Luận Văn Nghiên cứu trích ly phlorotannin từ rong Nâu Sargassum Serratum và ứng dụng tạo sản phẩm đồ uống già

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án tốt nghiệp năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu trích ly phlorotannin từ rong Nâu Sargassum Serratum và ứng dụng tạo sản phẩm đồ uống giàu phlorotannin


    MỤC LỤC
    MỤC LỤC .I
    LỜI MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN . 3
    1.1. TỔNG QUAN VỀ RONG BIỂN [1]. 3
    1.1.1 Đặc điểm, sự phân bố rong biển. . 3
    1.1.2 Nguồn lợi rong biển –Bảo vệ và phát triển nguồn lợi rong biển Việt Nam . 4
    1.1.3 Phân loại rong biển . 7
    1.1.4 Thành phần sinh hóa của rong biển 8
    1.1.5 Giá trị dinh dưỡng và ứng dụng của rong biển. . 8
    1.1.6 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển và thời kỳ thu hoạch rong biển hợp lý cho
    công nghệ chế biến. . 10
    1.1.7 Tình hình sử dụng, chế biếnrong biển ở Việt Nam 12
    1.2 Quá trình vận chuyển và các biện pháp bảo quản rong khô. 12
    1.3 Giới thiệu về rong Nâu và rong Mơ (Sargassum). . 13
    1.3.1 Đặc điểm. 13
    1.3.2 Sự phân bố [1] . 16
    1.3.3 Thành phần hóa học của rong Nâu. . 18
    1.4 Một số quy trình công nghệ sản xuất các chất từ rong Nâu . 24
    1.4.1 Công nghệ chế biếnMannitol từ rong Nâu [1] . 24
    1.4.2 Chiết rút Iod từ rong Nâu [1] . 25
    1.5 Tổng quan về hợp chất Phlorotannin (polyphenol). . 26
    1.5.1 Đặc điểm. 26
    1.5.2 Cơ chế oxi hóa của polyphenol 27
    1.5.3 Hoạt tính sinh học của phlorotannin. . 28
    1.5.4 Ứng dụng. . 29
    1.6 Giới thiệu về quá trình trích ly. . 30
    1.6.1 Bản chất. . 30
    1.6.2 Phạm vi sử dụng của quá trình. . 30
    1.6.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết. . 31
    ii
    1.6.4 Tổng quan về dung môi chiết. . 32
    1.6.5 Tìm hiểu dung môi chiết trong đề tài. 34
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    2.1 Đối tượng nghiên cứu. 37
    2.2 Hóa chất và dụng cụ thí nghiệm. . 37
    2.3 Phương pháp nghiên cứu 37
    2.4 Quy trình trích ly và thu nhận phlorotannin . 41
    2.4.1 Sơ đồquy trình . 41
    2.4.2 Thuyết minh quy trình . 42
    2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trích ly Phlorotannin. 43
    2.5.1 Tiến hành khảo sát điều kiện môi trường (pH) trích ly . 43
    2.5.2 Tiến hành khảo sát tỷ lệ dung môi trích ly. 44
    2.5.3 Tiến hành khảo sát nhiệt độ trích ly. 45
    2.5.4 Tiến hành khảo sát thời gian trích ly 46
    2.5.5 Tiến hành xác định hiệu suất trích ly . 47
    2.5.6 Thí nghiệm xác định nhiệt độ cô đặc. 48
    2.5.7 Thí nghiệm xác định thời gian ly tâm 49
    2.6 Ứng dụng cao chiết phlorotannin vào quá trình tạo sản phẩm: nước uống
    rong biển đóng chai. 50
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52
    3.1 Kết quả xác định một số thành phần của rong nguyên liệu. . 52
    3.2 Kết quả khử mùi của rong biển. 53
    3.3 Kết quả xác định thông số thích hợp của quá trình chiết phlorotannin. 53
    3.3.1 Kết quả xác định ảnh hưởng của môi trường (pH) đến khả năng chiết. 54
    3.3.2 Kết quả xác định ảnh hưởng của tỷ lệ NL/DM (khối lượng/thể tích) đến
    khả năng chiết. . 55
    3.3.3 Kết quả xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng chiết. . 58
    3.3.4 Kết quả xác định ảnh hưởng của thời gian đến khả năng chiết. 59
    3.3.5 Xác định hiệu suất trích ly. 61
