Thạc Sĩ Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa về ''dòng điện không đổi '' vất lý 11 THPT nhằm phát huy tín

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu


    MỞ ĐẦU



    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và tiến trình hội nhập quốc tế của đất nước đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao, năng động, sáng tạo và phẩm chất đạo đức tốt. Để đáp ứng nhu cầu đó nghành giáo dục cần đổi mới toàn diện. Do vậy với văn kiện đại hội đảng lần thứ X của ban chấp hành trung ương đảng khoá IX đã khẳng định '' .ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đổi mới trương trình, nội dung, phương pháp dạy và học . Phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh .’’
    Điều 28 luật giáo dục qui định ''phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học cho học sinh".
    Thực hiện yêu cầu trên, ngành giáo dục nước ta có chủ trương đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa. Với nội dung chương trình sách giáo khoa mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh là thật sự cần thiết.
    Vật lí học là một môn học bắt buộc trong hệ thống các môn học của nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường phổ thông trong đó yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học đối với môn vật lí là điều tất yếu. Do đặc thù của vật lí học là môn khoa học thực nghiệm nên một trong những khâu quan trọng của quá trình đổi mới phương pháp dạy học vật lý là tăng cường các hoạt động thực nghiệm của học sinh trong quá trình học tập. Vì vậy, việc đưa thí nghiệm vào dạy học đã làm cho học sinh tiếp cận với con đường nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học

    và tiếp thu các kiến thức một cách nhanh chóng, dễ dàng hơn. Thông qua thí nghiệm vật lý, học sinh sẽ được rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tổng hợp, hình thành tư duy sáng tạo và tinh thần làm việc tập thể. Thông qua việc tiến hành thí nghiệm, học sinh được làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học, có một số kĩ năng sử dụng các máy móc thiết bị cơ bản làm cơ sở cho việc sử dụng những công cụ trong công việc cũng như trong cuộc sống.
    Qua điều tra thực tế, chúng tôi thấy: Việc dạy và học theo chương trình mới đã có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, dạy học nội khoá vẫn còn rất nặng nề, chưa kích thích được sự hứng thú học tập và chưa phát triển được năng lực sáng tạo của học sinh. Do vậy, để đạt được mục tiêu đã đề ra của nền giáo dục, cần phải đa dạng hoá các hình thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh, và cần phải khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động ngoài giờ lên lớp (hay hoạt động ngoại khoá). Đây là một hình thức dạy học mang lại hiệu quả cao nhưng hiện nay chưa được chú trọng ở các trường phổ thông nước ta. Nó không những giúp học sinh củng cố các kiến thức đã học ở nội khoá mà còn giúp đào sâu, mở rộng kiến thức, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Đây là những điều mà nội khoá làm chưa tốt do điều kiện thời gian, phương tiện dạy học hay do sức ép thi cử.
    Qua quá trình nghiên cứu sách giáo khoa vật lí 11, chúng tôi nhận thấy kiến thức về dòng điện không đổi có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Trong dạy học nội khóa đã được trang bị một số thiết bị thí nghiệm tố i thiểu về dòng điện không đổi, nhưng qua điều tra chúng tôi nhận thấy các giáo viên chưa khai thác, tận dụng được hết khả năng của các thiết bị thí nghiệm này trong dạy học. Có giáo viên sử dụng các thiết bị này trong dạy học nhưng chưa nghiên cứu để đưa thí nghiệm vào giảng dạy theo hướng tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Ngoài ra, phần này cũng có những thí nghiệm đơn giản, có thể tự chế tạo được hoặc khai thác từ những thiết bị đã

    có sẵn trong thực tế nhưng giáo viên đã không tổ chức cho học sinh tự thiết kế và làm thí nghiệm. Do vậy, trong học nội khóa, học sinh không có cơ hội được rèn luyện các kĩ năng, các thao tác làm thí nghiệm, cũng như không được hình thành kiến thức một cách đúng đắn dễ dẫn đến sai lầm, hay không có sự hứng thú, tích cực trong học tập và không được rèn luyện tư duy sáng tạo.
    Thực tiễn trong những năm gần đây ở các nhà trường phổ thông hiện nay, hoạt động ngoại khoá nói chung và hoạt động ngoại khoá vật lí nói riêng ít được tổ chức, lãnh đạo nhà trường và giáo viên bộ môn chưa có sự đầu tư cho hoạt động này. Về mặt lí luận, việc nghiên cứu các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí trong nhà trường phổ thông cũng chưa được sự quan tâm nghiên cứu thích đáng của các nhà lí luận dạy học bộ môn.
    Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học vật lí ở trường trung học phổ thông (THPT), chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VỀ "DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI" VẬT LÍ LỚP 11 (THPT) NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

    Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khoá về "dòng điện không đổi" vật lý lớp 11(THPT) nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
    3. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


    Tổ chức dạy học ngoại khoá một số chủ đề về "Dòng điện không đổi'' đối với học sinh lớp 11 THPT, nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.



    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

    Nếu nghiên cứu và tổ chức được một số chủ đề hoạt động ngoại khoá vật lí về ''Dòng điện không đổi'' sẽ góp phần nâng cao tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    - Nghiên cứu lí luận về tính tích cực, năng lực sáng tạo.

    - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc tổ chức dạy học ngoại khoá.

    - Vận dụng kiến thức vào việc tổ chức một số hoạt động ngoại khoá về

    dòng điện không đổi cho học sinh lớp 11 THPT.

