Tiến Sĩ Nghiên cứu tổn thương da, test phát hiện thuốc gây dị ứng và một số xét nghiệm trước, sau điều trị b

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIÊN SĨ Y HỌC
    NĂM 2010

    Mục lục
    Trang
    Đặt vấn đề 1
    Chương 1. TTỔNG QUAN.
    1.1. Phân loại bệnh do thuốc .3
    1.2. Cơ chế miễn dịch của dị ứng thuốc .4
    1.2.1. Phân loại phản ứng miễn dịch-quá mẫn. 4
    1.2.2. Cơ chế miễn dịch của dị ứng thuốc 5
    1.3. Biểu hiện lâm sàng của phản ứng thuốc . 13
    1.3.1. Những phản ứng dị ứng thuốc có biểu hiện ngoài da 13
    1.3.2. Một số biểu hiện toàn thân của phản ứng thuốc. 17
    1.3.3. Một số biểu hiện lâm sàng có hại khác do thuốc . 19
    1.4. Nghiên cứu về dị ứng thuốc và một số yếu tố có liên quan . 21
    1.4.1. Nghiên cứu về lâm sàng . 21
    1.4.2. Nghiên cứu về các xét nghiệm phát hiện thuốc gây dị ứng. 26
    1.4.3. Nghiên cứu về một số chỉ số huyết học và sinh hoá . 28
    1.4.4. Nghiên cứu về mô bệnh học trong dị ứng thuốc 29

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu . 35
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
    2.3. Vật liệu và phương tiện nghiên cứu . 36
    2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu . . 36
    2.4.1. Nhóm bệnh nhân . . 36
    2.4.1.1. Tình hình dị ứng thuốc và một số yếu tố có liên quan 36
    2.4.1.2. Đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học. 37
    2.4.1.3. Cận lâm sàng 37
    2.4.2. Nhóm đối chứng . 37
    2.5. Phương pháp thu thập số liệu. . 39
    2.5.1. Thu thập thông tin liên quan 39
    2.5.2. Khám lâm sàng. . . 39
    2.5.3. Các kỹ thuật xét nghiệm và đánh giá kết quả 39
    2.6. Phương pháp xử lý số liệu . . 49
    2.7. Đạo đức trong nghiên cứu . 50

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
    3.1. Tình hình dị ứng thuốc và một số yếu tố liên quan. . 52
    3.2. Biểu hiện lâm sàng và mô bệnh học 52
    3.2.1. Biểu hiện lâm sàng . 58
    3.2.2. Biểu hiện mô bệnh học . 62
    3.3. Kết quả một số xét nghiệm phát hiện thuốc gây dị ứng và sự thay đổi
    một số thành phần sinh hoá, huyết học trước, sau điều trị bệnh nhân dị ứng thuốc 64
    3.3.1. Một số xét nghiệm phát hiện thuốc gây dị ứng . 64
    3.3.1.1. Phản ứng phân huỷ tế bào mast 64
    3.3.1.2. Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu . 68
    3.3.1.3. Phản ứng Boyden và phản ứng khuyếch tán trên thạch. 71
    3.3.1.4. Phản ứng kích thích chuyển dạng tế bào lympho 76
    3.3.2. Định lượng hàm lượng IgE . . 82
    3.3.3. Một số kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hoá 84

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN.
    4.1. Tình hình dị ứng thuốc và một số yếu tố liên quan . 87
    4.1.1. Về giới và tuổi của bệnh nhân. nghiệp. . 89
    4.1.3. Lý do sử dụng thuốc, người chỉ định và đường sử dụng thuốc .89
    4.1.4. Số lượng thuốc một bệnh nhân đã sử dụng, các nhóm thuốc và
    số lượng thuốc gây dị ứng trên 1 bệnh nhân 91
    4.1.5. Tiền sử của cá nhân và gia đình bệnh nhân về các bệnh dị ứng. 94
    4.2. Biểu hiện lâm sàng và mô bệnh học 95
    4.2.1. Biểu hiện lâm sàng . 95
    4.2.2. Mô bệnh học .100
    4.3. Kết quả một số xét nghiệm phát hiện thuốc gây dị ứng và sự thay đổi một số thành phần sinh hóa, huyết học trước, sau điều trị bệnh nhân dị ứng thuốc 105
    4.3.1. Kết quả một số xét nghiệm phát hiện thuốc gây dị ứng .105
    4.3.1.1. Phản ứng phân huỷ tế bào mast 106
    4.3.1.2. Phản ứng tiêu bạch cầu đặc hiệu 107
    4.3.1.3. Phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động và phản ứng khuyếch tán trên thạch. .108
    4.3.1.4. Phản ứng kích thích chuyển dạng tế bào lympho .110
    4.3.2. Sự thay đổi một số chỉ số xét nghiệm trước, sau điều trị. .117
    4.3.2.1. Thay đổi hàm lượng IgE toàn phần trong huyết thanh 117
    4.3.2.2. Sự thay đổi một số thành phần huyết học và sinh hoá. .120
    Kết luận. .124
    Khuyến nghị 126
    Những công trình đ∙ công bố liên quan đến luận án
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục.
    Phụ lục 1. Mẫu bệnh án nghiên cứu bệnh nhân dị ứng thuốc.
    Phụ lục 2. Mẫu 25B của WHO về phỏng vấn bệnh nhân dị ứng thuốc.
    Phụ lục 3. Danh sách bệnh nhân nghiên cứu.
    Phụ lục 4. Danh mục thuốc có kết quả các phản ứng dương tính.
    Phụ lục 5. Danh sách các loại thuốc đã gây dị ứng trên 45 bệnh nhân được
    xét nghiệm mễn dịch.
    Phụ lục 6. Một số hình ảnh bệnh nhân dị ứng thuốc.