    3.3.6 Kết quả xác định thông số thích hợp của quá trình cô đặc 63
    iii
    3.3.7 Kết quả xác định thông số thích hợp của quá trình ly tâm. . 66
    3.3.8 Đề xuất quy trình chiết phlorotannin từ rong Sargassum Serratum. . 67
    3.3.9 Ứng dụng cao Phlorotannin vào quá trình tạo sản phẩm. . 69
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 77
    PHỤ LỤC
    iv
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1.1: Nguồn lợi, sản lượng thu hoạch và tiềm năng sản xuất rong biển [1]. 5
    Bảng 1.2: Diện tích các vùng có thể qui hoạch nuôi trồng rong biển ở một số tỉnh
    duyên hải Việt Nam [1]. 6
    Bảng 1.3: Các giống loài rong Nâu tìm thấy và phân bố. . 16
    Bảng 1.4: Trữ lượng rong Mơ theo vùng biển các tỉnh . 17
    Bảng 1.5: Hàm lượng Mannitol 2 loài rong S.mcclureivà S.kjellmanianumtại Hòn
    Chồng Nha Trang 1979 (% so với trọnglượng khô tuyệt đối) 18
    Bảng 1.6:Hàm lượng axit Alginic trong các loài rong Nâu . 20
    Bảng 1.7: Hàm lượng axit amin ở một số loạirong Nâu vung biển Jeddah, Saudi
    Arabia (mg %). 22
    Bảng 1.8: Hàm lượng Iod trong các loại rong Nâu (% trọng lượng khô) Nha Trang –
    Khánh Hòa. . 23
    Bảng 2.1:Các mức chất lượng 39
    Bảng 2.2: Hệ số trọng lượng của sản phẩm 40
    Bảng 3.1Thành phần hóa học chính của rong nguyên liệu 52
    Bảng 3.2 Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch H
    2O2
    đến khả năng khử mùi 53
    Bảng 3.13: Ảnh hưởng của nhiệt độđến hàm lượng Phlorotannin và Carbohydrate
    trong quá trình cô đặc. . 64
    Bảng 3.14: Hàm lượng các thành phần (%) sau khi cô đặc . 65
    Bảng 3.15Kết quả đánh giá cảm quan dịch chiết. . 66
    Bảng 3.16:Chỉ tiêu hóa lý và độ nhớt của một số sản phẩm nước ngọt 69
    Bảng 3.17: Kết quả đánh giá cảm quan dịch chiết theo tỷ lệ dịch cao bổ sung. 69
    Bảng 3.18: Bảng đánh giá cảm quan dịch chiết theo tỷ lệ đường phối chế . 70
    Bảng 3.19:Kết quả chỉ tiêu vi sinh theo thời gian thanh trùng. 71
    Bảng 3.20: Bảng mô tả sản phẩm nước rong biển đóng chai có bổ sung cao
    phlorotannin. . 71
    Bảng 3.21: Bảng phân tích các thành phần của sản phẩm sau khi bổ sung cao
    phlorotannin. . 72
    Bảng 3.22:Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật trong sản phẩm 72
    v
    DANH MỤC HÌNH
    Hình 1.1:Sơ đồ hình chiết Mannitol bằng phương pháp hòa tan trong Alcol 25
    Hình 1.2: Sơ đồ quy trình tổng quát chiết rút Iod từ rong Nâu . 26
    Hình 1.3: Phloroglucinol (i) và phlorotannin [tetrafucol A (ii), fucodiphloroethol B
    (iii), fucodiphlorethol A (iv), tetrafuhalol A (v), tetraisofuhalol (vi),
    phlorofucofuroeckol (vii)] và hoạt tính của chúng. 27
    Hình 2.1: Rong Mơ(Sargassum serratum) .37
    Hình 2.2: Sơ đồ quy trình thu nhận phlorotannin từ rong Sargassum Serratum. 41
    Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của pH 44
    Hình 2.4:sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của tỷ lệ dung môi đến khả
    năng trích ly. 45
    Hình 2.5:Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng của nhiệt độ 46
    Hình 2.6: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định ảnh hưởng 47
    Hình 2.8: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ cô đặc. 48
    Hình 2.9: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian ly tâm 49
