Tiến Sĩ Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu tố tiên lượng ưng thư biểu mô tuyến tử cung

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/8/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Nhắc lại giải phẫu, mô học bình thường của cổ tử cung . 3
    1.1.1. Giải phẫu cổ tử cung . 3
    1.1.2. Mô học cổ tử cung 4
    1.2. Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung 7
    1.3. Phân loại mô bệnh học các u của cổ tử cung . 11
    1.3.1. Phân loại ung thư cổ tử cung của WHO năm 1979 11
    1.3.2. Phân loại mô bệnh học các u cổ tử cung của WHO năm 2003 . 12
    1.4. Định nghĩa và chú giải ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung . 14
    1.4.1. Đặc điểm lâm sàng 15
    1.4.2. Mô bệnh học UTBMT CTC 15
    1.5. Độ mô học ug thư biểu mô tuyến cổ tử cung 19
    1.6. Chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung: . 19
    1.6.1. Triệu chứng lâm sàng 19
    1.6.2. Chẩn đoán xác định . 20
    1.6.3. Chẩn đoán giai đoạn bệnh . 21
    1.6.4. Điều trị ung thư cổ tử cung . 21
    1.7. Các yếu tố tiên lượng của UTBMT CTC 25
    1.8. Tình hình nghiên cứu ung thư cổ tử cung trên thế giới và Việt Nam 26
    1.8.1. Tình hình nghiên cứu ung thư cổ tử cung trên thế giới 26
    1.8.2. Tình hình nghiên cứu ung thư cổ tử cung ở Việt Nam . 27
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 30
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 30
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 30
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 30
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu . 30
    2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 31
    2.2.3. Nội dung nghiên cứu . 31
    2.2.4. Cách thức tiến hành . 32
    2.2.5. Xử lý số liệu 42
    2.3. Các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu 42
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 44
    3.1. Phân bố UTBMT CTC theo nhóm tuổi . 44
    3.2. Phân bố típ mô bệnh học và biến thể ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung 45
    3.2.1. Phân bố típ MBH UTBMT CTC 45
    3.2.2. Phân bố các biến thể của UTBMTN . 47
    3.3. Phân bố độ mô học 48
    3.4. Đặc điểm mô bệnh học . 49
    3.4.1. Ung thư biểu mô tuyến nhày . 49
    3.4.2. Ung thư biểu mô tuyến dạng nội mạc tử cung 61
    3.4.3. Ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng 64
    3.4.4. Ung thư biểu mô tuyến mới xâm nhập . 66
    3.5. Đặc điểm độ mô học . 68
    3.6. Mối liên quan giữa típ MBH và độ mô học 70
    3.7. Kết quả chẩn đoán theo giai đoạn bệnh (TNM và FIGO) 70
    3.7.1. Chẩn đoán theo tình trạng u (T) 70
    3.7.2. Chẩn đoán theo tình trạng hạch chậu (N) . 72
    3.7.3. Chẩn đoán theo tình trạng di căn xa (M) 73
    3.7.4. Chẩn đoán giai đoạn bệnh (FIGO) 74
    3.8. Kết quả theo dõi thời gian sống thêm sau điều trị . 75
    3.8.1. Kết quả theo dõi chung sau điều trị . 75
    3.8.2. Tỉ lệ sống thêm từng năm sau điều trị 75
    3.8.3. Liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm sau điều trị với
    nhóm tuổi . 77
    3.8.4. Liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm sau điều trị với
    các típ mô bệnh học . 78
    3.8.5. Liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm sau điều trị với
    độ mô học . 82
    3.8.6. Liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm sau điều trị với
    giai đoạn bệnh 83
    Chương 4: BÀN LUẬN . 90
    4.1. Về phân bố ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung theo tuổi 90
    4.2. Về kết quả xác định các típ và phân bố các típ mô bệnh học ung thư
    biểu mô tuyến cổ tử cung . 92
    4.2.1. Về phân loại mô bệnh học 93
    4.2.2. Về ung thư biểu mô tuyến nhày 97
    4.2.3. Về ung thư biểu mô tuyến dạng nội mạc tử cung . 101
    4.2.4. Về ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng 102
    4.2.5. Về ung thư biểu mô tuyến thanh dịch . 103
    4.2.6. Về ung thư biểu mô tuyến dạng trung thận 104
    4.2.7. Về ung thư biểu mô tuyến mới xâm nhập . 106
    4.2.8. Về ung thư biểu mô tuyến tại chỗ . 106
    4.3. Về phân loại độ mô học . 108
    4.4. Về mối liên quan giữ típ mô học và độ mô học 109
    4.5. Về phân bố theo giai đoạn bệnh . 111
    4.5.1. Về tình trạng u . 111
    4.5.2. Về tình trạng hạch chậu 111
    4.5.3. Về tình trạng di căn xa 112
    4.5.4. Về giai đoạn lâm sàng theo FIGO . 113
    4.6. Về theo dõi thời gian sống thêm và mối liên quan 116
    4.6.1. Về thông tin chung quá trình theo dõi 116
    4.6.2. Về tỉ lệ sống thêm từng năm sau điều trị . 117
    4.6.3. Về thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm sau điều trị và nhóm tuổi . 119
    4.6.4. Về liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm sau điều trị
    với các típ mô bệnh học . 120
    4.6.5. Về liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm sau điều trị
    với các biến thể ung thư biểu mô tuyến nhày 121
    4.6.6. Về liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm sau điều trị
    với độ mô học . 122
    4.7. Về mối liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm với giai đoạn
    bệnh (TMN và FIGO) 123
    4.7.1. Về mối liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm với tình
    trạng u . 123
    4.7.2. Về mối liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm với tình
    trạng di căn hạch chậu 124
    4.7.3. Về mối liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm với di
    căn xa (M) 124
    4.7.4. Về mối liên quan giữa thời gian sống thêm toàn bộ 5 năm với giai
    đoạn lâm sàng (FIGO) 125
    KẾT LUẬN 128
    KIẾN NGHỊ . 130
    DANH MỤC CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
    ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ



