Tiến Sĩ Nghiên cứu tổng hợp và tính chất nhạy khí của vật liệu nanocomposite trên nền polyaniline và polypyr

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu suất
    của thiết bị, linh kiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu của con người là xu hướng
    phát triển của khoa học và công nghệ. Mục tiêu phát triển đó phụ thuộc vào
    khả năng tổng hợp vật liệu chức năng thích hợp và sự gia công chế tạo linh
    kiện. Xét về phương diện vật liệu các chất bán dẫn hữu cơ và dẫn xuất của
    chúng nổi lên như là ứng viên tiềm năng thay thế vật liệu Silic truyền thống
    trong công nghệ điện tử tương lai.
    Polyme dẫn (CPs) là những polyme liên hợp gồm các liên kết đơn và các
    liên kết đôi (tạo thành liên kết  và liên kết ) xen kẽ nhau phân bố dọc theo
    chuỗi thẳng của chúng. Các orbital trong các phân tử CPs được lai hoá theo
    kiểu sp 2 . Các liên kết  là những liên kết yếu hơn so với liên kết , do đó
    dưới tác động bên ngoài (hoá học, vật lý) thì liên kết  bị thay đổi, dẫn đến
    các tính chất điện, hoá học của CPs thay đổi. CPs ngày càng được sử dụng
    rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như công nghệ điện tử, công nghệ cảm biến,
    tích trữ năng lượng, ăn mòn bảo vệ kim loại. Tuy nhiên, CPs thuần có những
    hạn chế nhất định như độ dẫn điện thấp, khả năng hoà tan trong dung môi
    kém và có tính lọc lựa cao. Tìm cách biến đổi và làm tăng cường tính chất
    của CPs bằng cách kết hợp với vật liệu như các ôxít kim loại (TiO 2 ,
    V 2 O 5 , ), ống các bon nano để tạo thành vật liệu nanocomposite được hy
    vọng là có nhiều khả năng phát triển.
    Là một dẫn xuất của CPs, vật liệu nanocomposite trên nền CPs (NCPs)
    với thuộc tính và đặc trưng có thể được điều chỉnh để đáp ứng các ứng dụng
    mong muốn thông qua việc thay đổi vật liệu phụ gia, kích thước, hình dạng
    và mức độ tỷ lệ trong hỗn hợp NCPs.
    Vật liệu ống các bon nano (CNTs) cũng có kiểu lai hoá sp 2
    phân bố đều
    trên toàn bộ cấu trúc của chúng tương tự như CPs. Vật liệu CNTs thể hiện
    các tính chất cơ, điện, quang đặc biệt. Các tính chất của CNTs phần nào bổ
    sung cho các tính chất của CPs trong vật liệu nanocomposite của chúng. Tổ
    hợp CPs và CNTs trong một khối vật liệu có thể được xem là phương pháp
    hiệu quả để tăng cường các tính chất đặc biệt của chúng, từ đó có thể tìm
    được đặc tính phù hợp để ứng dụng trong các linh kiện điện tử như tụ điện,
    pin nạp lại, điốt phát quang polyme, pin quang điện, cảm biến,
    Trong số các CPs, polyaniline (PANi) và polypyrrole (PPy) là những
    polyme điển hình có tính ổn định cao, thân thiện với môi trường và có các
    trạng thái ôxy hoá-khử, tính chất pha tạp-khử pha tạp thuận nghịch. Trong quá
    trình tổng hợp PANi, PPy bằng phương pháp hoá học các isome sau khi được
    tạo thành liên kết nhau thành chuỗi polyme và có thể liên kết với các phần tử
    khác có mặt trong dung dịch phản ứng, do đó có thể hình thành liên kết mạnh 2
    trong vật liệu nanocomposite được chế tạo. Đó là lý do để chúng tôi sử dụng
    phương pháp hóa học để tổng hợp vật liệu nanocomposite giữa PANi, PPy với
    CNTs và với các ôxít kim loại khác. Dựa trên các cơ sở phân tích trên, việc
    tiến hành tổng hợp và nghiên cứu đặc trưng của vật liệu nanocomposite của
    PANi và PPy với CNTs (cụ thể là ống các bon nano đơn vách - SWNTs) để
    phát triển các ứng dụng là có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
    TiO 2 là một trong các ôxít kim loại được quan tâm trong thời gian gần
    đây vì có nhiều ứng dụng như điện hoá, quang xúc tác, pin nạp lại, sơn, pin
    Mặt trời và cảm biến, . Sự kết hợp giữa hai bán dẫn khác loại trong vật liệu
    lai hóa như TiO 2 (bán dẫn loại n) và PANi (bán dẫn loại p) cũng có thể làm
    nổi trội một số tính chất hóa- lý hứa hẹn nhiều ứng dụng.