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Từ nhiều thập kỷ qua, các tai biến do thuốc nói chung và dị ứng thuốc nói riêng vẫn là mối quan tâm của nền y học trong nước và y học thế giới. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nhiều ngành công nghiệp, thuốc tân dược và các biệt dược của chúng cũng xuất hiện ngày càng nhiều, nhờ đó mà nhiều căn bệnh đã được phòng và điều trị có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sống và sức khoẻ của nhân loại. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc để phòng hoặc điều trị bệnh cũng có thể gây ra những phản ứng có hại cho con
    người, trong đó có dị ứng thuốc. Dị ứng thuốc là những phản ứng, những hội chứng hoặc những bệnh xuất hiện trong hoặc sau khi dùng thuốc . Các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc gây ra rất đa dạng và phong phú: có khi chỉ biểu hiện tổn thương ngoài da đơn thuần, có khi tổn thương phối hợp ngoài da, niêm mạc và phủ tạng .thậm chí có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Đây là mối đe dọa đối với bệnh nhân và cũng là gánh nặng, là mối lo lắng đối với thầy thuốc [3], [41], [61].
    Theo Marca. A, Riedl Adrian.M [96] và Nagao-Dias, Barros-Nunes [98], dị ứng thuốc là thuật ngữ thông thường được dùng để miêu tả những biến cố không mong muốn khi một cá thể dùng thuốc để phòng bệnh, điều trị hay chẩn đoán một bệnh nào đó.
    Trong những năm gần đây, thị trường thuốc tân dược ngày càng phát triển đa dạng và phong phú với nhiều chủng loại và nhiều biệt dược khác nhau. Mặt khác số lượng người sử dụng thuốc, danh mục các thuốc gây dị ứng và tình trạng lạm dụng thuốc càng ngày càng nhiều, thêm vào đó việc quản lý lưu thông, phân phối thuốc tân dược chưa thật chặt chẽ . khiến cho số các trường hợp bệnh nhân bị các tai biến do thuốc ngày càng gia tăng, trong đó có dị ứng thuốc. Những năm trước đây, dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ trung bình từ 2,5
    - 3% dân số, đến nay tỷ lệ này tăng lên 7- 8% và vẫn có xu hướng gia tăng [4], [75], [139].

    Những phản ứng có hại do thuốc (adverse drug reactions) nói chung và dị ứng thuốc (drug allergy) nói riêng đã được nhiều tác giả trong nước và thế giới nghiên cứu, đó là: Nguyễn Năng An [4], Lê Văn Khang [21], Nguyễn Văn Đoàn [12] hoặc: Arvidson J.A [40], Park M.A [104], Rodriguez Velasco J.G, Torres Valdoss J.E [115] và Picher W.J [149] Các nghiên cứu đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau và đều cho thấy tính đa dạng, phức tạp của dị ứng thuốc. Demoly P và Marca. A Riedl đã chỉ ra rằng những phản ứng có hại do thuốc nói chung và dị ứng thuốc nói riêng thực sự đang còn là một gánh nặng, là một thách thức với nền y học của chúng ta [61], [94]. Các yếu tố phức tạp của dị ứng thuốc bao gồm vô số triệu chứng lâm sàng, căn sinh bệnh học khác nhau và cơ chế phức tạp của nó, còn rất nhiều vấn đề mà chúng ta hiểu về nó còn nghèo nàn [119]. Thêm vào đó là sự thiếu đồng bộ của các labo xét nghiệm, làm cho việc chẩn đoán dị ứng thuốc phụ thuộc nhiều vào khai thác tiền sử và các phát hiện lâm sàng. Xác định một số yếu tố có liên quan, phát hiện sớm các dấu hiệu lâm sàng cũng như tổn thương ngoài da đặc trưng và các tổn thương thường gặp của một số thể lâm sàng nặng trong dị ứng thuốc để xử trí kịp thời là hết sức quan trọng, nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân. Việc đánh giá giá trị của từng phản ứng
    hoặc phức bộ phản ứng phát hiện thuốc gây dị ứng không những giúp cho điều trị, tiên lượng mà còn có ý nghĩa dự phòng dị ứng cho bệnh nhân trong những lần điều trị tiếp theo [59], [99], [114]. Ngày nay, dị ứng thuốc vẫn còn là một vấn đề vô cùng phức tạp và phong phú. Đề tài nghiên cứu nhằm 3 mục tiêu sau:
    1. Khảo sát tình hình bệnh nhân và một số yếu tố liên quan trong dị ứng thuốc.
    2. Xác định các đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học da trên bệnh nhân dị ứng thuốc điều trị tại khoa Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng (Bệnh
    viện Bạch Mai) và Viện Da liễu Quốc gia.
    3. Đánh giá giá trị một số xét nghiệm trong phát hiện thuốc gây dị ứng và sự thay đổi một số thành phần sinh hoá, huyết học trước, sau điều trị bệnh nhân dị ứng thuốc.
     
Đang tải...