Thạc Sĩ Nghiên cứu tổng hợp vật liệu SnO2, có cấu trúc nano đa cấp và ứng dụng trong cảm biến khí, xúc tác

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    Oxit thiếc (SnO2) với cấu trúc cassiterite là một loại chất bán dẫn loại n điển
    hình (Eg = 3,6 eV) [6, 106] và là một trong những chất bán dẫn được sử dụng
    rộng rãi nhất do hoạt tính cảm biến khí, độ bền hoá và độ bền cơ cao. Nhiều nhà
    khoa học đã và đang quan tâm nghiên cứu oxit thiếc để ứng dụng làm vật liệu cảm
    biến [64], vật dẫn thấu quang [99] và làm chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ
    [6, 15, 162]. Vật liệu nano SnO2 được tổng hợp bằng nhiều phương pháp khác nhau
    như thuỷ nhiệt [52, 76, 93], dung môi nhiệt [162], sol-gel [9, 118], bốc bay chân không
    [11], v.v. nhằm tạo ra vật liệu SnO2 có đặc trưng bề mặt tốt hơn bao gồm diện tích
    bề mặt riêng lớn, độ tinh thể cao, hình thái xác định. Về phương diện này, vật liệu
    cấu trúc nano với diện tích bề mặt riêng lớn và lớp bề mặt kiệt điện tử cao (full
    electron depletion) có nhiều ưu thế [64]. Nhiều loại oxit thiếc có cấu trúc nano đã
    được nghiên cứu bao gồm: sợi nano (1 chiều hay 1D) [10, 56], nano ống (1D) [24],
    nano tấm (2D), v.v
    Kết quả nghiên cứu cho thấy độ nhạy khí tăng nhanh khi kích thước hạt nhỏ
    hơn độ dài Debye (thường vài nm) [150]. Các hạt có thể phân tán đồng nhất trong
    môi trường lỏng bằng sự ổn định tĩnh điện và không gian. Tuy nhiên, khi các hạt
    nano được tạo thành thì sự kết tụ (agglomerates) giữa các hạt nano trở nên rất mạnh
    [51, 118] do lực hút Van der Waals tỉ lệ nghịch với kích thước hạt. Khi đó, các hạt
    sẽ kết tụ và hình thành cấu trúc đặc khít. Hoạt tính của vật liệu hầu như chỉ do các
    hạt sơ cấp gần khu vực bề mặt đóng góp, còn phần bên trong các hạt thì gần như
    không hoạt động.
    Gần đây, một xu hướng chế tạo định hướng vật liệu SnO2 có kích thước nano
    mới ra đời đó là thiết kế dạng vật liệu cấu trúc nano đa cấp (hierarchical
    nanostructures) [52, 162] nhằm cải thiện vấn đề kết tụ của vật liệu nano (0D). Vật
    liệu cấu trúc nano đa cấp là vật liệu được xây dựng từ các khối nano cơ sở ít chiều
    hơn như hạt nano (0D), sợi nano (1D), tấm nano (2D) v.v Cấu trúc nano đa cấp có
    cấu trúc trật tự không bị giảm diện tích bề mặt, trong khi đó dạng cấu trúc của các
    hạt nano dễ dàng bị kết tụ. Người ta cho rằng vật liệu cấu trúc nano đa cấp (VLĐC)
    có thể đạt được các yêu cầu về làm vật liệu cảm biến vì độ chảy (flowable) và độ
    cảm biến cao; đạt được yêu cầu làm xúc tác vì hoạt tính cao [64]. Mặc khác, có thể 2
    thiết kế chế tạo vật liệu đa cấp bằng cách phân tán các nano oxit hoạt tính lên các
    vật liệu mao quản trung bình như MCM-41 [15], SBA-15 [114] v.v Vật liệu mao
    quản trung bình với đường kính mao quản từ 2 † 50 nm, được sắp xếp trật tự là chất
    mang tốt cho các phản ứng xúc tác. Chất xúc tác SnO2 trên nền vật liệu mao quản
    trung bình là có hoạt tính xúc tác cao đối với một số phản ứng oxy hoá trong tổng hợp
    hữu cơ như phản ứng tổng hợp nopol [2, 3] và phản ứng oxy hoá phenol [15, 113]. Hoạt
    tính và độ chọn lọc cao của chất xúc tác là do sự đóng góp của diện tích bề mặt riêng lớn
    và cấu trúc trật tự của chất nền vật liệu mao quản.
    Mặc dù, VLĐC SnO2 đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học nước
    ngoài nhưng ở Việt Nam chỉ có công bố về tổng hợp vật liệu hạt nano SnO2 [76],
    sợi nano SnO2 [10] và chưa có một công trình công bố nào nghiên cứu một cách có
    hệ thống về VLĐC SnO2. Với yêu cầu phát triển và công nghiệp hoá đất nước, xu
    hướng nghiên cứu vật liệu nano đa cấp SnO2 ứng dụng vào lĩnh vực gốm điện tử,
    bán dẫn và xúc tác hữu cơ là cần thiết. Vì vậy, việc nghiên cứu tổng hợp nano SnO2
    đa cấp sẽ có ý nghĩa về mặt lý thuyết cũng như thực tiễn. Do đó, chúng tôi chọn đề
    tài luận án “Nghiên cứu tổng hợp vật liệu SnO2 có cấu trúc nano đa cấp và ứng
    dụng trong cảm biến khí, xúc tác”.
    Luận án được sắp xếp theo các chương như sau:
    Mở đầu
    Chương 1. Tổng quan các tài liệu tham khảo cập nhật trong và ngoài nước
    liên quan đến đề tài luận án, từ đó đặt ra những vấn đề cần giải quyết trong luận án .
    Chương 2. Trình bày mục tiêu và nội dung nghiên cứu, các phương pháp
    phân tích hoá lý sử dụng và phương pháp thực nghiệm để thực hiện luận án.
    Chương 3. Trình bày các kết quả tổng hợp VLĐC SnO2 kiểu quả cầu xốp 0-3
    (porous sphere 0-3), kiểu 1-3 lông nhím (hay1-3 urchin) và kiểu SnO2 0-1 MCM-41.
    Hoạt tính cảm biến khí LPG, ethanol, hydro và hoạt tính xúc tác trong phản ứng oxy hoá
    tổng hợp dihydroxyl benzene sẽ được nghiên cứu và thảo luận.
    Kết luận các kết quả đạt được
    Danh sách các bài báo đã và đang công bố liên quan đến luận án
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...