thực nghiệm đầu tiên năm 1905 (trích theo Lois U. Nwakanma và Cs [89]) tới khi Christiaan
    Barnard ở Cape Town (Nam Phi) thực hiện ca ghép tim đầu tiên trên người ngày 3/12/1967 (Abhinav Humar và Cs [17], Albert Starr và Cs [18]). Hiện nay ghép tim đã được thực hiện tại hàng trăm trung tâm phẫu thuật tim trên thế giới. Tại Hoa Kỳ ở mọi thời điểm hiện nay mỗi năm luôn có khoảng 4000 bệnh nhân trong danh sách chờ ghép tim và có khoảng 2300 tim ghép cung cấp cho số bệnh nhân này (theo số liệu của Học viện tim Texas tại Bệnh viện nhà thờ St.Luke) [59]. Năm 2003 tỉ lệ sống thêm 5 năm sau mổ đạt 72% ở Nam và 68,5% ở Nữ. Tỉ lệ sống thêm sau 1, 5 và 10 năm hiện nay lần lượt là vào khoảng 90%, 70% và 50% (tổng hợp theo các nghiên cứu của J. Wei và Cs-2004 [65], John R và Cs-1999 [70], John R và Cs-2001 [73], Lin HM và Cs-1998 [87], Nwakarma LU và Cs-2007 [103], Zuckermann A và Cs-2003 [139]). Theo số liệu của Hội ghép tim và phổi quốc tế (ISHLT) thì hiện nay mỗi năm có khoảng 3500-4000 ca mổ ghép tim được tiến hành trên thế giới [51].

    Tại Việt nam, phẫu thuật ghép tim trên người phát triển chậm hơn nhiều thập kỷ so với nhiều nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới
    (ca ghép tim trên người đầu tiên ở Thái Lan được thực hiện từ năm 1987 [41]). Những khó khăn gặp phải trong việc triển khai ghép tim trên người
    không chỉ là vấn đề cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn, mà còn do những vấn đề liên quan đến luật pháp, tín ngưỡng, đạo đức và tập quán của nhân dân vì khác với các phẫu thuật ghép tạng đồng loại khác, ghép tim đòi hỏi phải lấy tim từ người cho đã chết não. Trong điều kiện như vậy, từ tháng 5/2005 tại Học viện quân y đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số vấn đề ghép tim thực nghiệm” [11], báo cáo đầu tiên về vấn đề này “Nghiên cứu ghép tim thực nghiệm tại Bệnh viện 103-Học viện quân y” đã được trình bày tại Hội nghị phẫu thuật tim mạch và lồng ngực toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội năm 2006 [14], tiếp đó là đề tài nghiên cứu cấp nhà nước: “Nghiên cứu ghép tim thực nghiệm, tiến tới ghép tim trên người” đã được Học viện quân y thực hiện từ tháng 5/2008 với mục đích chuẩn bị bước đầu cho việc triển khai ghép tim trên người tại Việt Nam [6][12].
    Hiện nay việc nghiên cứu mổ ghép tim trên người ở nước ta đã trở thành một vấn đề cấp thiết và thực tiễn vì một số lý do chính sau đây:
    - Trước tiên phải thấy rằng nhu cầu cần ghép tim ở nước ta hiện đang rất lớn: khảo sát trên 1839 bệnh nhân bị bệnh tim tại khoa Tim mạch - Bệnh
    viện 103 thấy có tới 562 bệnh nhân bị suy tim các mức NYHA II, III và IV, trong đó 20% ở mức NYHA III và IV (có chỉ định phải ghép tim). Tại viện
    Tim mạch Quốc gia Việt Nam năm 2008 có 11.393 bệnh nhân nhập viện, trong đó có khoảng 30% là bị suy tim độ II, III và IV.
    - Thêm vào đó, từ năm 2006 “Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác” đã được Quốc hội nước ta thông qua và công bố [15].
    Tiếp đó hàng loạt các văn bản quy định của Chính phủ [5] và Bộ Y tế [1], [2], [3], [4] về vấn đề ghép tạng cũng được ban hành tạo điều kiện hợp pháp cho việc lấy tạng từ người cho chết não phục vụ cho ghép tim nói riêng và ghép tạng nói chung ở Việt Nam.
    - Ghép tim không chỉ đơn thuần cứu sống số bệnh nhân nhận tim. Qua ghép tim, trình độ cán bộ và năng lực trang thiết bị y tế sẽ được tăng cường.
    Ghép tim còn có ý nghĩa xã hội nhân văn sâu sắc, ảnh hưởng đến lối sống, quan điểm của nhân dân, góp phần xây dựng truyền thống văn hoá, nhân ái của dân tộc Việt Nam.

    1. Xây dựng được các quy trình kỹ thuật ghép tim trên người lấy từ người cho chết não.
    2. Thực hiện thành công 01 ca ghép tim trên người lấy từ người cho chết não.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...