    Hình 2.10:Sơ đồ quy trình tạo sản phẩm nước uống rong biển đóng chai .50
    Hình 3.1a: Biểu đồbiểu diễn ảnh hưởng của pHtrích ly đến hàm lượng
    phlorotannin trong quá trình chiết 44
    Hình 3.1b: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của pH trích ly đến hàm lượng
    carbohydrate trong quá trình chiết. .55
    Hình 3.2a: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng củatỷ lệ NL/DM đến hàm lượng
    phlorotannin trong quá trình chiết. 56
    Hình 3.2b: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ NL/DM đến hàm lượng
    carbohydrate trong quá trình chiết. .56
    Hình 3.3a: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng
    phlorotannin trong quá trình chiết. 58
    Hình 3.3b: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến hàm lượng
    carbohydrate trong quá trình chiết. .58
    vi
    Hình 3.4a: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng
    phlorotannin trong quá trình chiết. 60
    Hình 3.4b: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của thời gian chiết đến hàm lượng
    carbohydrate trong quá trình chiết. .60
    Hình 3.5a:Đồ thị biểu diễn hàm lượng phlorotannin trong các lần trích ly 61
    Hình 3.5b: Đồ thị biểu diễn hàm lượng carbohydrate trong các lần trích ly .62
    Hình 3.6a: Đồ thị biểu diễn hiệu suất trích ly phlorotannin trong các lần trích ly 62
    Hình 3.6b: Đồ thị biểu diễn hiệu suất trích ly carbohydrate trong các lần trích ly .63
    Hình 3.7: Sơ đồ quy trình chiết rút phlorotannin từ rong Sargassum Serratum –
    Khánh Hòa. 67
    1
    LỜI MỞ ĐẦU
    
    Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao.
    Con người không chỉ quan tâm đến những vấn đề ăn, mặc, ở đơn giản như trước
    đây mà còn có những yêu cầu cao hơn. Khi đời sống được nâng cao, con người
    ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe của mình. Do đó, những thực phẩm, vật dụng
    có thể gây hạicho sức khỏe dần bị loại bỏ và được thay thế bằng các sản phẩm
    được sản xuất từ các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên. Nhu cầu của con người là
    một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển và cũng là động lực
    thúc đẩy các nhà khoa học, nhà sản xuất tìm tòi, sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới.
    Với sự phát triển của khoa học, con người đã biết cách chiết xuất ra nhiều
    hợp chất có nguồn gốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe con người và ứng dụng chúng
    vào trong đời sống thông qua nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp thực
    phẩm, công nghiệp xây dựng, dệt may Trong đó, việc ứng dụng các thành tựu
    khoa học vào ngành công nghiệp thực phẩm đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh
    hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Hiện nay, có rất nhiều hợp chất được chiết
    xuất từ thiên nhiên đã được ứng dụng rộng rãi vào đời sống.
    Thật vậy, sản phẩm đồ uống không còn đơn thuần là giải khát mà còn phải
    tốt cho sức khỏe. Vì thế việc nghiên cứu sản xuất các chiết xuất từ thiên nhiên để bổ
    sung vào đồ uống luôn được quan tâm, và những chất được trích ly đó chính là hợp
    chất polyphenol (phlorotannin). Thành phần này được sử dụng trong thực phẩm như
    một loại thực phẩm chức năng nhằm mục đích phòng ngừa bệnh do có tính chất
    kháng oxi hóa mạnh.