    Ung thư cổ tử cung (CTC) rất hay gặp, chiếm hàng đầu trong các ung
    thư sinh dục nữ, không những ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới.
    Hàng năm trên thế giới có khoảng 500.000 phụ nữ mới mắc bệnh. Đa số các
    trường hợp gặp ở các nước kém phát triển và đang phát triển, nơi chưa có hệ
    thống sàng lọc phát hiện sớm ung thư CTC, kèm theo có rất nhiều yếu tố nguy
    cơ như: nhiễm virus gây u nhú ở người (HPV), hút thuốc lá, suy giảm chức
    năng miễn dịch .[1].
    Tại Việt Nam, ung thư CTC là một trong 5 ung thư thường gặp ở nữ.
    Ước tính năm 2010 có 5.664 ca mới mắc và hơn 3000 ca tử vong do ung thư
    CTC [2]. Tại Hà Nội, giai đoạn 2004-2008, ung thư CTC mắc với tần xuất
    chuẩn theo tuổi là 10,5/100.000, trong khi đó, tại Thành Phố Hồ Chí Minh,
    tần xuất này là 15,3/100.000. Tuổi thường gặp là 40-60, trung bình là 48-52
    tuổi [2]. Ngày nay, người ta đã xác định nhiễm virus sinh u nhú ở người
    (HPV) đặc biệt các HPV típ 16, 18 là nguyên nhân chính gây ung thư CTC.
    Hầu hết ung thư CTC là ung thư biểu mô, trong đó ung thư biểu mô vảy
    hay gặp nhất. Ung thư biểu mô tuyến (UTBMT) ít gặp, chiếm khoảng 10-15%
    tổng số ung thư CTC [3],[4], thường tiên lượng xấu hơn, di căn vào mạch
    bạch huyết nhanh hơn. Những năm gần đây, UTBMT CTC có xu hướng ngày
    càng tăng và gặp ở phụ nữ trẻ hơn [5],[6],[7],[8],[9]. Tỉ lệ UTBMT CTC tăng
    49,3% trong số phụ nữ có nguy cơ cao [10].
    Chẩn đoán xác định ung thư CTC nói chung đặc biệt là UTBMT nói riêng,
    ngoài thăm khám lâm sàng, nội soi CTC, tế bào học . thì chẩn đoán mô bệnh học
    (MBH) có ý nghĩa của tiêu chuẩn vàng. Ngoài ra, chẩn đoán típ MBH và độ mô
    học không những giúp cho thầy thuốc lâm sàng có phương hướng điều trị thích
    hợp mà còn giúp cho việc tiên lượng bệnh thêm chính xác.
    Phân loại MBH về UTBMT CTC của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO)
    năm 2003 đã được áp dụng vào Việt nam. Trong những năm gần đây, nhờ hóa
    mô, hóa mô miễn dịch (HMMD), người ta có thể phân biệt được chính xác
    ung thư của cổ trong với cổ ngoài, UTBMT cổ trong với ung thư nội mạc tử
    cung lan xuống CTC [11],[12],[13],[14],[15]. Trên thế giới, có khá nhiều
    nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng, MBH, độ mô học, thời gian sống thêm sau
    điều trị của UTBMT CTC .[16],[17],[18],[19],[20]. Ở Việt Nam, ung thư
    CTC đã được nhiều tác giả nghiên cứu về dịch tễ, lâm sàng, soi CTC, tế bào
    học, MBH, độ mô học, chẩn đoán, điều trị và thời gian sống thêm sau điều
    trị .[21],[22],[23],[24],[25],[26] nhưng chủ yếu tập trung vào ung thư biểu
    mô vảy. UTBMT CTC còn ít được nghiên cứu đặc biệt là xác định các típ, các
    biến thể, độ mô học, thời gian sống thêm sau điều trị, mối liên quan, ảnh
    hưởng của típ MBH, độ mô học và giai đoạn (GĐ) bệnh với thời gian sống
    thêm. Chính vì lý do trên, đề tài “Nghiên cứu típ, độ mô học và một số yếu
    tố tiên lượng ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung” được thực hiện tại Bệnh
    viện K Trung ương nhằm các mục tiêu sau:
    1. Xác định típ và độ mô học ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung theo
    phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2003.
    2. Đánh giá tỉ lệ sống thêm của người bệnh ung thư biểu mô tuyến cổ
    tử cung theo típ, độ mô học và giai đoạn bệnh.
     
Đang tải...