    Khí NH 3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ
    thống hô hấp. Ngược với khí NH 3 là loại khí độc thì khí O 2 rất cần thiết cho
    sự sống của con người và được gọi là dưỡng khí. Tuy nhiên nếu khí O 2 có áp
    suất riêng phần lớn hơn 50 kPa (tương đương nồng độ lớn hơn 50 % thể tích
    không khí tiêu chuẩn) hoặc thấp hơn 5 kPa (tương đương nồng độ nhỏ hơn 5
    % thể tích không khí tiêu chuẩn) thì nó có thể làm co giật và gây hại cho sự
    hô hấp.
    Vật liệu CPs và dẫn xuất của chúng được nghiên cứu và phát triển để phát
    hiện hai loại khí NH 3 và O 2 để phục vụ cho cuộc sống con người. Mặc dù
    CPs và dẫn xuất của chúng dạng nanocomposite có lợi thế hấp dẫn bao gồm
    cả quá trình chế tạo đơn giản, hình thái dễ kiểm soát và chi phí thấp, hạn chế
    hoạt động ở nhiệt độ cao, thời gian đáp ứng/phục hồi chậm và độ nhạy thấp
    vẫn là thách thức cho khoa học và công nghệ.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và triển vọng phát triển của họ vật liệu CPs
    với TiO 2 và SWNTs tác giả đề xuất đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu tổng hợp
    và tính chất nhạy khí của vật liệu nanocomposite trên nền polyaniline và
    polypyrrole.
    Mục tiêu nghiên cứu của luận án
    i. Tổng hợp vật liệu nanocomposite có cấu trúc dạng sợi của PANi
    và PPy với TiO 2 và SWNTs bằng phương pháp hóa học.
    ii. Khảo sát các đặc trưng và cấu trúc vật liệu nanocomposite đã tổng
    hợp bằng SEM, TEM, FT-IR, Raman, UV-Vis, XRD.
    iii. Nghiên cứu tính chất nhạy khí của vật liệu nanocomposite đã
    tổng hợp với khí NH 3 và O 2 .
    Phương pháp nghiên cứu
    Bằng thực nghiệm, kết hợp với phân tích số liệu dựa trên các mô hình lý
    thuyết và kết quả thực nghiệm đã công bố. Các mẫu trong luận án được chế
    tạo bằng phương pháp hóa học tại Bộ môn Quang học và Quang điện tử-
    Viện Vật lý Kỹ thuật, trường ĐHBK Hà Nội. Cấu trúc, hình thái và thành 3
    phần của mẫu được kiểm tra bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD), phổ
    hồng ngoại khai triển Fourier (FT-IR), phổ Raman, phổ UV-Vis, kính hiển vi
    điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM).
    Khảo sát tính chất nhạy khí (khí khử NH 3 và khí có tính ôxy hóa O 2 ) bằng
    cách đo sự thay đổi điện trở của vật liệu trên đế cảm biến nhờ đồng hồ
    Keithley 197A, 2000 và hệ ghép nối máy tính Science Workshop 750
    Interface. Nồng độ khí NH 3 được đo chuẩn bằng máy BM GasAlert NH 3 –
    USA.
    Kết cấu của luận án
    Nội dung luận án được trình bày trong 4 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan
    Chương 2: Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu đặc trưng vật liệu
    Chương 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của titanium dioxide lên tính chất nhạy
    khí của polyaniline
    Chương 4: Nghiên cứu ảnh hưởng của ống các bon nano đơn vách lên
    tính chất nhạy khí của polyaniline và polypyrrole
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...