    - Khảo sát thực trạng và đề xuất giải pháp việc tổ chức dạy học ngoại khoá bộ môn vật lý tại một số trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang.
    - Soạn thảo tiến trình dạy học ngoại khoá cho một số đơn vị kiến thức về

    dong điện không đổi trong chương trình vật lý 11.

    - Tổ chức thực hiện, tổng kết và rút ra một số kết luận cần thiết.

    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    - Nghiên cứu và tổ chức hoạt động ngoại khoá khi dạy một số kiến thức về dòng điện không đổi trong chương trình vật lý 11 (THPT), nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
    7. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    - Nghiên cứu cơ sở lí luận phục vụ đề tài: nghiên cứu các tài liệu về tâm lí học, giáo dục học, lý luận dạy học vật lý, các tài liệu về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
    - Nghiên cứu thực tế dạy học ngoại khoá vật lí tại một số trường THPT.

    - Tổ chức thực nghiệm sư phạm: thực hiện dạy học ngoại khoá một số nội dung đã chọn và đánh giá mức độ hoàn thành của luận văn so với mục đích nghiên cứu của đề tài.



    8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

    - Góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận của hoạt động ngoại khoá vật lí tại các trường THPT.
    - Đề xuất được một số nội dung và hình thức dạy học ngoại khoá vật lí.

    - Có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tổ chức hoạt động ngoại khoá vật lí.
    9. CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

    Luận văn dự kiến được trình bày gồm 5 phần: Ngoài phần mở đầu, phần kết luận chung, phần tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm có 3 chương:
    Chương1: Cơ sở lí luận của đề tài

    Chương 2: Tổ chức hoạt động ngoại khoá về "dòng điện khồng đổi" cho học sinh lớp 11 THPT nhằm phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm




    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3
    3. ĐỐI TưỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI . 3

    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU . 4
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
    7. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 4
    8. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN . 5

    9. CẤU TRÖC VÀ NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN . 5
    NỘI DUNG . 6
    CHưƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG 6
    NGOẠI KHOÁ VẬT LÍ Ở TRưỜNG PHỔ THÔNG

    1.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu . 6
    1.2. Một số nội dung về lí luận dạy học ở trường phổ thông . 7
    1.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc dạy học ở nhà trường PT . 7

    1.2.2. Các vấn đề chung về hình thức tổ chức dạy học ở trường PT . 10
    1.3. Các nhiệm vụ cơ bản của dạy học vật lí ở trường phổ thông 13
    1.4. Phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
    trong dạy học vật lí . 14
    1.4.1. Tính tích cực của học sinh trong hoạt động học tập . 14

    1.4.2. Năng lực sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập 15
    1.5. Vị trí, tác dụng của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông . 18
    1.5.1. Vị trí của hoạt động ngoại khóa trong hệ thống các hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông 18
    1.5.2. Tác dụng của hoạt động ngoại khóa vật lí 19
    1.6. Các đặc điểm của hoạt động ngoại khóa . 20
    1.7. Nội dung, các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học ngoại khóa
    về vật lí 20
    1.7.1. Nội dung ngoại khóa về vật lí . 20



    1.7.2. Các hình thức hoạt động ngoại khóa về vật lí . 21
    1.7.3. Phương pháp dạy học hoạt động ngoại khóa vật lí . 28
    1.8. Quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về vật lí 31
    KẾT LUẬN CHưƠNG 1 . 33
    CHưƠNG 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ VẬT LÍ VỀ 34
    “DÕNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI” CHO HỌC SINH LỚP 11 THPT .
    34
    2.1.1. Mục tiêu về kiến thức 34

    2.1.2. Mục tiêu về kĩ năng . 36
    2.1.3. Mục tiêu phát triển tư duy . 36
    2.1.4. Các thí nghiệm cần tiến hành trong quá trình dạy học về “Dòng điện không đổi” 37
    2.2. Tìm hiểu tình hình dạy và học về “Dòng điện không đổi” ở lớp 11

    THPT thuộc một số trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang . 37
    2.2.1. Mục đích điều tra 37
    2.2.2. Phương pháp điều tra . 38
    2.2.3. Đối tượng điều tra 38
    2.2.4. Kết quả điều tra 38

    2.2.5. Nguyên nhân của những sai lầm của học sinh và một số giải pháp khắc phục . 44
    2.3. Xây dựng quy trình hoạt động ngoại khoá về “Dòng điện không đổi” ở lớp 11 THPT 46
    2.3.1. Ý định sư phạm chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa 46
    2.3.2. Nội dung của hoạt động ngoại khóa về “Dòng điện không đổi” . 49
    2.3.3. Các thí nghiệm mà giáo viên đã nghiên cứu, chế tạo và dự kiến nội dung của hội vui vật lí về “Dòng điện không đổi” 54
    2.3.4. Hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa 73

    2.3.5. Dự kiến những khó khăn mà học sinh gặp phải trong khi thực hiện nhiệm vụ và phương pháp hướng dẫn học sinh . 76
    KẾT LUẬN CHưƠNG 2 . 80
    CHưƠNG 3 THỰC NGHIỆM Sư PHẠM 81
    3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm 81



    3.2. Đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm 81
    3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 81
    3.4. Phân tích diễn biến và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 82
    3.4.1. Phân tích diễn biến của các hoạt động ngoại khóa trong qusá trình
    thực nghiệm sư phạm 82

    3.4.2. Sơ bộ đánh giá tính khả thi của quy trình đã lập . 91
    3.4.3. Sơ bộ đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khóa 93
    KẾT LUẬN CHưƠNG 3 . 96
    KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN 97
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
    PHỤ LỤC 102
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...