    Việt Nam có hệ động vật, thực vậtvô cùng phong phú, có nhiều gen quý
    hiếm đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những điều kiện tạo nên
    sự phong phú và giàu có ấy chính là vùng biển nhiệt đới rộng với bờ dài hơn 3200
    km bao bọc hết phía đông và nam đất nước. Một trong những nguồn tài nguyên
    phong phú và có giá trị mà vùng biển bantặng cho chúng ta là rong biển. Rong
    biển là loại thực vật biển quý giá được dùng làm nguyên liệu chế biến thành các
    sản phẩm có giá trị trong công nghiệp và thực phẩm. Từ lâu, rong biển đã được coi
    là đối tượng nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta trữ lượng rong biển
    2
    rất lớn, là nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú, rong biển chiếm vị trí quan
    trọng trong lĩnh vực kinh tế biển Việt Nam. Ngành rong biển có nhiều loài, một
    trong những loài có nhiều tính năng ưu việt được nhiều nhà nghiên cứu ở nước ta
    quan tâm tới là ngành rong Nâu mà điển hình là rong Mơ.
    Gần đây, ngành nuôi trồng và chế biến rong biển nổi lên như một ngành
    công nghiệp mới mang lại một số thành tựu nhất định. Nhiều công trình nghiên cứu
    về giá trị dinh dưỡng cũng như dược học từ rong biển đã được công bố và ứng dụng
    rộng rãi trên toàn cầu. Người ta đã phát hiện ra nhiều thành phần quý có trong rong
    biển như: Iod, Alginate, Fuccoidin, hợp chất chống oxi hóa (phlorotannin), các axit
    béo, . rất có giá trị trong y học, thực phẩm, dược phẩm giúp cho mỗi quốc gia giải
    quyết được vấn đề nhập khẩu dược liệu. Ngày nay, nhiều công dụng khác của rong
    biển còn đang được các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá.
    Xuất phát từ nhu cầu của xã hội hiện đại, đồng thời tận dụng được nguồn
    nguyên liệu dồi dào, các nhà khoa học của nước ta đã và đang tăng cường nghiên
    cứu, chuyển nguồn rong biển và phế thải từ rong biển thành các sản phẩm có giá trị,
    bằng cách sản xuất ra các loại thực phẩm khác nhau, tách chiết ra các thành phần
    khác nhau có hoạt tính sinh học hoặc hỗn hợp các thành phần có hoạt tính sinh học
    để gia tăng giá trị rong biển Việt Nam.
    Để góp phần vào xu thế đó, tôi thực hiệnđề tài “Nghiên cứu trích ly
    phlorotannin từ rong Nâu Sargassum Seratum và ứng dụng tạo sản phẩm đồ
    uống giàu phlorotannin”. Đề tài gồm các nội dung:
    1. Tìm hiểu một số thành phần hóa học chủ yếu của nguyên liệu rong Nâu.
    2. Khảo sát quá trình trích ly phlorotannin.
    3. Thử nghiệm tạo sản phẩm đồ uống giàu phlorotannin.
    Bước đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học, trong điều kiện kiến thức còn
    hạn chế, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí nghiên cứu còn thiếu thốn, ngoài việc nỗ
    lực của bản thân, sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn cùng các anh chị phụ trách
    phòng thí nghiệm của Viện Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Nha Trang, tôi đã
    hoàn thành đề tài được giao. Tuy nhiên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, tôi
    rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô, các bạn độc giả để đề tài được
    hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    3
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
    1.1. TỔNG QUAN VỀ RONG BIỂN[1].
    1.1.1 Đặc điểm, sự phân bố rong biển.
    Rong biển hay tảo biển có tên khoa học là marine –algae, marine plant hay
    seaweed. Rong biển là thực vật thủy sinh có đời sống gắn liền với nước. Chúng có
    thể là đơn bào, đa bào sống thành quần thể. Chúng có kích thước hiển vi hoặc có
    khi dài hàng chục mét. Hình dạng của chúng có thể là hình cầu, hình sợi, hình phiến
    lá hay hình thù rất đặc biệt. Sản lượng hàng năm các Đaị dương cung cấp cho trái
    đất hàng 200 tỷ tấn rong. Nhiều nhà khoa học cho rằng trên 90% carbon tổng hợp
    hàng năm nhờ quang hợp trong môi trường lỏng, trong đó có 20% do rong biển tổng
    hợp nên.
