Thạc Sĩ Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐH Tây Nguyên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa . i
    Lời cam đoan . ii
    Lời cảm ơn . iii
    Mục lục . 1
    Danh mục các chữ viết tắt 3
    Danh mục các bảng biểu, đồ thị . 4
    MỞ ĐẦU 5
    1. Lí do chọn đề tài 5
    2. Mục đích nghiên cứu . 6
    3. Đối tượng, khách thể nghiên cứu . 6
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 6
    5. Phạm vi nghiên cứu . 6
    6. Giả thuyết khoa học . 6
    7. Phương pháp nghiên cứu . 7
    8. Đóng góp mới của luận văn . 7
    9. Cấu trúc của luận văn . 7
    Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC 8
    1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề trí tuệ cảm xúc . 8
    1.1.1. Những nghiên cứu ở trên thế giới . 8
    1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam . 11
    1.2. Trí tuệ và trí tuệ cảm xúc . 12
    1.2.1. Trí tuệ 12
    1.2.2. Cảm xúc . 14
    1.2.3. Trí tuệ cảm xúc 19
    1.3. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên 33
    1.3.1. Đặc điểm phát triển trí tuệ của lứa tuổi sinh viên 33
    1.3.2. Đặc điểm xúc cảm, tình cảm của sinh viên . 34
    1.3.3. Trí tuệ cảm xúc của sinh viên . 35 2
    Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. Tổ chức nghiên cứu lí luận 36
    2.1.1. Mục đích nghiên cứu 36
    2.1.2. Nội dung nghiên cứu 36
    2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 36
    2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 36
    2.2.1. Mục đích nghiên cứu 36
    2.2.2. Khách thể nghiên cứu 36
    2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 38
    2.3. Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm 41
    2.3.1. Mục đích nghiên cứu thực nghiệm . 41
    2.3.2. Khách thể nghiên cứu 41
    2.3.3. Giới hạn thực nghiệm . 41
    2.3.4. Nội dung thực nghiệm 42
    2.4. Kế hoạch nghiên cứu 44
    Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ THỰC NGHIỆM
    3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng 45
    3.1.1. Thực trạng mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN 45
    3.1.2. Mối quan hệ giữa TTCX và KQHT của sinh viên trường ĐHTN . 54
    3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của sinh viên ĐHTN . 56
    3.2. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao TTCX của sinh viên
    trường ĐHTN . 66
    3.2.1. Một số biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN 66
    3.2.2. Thực nghiệm biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN 67
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 70
    1. Kết luận . 70
    2. Kiến nghị . 71
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 72
    PHỤ LỤC . 743
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    ĐHTN Đại học Tây Nguyên
    SV Sinh viên
    EI Trí tuệ cảm xúc
    EQ Chỉ số trí tuệ cảm xúc
    IQ Chỉ số thông minh
    KQHT Kết quả học tập
    TB Trung bình
    TL% Tỉ lệ phần trăm
    TN Thực nghiệm
    TS Tần số
    Qtkd Quản trị kinh doanh
    Dân tộc Dân tộc 4
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ
    Bảng 2.1. Phân bố khách thể nghiên cứu 37
    Bảng 3.1. Kết quả điểm EQ của sinh viên ĐHTN 45
    Biểu đồ 3.1. Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên . 46
    Bảng 3.2. So sánh điểm EQ trung bình của sinh viên 2 khoa . 47
    Biểu đồ 3.2. Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên 2 khoa . 48
    Bảng 3.3. So sánh điểm EQ trung bình của sinh viên theo năm học 49
    Biểu đồ 3.3. Mức độ trí tuệ cảm xúc của năm 1, năm 2, năm 3 50
    Bảng 3.4. So sánh điểm EQ trung bình của sinh viên theo giới tính . 50
    Biểu đồ 3.4. Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên nam và nữ . 51
    Bảng 3.5. Kết quả điểm EQ của sinh viên theo lớp học . 52
    Bảng 3.6. So sánh điểm EQ trung bình của sinh viên theo dân tộc . 53
    Biểu đồ 3.5. Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên theo dân tộc . 54
    Bảng 3.7. Kết quả học lực trung bình các môn của sinh viên . 54
    Bảng 3.8. Tần suất điểm EQ và KQHT của sinh viên 55
    Bảng 3.9. Tương quan giữa điểm EQ và KQHT của sinh viên 56
    Bảng 3.10. Đánh giá của sinh viên về TTCX bản thân 58
    Bảng 3.11. Mức độ thể hiện tình cảm trong quan hệ giao tiếp xã hội . 59
    Bảng 3.12. Đánh giá của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến TTCX 60
    Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố gia đình đến trí tuệ cảm xúc . 62
    Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giáo dục của nhà trường đến trí tuệ cảm xúc 64
    Bảng 3.15. So sánh giá trị trung bình điểm số EQ của nhóm thực nghiệm . 68 5
    MỞ ĐẦU
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) là một khái niệm hiện đại đang
    được nghiên cứu và ứng dụng trong mọi lĩnh vực sống của con người.
