Luận Văn Nghiên cứu trích ly dầu gấc từ màng hạt gấc (màng tươi) bằng công nghệ enzim

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu trích ly dầu gấc từ màng hạt gấc (màng tươi ) bằng công nghệ enzim


    LỜI MỞ ĐẦU
    Cây gấc là 1 cây thuốc, cây thực phẩm quý của Việt Nam. Tên khoa học của gấc là Momodica cochinchinensis ( Spreng ) thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Từ những năm 1941 Guichard và Bùi Đình Sang đã bước đầu xác định phần màng đỏ bao quanh hạt gấc có chứa õ-caroten và 1 tỷ lệ cao dầu thảo mộc. Tiếp những năm sau đó các nhà khoa học lại tìm thấy trong dầu gấc còn chứa lycopen ( tiền vitamin A ) và vitamin E ( ỏ-tocopherol ) chứng tỏ dầu màng gấc là 1 thực phẩm chức năng, nó không chỉ có giá trị trong công nghệ thực phẩm mà còn có giá trị trong y học. Dầu gấc có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh khô giác mạc mắt, bệnh quáng gà, suy dinh dưỡng và chậm lớn ở trẻ em. Chất béo trong dầu gấc chủ yếu là omega 9 (44%) và omega 6 (30%) là những chất quan trọng giúp phát triển não bộ, võng mạc mắt và sợi thần kinh trung ương. Dầu gấc giúp trẻ tăng hồng cầu, tăng cân, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng vì dầu gấc cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng ở dạng tự nhiên dễ hấp thu như sắt, coban giúp tăng sinh hồng cầu, kẽm giúp phát triển cơ quan sinh sản, tăng sức đề kháng. Nghiên cứu của Viện dinh dưỡng quốc gia đã chứng minh dầu gấc giúp tăng trưởng hồng cầu và làm tăng sức đề kháng của trẻ tốt hơn khi dùng các chế phẩm vitamin tổng hợp. õ-caroten, lycopen và vitamin E thiên nhiên trong dầu gấc có tác dụng nâng cao sức đề kháng cho thai nhi và trẻ em, giúp bảo vệ thai nhi và trẻ em khỏi sự tấn công của các gốc tự do, các chất gây biến đổi gen như chất độc dioxin, chất tăng trọng, thuốc trừ sâu trong thực phẩm Lycopen và vitamin E thiên nhiên ( 12% ) trong dầu gấc có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ quan sinh sản, giúp noãn và tinh trùng phát triển tốt hơn, ngăn ngừa vô sinh. Dầu gấc có tác dụng nhuận tràng nhẹ, làm cho dễ tiêu hóa, dùng rất tốt cho các trường hợp táo bón ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra dầu gấc còn có tác dụng làm da, tóc mịn màng, giảm sự nhạy cảm của da với tia cực tím, chống sạm da, làm mau lành vết thương, vết bỏng, vết loét. Omega 6 trong dầu gấc giúp tăng chuyển hóa mỡ ở bụng, đùi, hạ mỡ máu giúp giảm béo, tạo vóc dáng thon thả. Lycopen, õ-caroten ngăn ngừa ung thư mạnh, chống lão hóa.
    Chính vì dầu gấc có nhiều công dụng như vậy, bên cạnh đó việc nghiên cứu sản xuất õ-caroten và vitamin E ( ỏ-tocopherol ) nhằm phục vụ nhu cầu trong nước, tiết kiệm được 1 lượng lớn sản phẩm vitamin tổng hợp phải nhập khẩu đồng thời lại tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú của đất nước nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu - sản xuất sản phẩm dược phẩm có giá trị sử dụng cao về dinh dưỡng cũng như về điều trị đặc hiệu. Vậy nên trong luận văn này em xin trình bày quá trình nghiên cứu trích ly dầu gấc từ màng hạt gấc (màng tươi ) bằng công nghệ enzim với những tính năng ưu việt, cho hiệu suất thu hồi dầu cao (98%) và sản phẩm chất lượng tốt, không độc, có thể dùng trong công nghiệp thực phẩm. Do em chưa có nhiều kinh nghiệm và vốn kiến thức có hạn nên chắc chắn trong luận văn này sẽ có nhiều sai sót, em kính mong các thầy cô hướng dẫn và chỉ bảo cho em.