    Rong biển thường phân bố ở các vùng nước mặn, nước lợ, cửa sông, vùng
    triền sâu, Rong Đỏ và rong Nâu là hai đối tượng được nghiên cứu với sản lượng
    lớn và được ứng dụng nhiều trong các ngành công nghiệp và đời sống. Đối với rong
    Lục thì loại tảo Chlorella được xếp vào loại tảo kì diệu, có tốc độ sinh khối cực
    nhanh, đang được nghiên cứu phục vụ cho conngười.
    Rong biển sống ở biển, hấp thụ một lượng thức ăn phong phú chảy trôi dạt từ
    lục địa ra, rong có nhiều tính chất không giống thực vật trên cạn. Một số yếu tố sinh
    thái đối với động vật sống trên cạn là rất quan trọng, song đối với rong biển lại
    không quan trọng như độ ẩm của không khí, lượng mưa. Nhưng các yếu tố sinh thái
    biển có ảnh hưởng đến đời sống rong biển như: địa bàn sinh trưởng, nhiệt độ, ánh
    sang, độ muối, độ PH, muối dinh dưỡng, khí hòa tan, mức triều, song, gió, hải lưu.
    Nhiều hợp chất hữu cơ trong rong biển có tác dụng điều hòa, kích thích sinh
    trưởng đối với cây trồng như auxin, giberelin, cytokinin, mannitol và các
    oligosacaride khác. Ngày nay rong biển còn được sản xuất thành phân bón hữu cơ
    (phân bón lá và phân bón gốc).
    4
    1.1.2 Nguồn lợi rong biển –Bảo vệ và phát triển nguồn lợi rong biển Việt
    Nam.
    a. Nguồn lợi rong biển thế giới.
    Nguồn lợi rong biển trên thế giới rất lớn, song sản lượng rong được khai thác
    và sử dụng hàng năm không đều(theo tài liệu của FAO về sản lượng rong biển
    hàng nămtrên thế giới). Châu Á là khu vực cung cấp rong Đỏ. Trong đó,
    Philippines kể từ năm 1970 sau khi áp dụng thành công phương pháp phát triển
    rong Eucheumabằng bao tử đã chuyển lên hàng đầu thế giới vế rong biển nguyên
    liệu, 85% lượng nguyên liệu sản xuất Carrageenan và Furcellaran hằng năm do
    Philippins cung cấp. Nam Triều Tiên là nước cung cấp nguyên liệu sản xuất Agar
    với khối lượng lớn nhất trên thế giới, chiếm 52%.
    Nguồn lợi rong Nâu chủ yếu tập trung ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ.
    Canada tập trung hơn 75% khốilượng rong nguyên liệu sản xuấtAlginate , trong
    khi đó khối lượng rong Nâu Châu Á chỉ khoảng 5%. Theo FAO ước tính mỗi năm
    trên thế giới rong Nâuđược khai thác dọc bờ Đại Tây Dương kể cả biển Đen và Địa
    Trung Hải [1].
    Trên thế giới Alginate đượcsản xuất từ rong Nâucó sản lượng lớn hơn Agar,
    Carrageenan, Furcellanan được sản xuất từ rong Đỏ.Về sản lượng rong Nâu thì khu
    vực Bắc Mỹ có sản lượng lớn nhất, tiếp đến là Châu Âu, Mỹ La Tinh vàChâu Á.
    Đối với rong Đỏ thì sản lượngchủ yếu tập trung lớn tại Châu Á, đến Châu Mỹ La
    Tinh, rồi đếnChâu Âu.
    Việc chọn loại rong nào làm nguyên liệu chính để sản xuất các loại keo rong
    phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Một trong các yếu tố quan trọng nhất là tính
    chất ổn định và nguồn nguyên liệu, hay nói một cách khác là phụ thuộc vào khả
    năng phát triển của loài rong đó trong điều kiện tự nhiên của mỗi nước cũng như
    chất lượng keo rong được chiết rút từ loài rong đó.


    TÀI LIỆUTHAM KHẢO
    1. Trần Thị Luyến, Đỗ Minh Phụng, Nguyễn Anh Tuấn, Ngô Đăng Nghĩa
    (2004), Chế biến rong biển, NXB Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh.