    Các chuyên gia tâm lý đã khẳng định rằng: một khi cá nhân đã có tất cả các yếu tố
    trí tuệ cảm xúc, thậm chí chỉ với chỉ số thông minh trung bình, cá nhân đó có thể
    thành đạt trong cuộc sống, trong sự nghiệp. Ngược lại, những người có chỉ số thông
    minh cao nhưng thiếu hụt trong trí tuệ cảm xúc thì họ rất khó thành công trong cuộc
    sống, thậm chí ở vị trí thấp hơn những người có chỉ số thông minh trung bình nhưng
    có trí tuệ cảm xúc cao.
    Mặt khác, các nhà tâm lý học hiện đại khi nghiên cứu về EQ đã kết luận: hệ
    số trí tuệ cảm xúc không phải một đại lượng bất biến mà có thể thay đổi thông qua
    hoạt động. Vì vậy, mỗi cá nhân có thể luyện tập để nâng cao trí tuệ cảm xúc của
    mình theo những bước nhất định với sự hướng dẫn của các chuyên gia tâm lý học.
    Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lý phức hợp có vai trò quan trọng trong sự
    thành công của hoạt động con người trong xã hội hiện đại. Vì vậy, tìm hiểu và xác
    định và phát triển trí tuệ cảm xúc của con người là một vấn đề cần có những nghiên
    cứu tiếp tục.
    Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang trong thời kì CNH - HĐH, sinh
    viên là nguồn nhân lực lao động chất lượng cao phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ xây
    dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu, bồi dưỡng và phát triển trí tuệ nói
    chung, trí tuệ cảm xúc nói riêng cho sinh viên là nhiệm vụ cần thiết và quan trọng
    nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng cường hiệu quả hoạt
    động học tập, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, phát triển nhân cách toàn diện
    của sinh viên.
    Qua nghiên cứu thực tiễn, phần lớn sinh viên trường ĐHTN còn chưa nhận
    thức đầy đủ về vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với cuộc sống nói chung và hoạt động
    học tập nói riêng. Đồng thời khả năng tự rèn luyện nâng cao trí tuệ cảm xúc của họ
    còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, công tác giáo dục đào tạo trong nhà trường còn quá 6
    chú trọng đến đào tạo chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú ý đúng mức đến công tác
    giáo dục, bồi dưỡng nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên - một yếu tố góp phần
    vào sự thành công trong hoạt động học tập cũng như trong cuộc sống của họ. Xuất
    phát từ những lý do trên, đề tài : “Nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường
    Đại học Tây Nguyên” được lựa chọn và tiến hành nghiên cứu.
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Tìm hiểu thực trạng các mức độ trí tuệ cảm xúc và những yếu tố ảnh hưởng đến
    trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN, từ đó đề xuất và thử nghiệm một số
    biện pháp nhằm bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc cho các em, góp phần nâng cao kết quả
    học tập của họ.
    3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: Mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN.
    3.2. Khách thể nghiên cứu:
    * Khách thể nghiên cứu thực trạng: 284 sinh viên trường ĐHTN: 133 SV khoa
    Kinh tế và 151 SV khoa Sư Phạm
    * Khách thể nghiên cứu thực nghiệm: 20 SV năm 1 thuộc khoa SP và khoa KT.
    4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    4.1. Khái quát một số vấn đề lí luận về trí tuệ, cảm xúc và trí tuệ cảm xúc, trí tuệ
    cảm xúc của sinh viên
    4.2. Khảo sát thực trạng các mức độ của trí tuệ cảm xúc của SV trường ĐHTN.
    4.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp tác động nhằm góp phần nâng cao
    mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường Đại học Tây Nguyên.
    5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    * Khách thể nghiên cứu: 284 sinh viên thuộc năm1, năm 2, năm 3 thuộc khoa Sư
    Phạm và khoa Kinh Tế.
    * Địa bàn nghiên cứu: trường Đại học Tây nguyên
    * Thời gian nghiên cứu: tháng 04 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008
    6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
    Chúng tôi giả định rằng trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHTN còn ở
    mức độ thấp và chúng do nhiều yếu tố chi phối. Bằng các biện pháp tác động có thể
    nâng cao trí tuệ cảm xúc cho sinh viên trường Đại học Tây Nguyên.7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
    Phân tích, tổng hợp tài liệu, để tổng quan các vấn đề lí luận về trí tuệ cảm xúc.
    7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    Phương pháp trắc nghiệm, phương pháp quan sát, phương pháp trò chuyện,
    phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp thực nghiệm, phương pháp
    nghiên cứu sản phẩm hoạt động, nhằm khảo sát thực trạng và thử nghiệm một số
    biện pháp tác động nâng cao trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐHTN.
    7.3. Phương pháp thống kê toán học
    Dùng các công thức thống kê để xử lí và phân tích các kết quả nghiên cứu và phần
    mềm SPSS 1.3 for window.
    8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
    8.1. Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về trí tuệ cảm xúc của sinh viên.
    8.2. Chỉ ra được hiện trạng và thử nghiệm các biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc
    cho sinh viên trường ĐHTN.
    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
    Mở đầu
    Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
    Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu
    Kết luận và kiến nghị
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...