Luận Văn Nghiên cứu tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn Lịch sử, Địa lý địa phương cho h

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn Lịchsử, Địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau


    xây dựng nội dung và phương pháp dạy môn Lịch sử, Địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau” là đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, nhằm mục đích thực hiện chương trình dạy và học Lịch sử, Địa lý địa phương cho học sinh phổ thông tỉnh Cà Mau theo qui định của Bộ Giáo dục-Đào tạo và đáp ứng yêu cầu cấp bách của địa phương.
    Nội dung đề tài được cấu trúc theo 2 phần chính: Lịch sử địa phương và Địa lý địa phương tỉnh Cà Mau. Mỗi phần có các nội dung cụ thể bao gồm :
    Mục đích yêu cầu, cấu trúc nội dung chương trình và phương pháp dạy- học Lịch sử hoặc Địa lý địa phương.
    -Các bài học cụ thể theo yêu cầu nội dung của chương trình và được trình bày khá chi tiết nhằm đảm bảo được yêu cầu thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung bài học.
    -Cuối mỗi bài học có các câu hỏi đặt ra nhằm giúp giáo viên hoặc học sinh củng cố trọng tâm bài học. Ngoài ra còn có nhiều bài đọc thêm nhằm cập nhật thông tin và giúp giáo viên, học sinh tham khảo bổ sung kiến thức cho các nội dung chính của bài học.



    PHẦN MỞ ĐẦU
    I-MỤC ĐÍCH VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    1-Cà Mau là mảnh đất cực Nam của Tổ quốc, là một trong hai biểu tượng của Tổ quốc Việt Nam ta “Từ Lạng Sơn đến Cà Mau”. Từ trước đến nay, nhiều người hiểu về Cà Mau như là nơi thiên nhiên đặc biệt ưu đãi nên hết sức giàu có. Nếu hiểu như vậy là chúng ta chưa hiểu hết về Cà Mau. Vì trên vùng rừng vàng biển bạc, ruộng đồng thẳng cánh cò bay này từ bao đời nay người dân Cà Mau đã luôn luôn đứng trước đầu sóng ngọn gió, đấu tranh chống lại thiên nhiên, chống lại kẻ thù giành quyền làm chủ mảnh đất do chính bàn tay lao động của mình tạo ra, đồng thời cũng vững vàng trước mọi thử thách gian truân của lịch sử, đã kế tục nhau dùng máu của mình để viết lên những trang sử chói lọi của tinh thần anh hùng bất khuất chống địa chủ, thực dân, phong kiến và đế quốc. Máu của nhiều thế hệ người Việt nam anh hùng từ khắp nơi trên đất nước ta đã đổ xuống mảnh đất thân yêu này để bảo vệ nền độc lập thống nhất và toàn vẹn của Tổ quốc. Máu của anh hùng, liệt sỹ Phan Ngọc Hiển và các vị tiền bối cách mạng khác đã đổ trong thời kỳ chống Pháp; máu của các anh hùng, liệt sỹ Nguyễn Việt Khái, Lý Văn Lâm, Hồ Thị Kỷ, Dương Thị Cẩm Vân . đã đổ xuống trong thời kỳ chống Mỹ. Và biết bao tấm gương sáng ngời của những anh hùng liệt sỹ khác thuộc các lực lượng vũ trang, thanh niên, phụ nữ, nông dân, trí thức .dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt nam đã tạo nên những sự kiện lịch sử kế thừa đậm đà truyền thống tốt đẹp trong dựng nước, giữ nước của dân tộc và của địa phương. Những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lịch sử tỉnh nhà nêu trên phải được giáo dục cho học sinh thông qua bộ môn Lịch sử và Địa lý địa phương.
    2-Tại Cà mau qua thực tế khảo sát của nhóm nghiên cứu chúng tôi trong nhiều năm về sự hiểu biết của học sinh phổ thông với những nội dung hết sức cơ bản về lịch sử, địa lý địa phương Cà Mau thì đa số các em còn rất mơ hồ, nhiều học sinh không nắm được. Rõ ràng là vấn đề nêu trên đặt ra cho ngành GD-ĐT Cà Mau nói riêng và tỉnh nhà nói chung một yêu cầu giảng dạy lịch sử, địa lý điạ phương cho học sinh phổ thông trong nhà trường theo qui định của Bộ GD-ĐT là hết sức cần thiết.
    3-Lịch sử, địa lý địa phương theo qui định của Bộ GD-ĐT được coi như một nội dung của môn lịch sử, địa lý trong trường phổ thông. Việc tổ chức dạy và thi cử đều phải thực hiện theo phân phối chương trình của Bộ GD-ĐT ban hành. Tuy nhiên ở tỉnh Cà Mau việc giảng dạy và học tập lịch sử, địa lý địa phương chưa được coi trọng đúng mức. Tình trạng đó có nhiều lý do, trong đó quan trọng nhất là việc thiếu tài liệu với tư cách như là bộ giáo trình (Sách giáo khoa) về lịch sử địa phương, địa lý địa phương dùng cho giáo viên và học sinh.
    Để nhằm mục đích khắc phục tất cả tình trạng hạn chế trên, nhóm nghiên cứu chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài khoa học cấp Tỉnh với tên đề tài là:
    “Nghiên cứu tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn Lịch sử, Địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau”.
    -Đề tài được Sở Giáo dục – Đào tạo Cà Mau là cơ quan chủ trì thực hiện.
    -Sở Khoa học Công nghệ – Môi trường Cà Mau là cơ quan chủ quản.
    II-NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
    1-Tổng hợp, xây dựng nội dung chương trình giảng dạy lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau.
    2-Trình bày phương pháp nghiên cứu giảng dạy, học tập lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau.
    III-ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
    1-Đối tượng nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu đề tài là Nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau.
    2-Phạm vi nghiên cứu:
    “Tổng hợp, xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy môn lịch sử, địa lý địa phương cho học sinh phổ thông Cà Mau” có phạm vi rộng lớn cả về không gian, thời gian, nội dung và phương pháp, liên quan đến nhiều ngành khoa học khác nhau. Tuy nhiên do thời gian, kinh phí, nguồn tư liệu và khả năng của nhóm nghiên cứu, trong phạm vi đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu:
    -Xây dựng nội dung phương pháp giảng dạy lịch sử, địa lý địa phương.
    -Cho đối tượng học sinh trung học (THCS, THPT) trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
    IV-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    -Vận dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử, địa lý trong việc tổng hợp xây dựng nội dung lịch sử, địa lý địa phương.
    -Vận dụng các phương pháp lý luận dạy học thông qua nghiên cứu các lý luận về giáo dục học và quá trình giáo dục, quá trình dạy học trong nhà trường phổ thông.
    -Vận dụng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, điều tra quan sát khảo sát, tổng hợp thông qua các vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    -Ngoài ra còn vận dụng và phối hợp các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, tâm lý học, xã hội học trong việc xây dựng các nội dung và phương pháp giảng dạy.
     
Đang tải...