    2. Nguyễn Hữu Đại (1997), Rong Mơ Việt Nam nguồn lợi và sử dụng, NXB
    Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh.
    3. Đỗ Minh Phụng, Đặng Văn Hợp (1997), Phân tích kiểm nghiệm sản phẩm
    thủy sản, Trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang.
    4. Khoa hóa thực phẩm và công nghệ sinh học, Các quá trình công nghệ cơ bản
    trong sản xuất thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
    5. Nguyễn Hải Hà (2004), Nghiên cứu trích ly polyphenol từ trà Camellia
    sinensis (L), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh.
    6. Đặng Xuân Cường (2009), Nghiên cứu thu nhận dịch chiết có hoạt tính
    kháng khuẩn từ rong Nâu Dictyota Dichotoma Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại
    học Nha Trang.
    7. Mộtsố đồ án tốt nghiệp của anh chị khóa trước.
    8. Riitta Koivikko (2008), Brown algal phlorotannins improving and applying
    chemical methods, Annales Universitatis Turkuensis.
    9. Rangan M. A. and Glombitza K. W. 1986, Phlorotannin, Brown algal
    polyphenols, Prog. Phycol. Res, 4: 1290 241.
    10. Yong Li, Zhong-Ji Qian, Bomi Ryu, Sang-Hoon Lee, Moon-Moo Kim, Se-Kwon Kim, Chemical components and its antioxidant properties in vitro: Anedible
    marine brown algal, Ecklonia cava, Bioorg. Med. Chem. (2009),
    doi:10.1016/j.bmc.2009.01.031.
    11. Mayalen Zubia, Daniel Robledo, Yolanda Freile-Pelegrin, Antioxidant
    activities in tropical marine macrroalgae from the Yucatan Peninsula, Mexico, J
    Appl PHYCOL (2007) 19:449-458.
    12. Koki Nagayama, Yoshitoshi Iwamura, Toshiyuki Shibata, Izumi Hirayamal
    and Takashi Nakamura, Bactericidal activity of phlorotannins from the brown algal,
    Ecklonia kurome, Journal of Antimicrobial Chemotherapy(2002) 50, 889-893.
    [Công bố năm 2002]
    78
    13. TL: Sang-Hoon Lee, Li-Yong, Fatih Karadeniz, Moon-Moo Kim, Se-Kwon Kim, Alpha-glucosidase and alpha-amylase inhibitory activities of
    phlorotannin derivatives fromEcklonia cava, Journal of Biotechnology 136S (2008)
    S577-S588.
    14. Moon-Moo Kim, Quang Van Ta, Eresha Mendis, Niranjan Rajapakse, Won-Kyo Jung, Hee-Guk Byun, You-Jin Jeon, Se-Kwon Kim, Phlorotannins in
    Ecklonia cava extract inhibit matrix metalloproteinase activity,Life Sciences 79
    (2006) 1436-1443.
    15. Murat Artan, Yong Li, Fatih Karadeniz, Sang-Hoo Lee, Moon-Moo Kim,
    Se-Kwon Kim, Anti-HIV-1 activity of phloroglucinol derivative, 6,6’-bieckol,
    from Echlonia cava, Bioorganic & Medicinal Chemistry 16(2008) 7921-7926.
    16. Quang-To Le, Yong Li, Zhong-Ji Qian, Moon-Moo Kim, Se-Kwon Kim,
    Inhibitory effects of polyphenols isolated from marine alga Ecklonia cavaon
    hictamine release, Process Biochemistry 44 (2009) 168-176.
    17. Nelson T.E., Lewis B.A Separation and characterization of the soluble and
    insoluble components of insoluble laminaran // Carbohydr. Res. –1974.-Vol.33.-P. 63-74.
    18. Maria E.R. Duarte, a Marc A. Cardoso, a Miguel D. Noseda, a, l Alberto
    S.Cerezo (2001), “Structural studies on fucoidans from the brown seaweed
    Sargassum Stenophyllum”, Carbohydrate Research 333, pp 281-293.
    19. Google.com.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...