    LỜI MỞ ĐẦU
    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1.Sơ lược về tình hình sản xuất dầu gấc:
    .1.2.Giới thiệu về nguyên liệu gấc:
    1.2.1.Cây gấc:
    1.2.1.1.Đặc điểm hình thái:
    1.2.1.2.Phân bố, sinh thái:
    1.2.1.3.Trồng gấc:
    1.2.1.2.Cách dùng các bộ phận khác của cây gấc:
    1.2.2.Thành phần hóa học của màng gấc:
    1.2.2.1.Lipit:
    1.2.2.2.Gluxit:
    1.2.2.3.Các hợp chất nitơ:
    1.2.2.4.Chất tro:
    1.2.2.5. õ-caroten:
    1.2.2.6. ỏ-tocopherol:
    1.3.Các phương pháp thu nhận dầu gấc:
    1.3.1.Phương pháp ép cơ học:
    1.3.2.Phương pháp trích ly bằng dung môi hữu cơ:
    1.3.3.Phương pháp trích ly dầu gấc bằng công nghệ enzim:
    1.3.3.1.Một số enzim ứng dụng trong phương pháp:
    1.3.3.1.a.Enzim xenlulaza:
    1.3.3.1.b.Enzim Pectinaza:
    1.3.3.1.c.Enzim Termamyl (ỏ-amylaza ):
    1.3.3.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng của enzim:
    1.3.3.2.a.ảnh hưởng của nồng độ enzim:
    1.3.3.2.b.ảnh hưởng của nồng độ cơ chất:
    1.3.3.2.c.Ảnh hưởng của chất kìm hãm:
    1.3.3.2.d.Ảnh hưởng của các chất hoạt hóa:
    1.3.3.2.e.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến phản ứng của enzim:
    1.3.3.2.g.Ảnh hưởng của pH môi trường đến vận tốc phản ứng:
    1.4.Điều kiện bảo quản sản phẩm dầu gấc thô:
    1.4.1.Những nguyên nhân làm hư hỏng dầu:
    1.4.2.Những biện pháp thông thường để bảo quản dầu gấc thô:
    CHƯƠNG II : NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1.Nguyên liệu:
    2.1.1.Nguyên liệu nghiên cứu:
    2.1.2.Hóa chất và thiết bị dùng trong nghiên cứu:
    2.2.Phương pháp nghiên cứu trích ly dầu gấc theo công nghệ enzim:
    2.2.1.Mục đích của quá trình trích ly dầu gấc bằng công nghệ enzim:
    2.2.2.Phương pháp tiến hành trích ly dầu gấc bằng công nghệ enzim:
    CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1.Phân tích mẫu nguyên liệu nghiên cứu:
    3.2.Nghiên cứu lựa chọn yếu tố ảnh hưởng của dung dịch đệm đối với nguyên liệu:
    3.3.Nghiên cứu lựa chọn thời điểm bổ sung enzim thích hợp:
    3.4.Nghiên cứu lựa chọn enzim thủy phân thích hợp:
    3.5.Nghiên cứu lựa chọn nồng độ enzim thủy phân thích hợp:
    3.6.Nghiên cứu lựa chọn tỷ lệ dung dịch đệm và màng gấc:
    3.7.Nghiên cứu lựa chọn pH tối ưu cho enzim Xenlulaza xúc tác thủy phân:
    3.8.Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến enzim xúc tác thủy phân Xenlulaza:
    3.10.Nghiên cứu ảnh hưởng của nguyên liệu màng gấc tươi tới hiệu suất tách dầu:
    3.11.Hoàn thiện quy trình công nghệ trích ly dầu gấc từ màng gấc tươi bằng công nghệ enzim:
    3.12.ứng dụng vào sản xuất thử nghiệm:
    KẾT LUẬN
     
Đang tải...