Luận Văn Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của học sinh từ 12-15 tuổi ở xã Triệu Thuận, huyện Triệu

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Nhu Ely, 20/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang phụ bìa
    Lời cảm ơn
    Lời cam đoan
    ĐẶT VẤN ĐỀ .1
    Chương I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1 Tình hình nghiên cứu nhân trắc thể lực .3
    1.1.1 Tình hình nghiên cứu nhân trắc thể lực trên thế giới 3
    1.1.2 Tình hình nghiên cứu nhân trắc thể lực và khuynh hướng tăng trưởng ở người Việt Nam .4
    1.2 Tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố ảnh hưởng 8
    1.2.1 Yếu tố ảnh hưởng đến thể lực .8
    1.2.2 Sự tăng trưởng bù của những đứa trẻ còi trong giai đoạn thanh thiếu niên 11
    1.3 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng nhân trắc 11
    1.3.1 Đại cương về nhân trắc dinh dưỡng 11
    1.3.1.1 Chiều cao đứng 11
    1.3.1.2 Cân nặng .14
    1.3.1.3 Vòng ngực bình thường .14
    1.3.1.4 Vòng cánh tay trái duỗi .14
    1.3.1.5 Chỉ số pignet 14
    1.3.1.6 Chỉ số khối cơ thể 15
    1.3.1.7 Chỉ số Quetelet 15
    1.4 Một số nét cơ bản về địa phương nghiên cứu 15

    Chương 2, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16
    2.1 Đối tượng nghiên cứu .16
    2.2 Phương pháp nghiên cứu .16
    2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 16
    2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu .16
    2.2.3 Dụng cụ đo đạc .16
    2.2.4 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .17
    2.2.5 Phương thức tiến hành .17
    2.2.6 Kỹ thuật đo đạc .17
    2.2.7 Phương pháp tính tuổi .18
    2.2.8 Tổ chức thu thập và xử lý số liệu 18
    2.3 Xữ lý số liệu .19

    Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. .22
    3.1 Phân bố giới theo tuổi của đối tượng nghiên cứu .22
    3.2 Các chỉ số nhân trắc 23
    3.2.1 Chiều cao đứng 23
    3.2.2 Cân nặng 24
    3.2.3 Vòng ngực bình thường .25
    3.2.4 Vòng cánh tay trái duỗi 26
    3.2.5 Chỉ số BMI .27
    3.2.6 Chỉ số pignet 28
    3.2.7 Chỉ số Quetelet .29
    3.2.8 Phân loại dinh dưỡng của BMI 30
    3.3 Mối tương quan giữa BMI và các Thông số 31
    3.3.1 Tương quan giữa BMI và Vòng ngực .31
    3.3.2 Tương quan giữa BMI và Vòng cánh tay trái 32
    3.3.3 Tương quan giữa BMI và Pignet 33

    Chương 4. BÀN LUẬN 34
    4.1 Phân bố giới theo tuổi của đối tượng nghiên cứu .34
    4.2 Các chỉ tiêu nhân trắc 34
    4.2.1 Chiều cao đứng 34
    4.2.2 Cân nặng 35
    4.2.3 Vòng ngực bình thường .37
    4.2.4 Vòng cánh tay trái duỗi 38
    4.3 Đánh giá tình trạng thể lực và dinh dưỡng 39
    4.3.1 Chỉ số BMI .39
    4.3.2 Chỉ số pignet 39
    4.3.3 Chỉ số Quetelet . 42
    4.3.4 Phân loại trình trạng dinh dưỡngcủa trẻ em theo BMI 42
    4.3.5 Hệ số tương quan giữa BMI và vòng cánh tay trái duỗi .43
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .47
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Nghiên cứu các chỉ số về thể lực của con người nói riêng và đánh giá các chỉ số nhân trắc nói chung là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu các lĩnh vực về phát triển con người. Đây là một bộ phận làm cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng các tiêu chuẩn về số đo, kích thước nhằm chế tạo, sản xuất những công cụ, phương tiện sinh hoạt hàng ngày.
    Trong lĩnh vực y học, người ta thường điều tra, đánh giá tình trạng thể lực và dinh dưỡng, thể lực và sức khoẻ . với những quy mô lớn nhằm mục đích tìm ra những biến đổi hình thái thể lực của cơ thể con người qua từng giai đoạn, từng nhóm tuổi, từng chủng tộc . để từ đó có những giải pháp tích cực, chủ động khắc phục những yếu tố tồn tại có ảnh hưởng đến sức khoẻ, nòi giống của con người.
    Ngoài ra, người ta đã biết sự phát triển hình thái thể lực của con người một mặt chịu sự ảnh hưởng của yếu tố di truyền (đột biến, chủng tộc .), một mặt chịu sự chi phối của đời sống kinh tế, văn hoá, môi trường, khí hậu . của một quốc gia hay một quần thể người. Chính vì vậy, việc khảo sát nghiên cứu các chỉ số về thể lực người nói riêng và nhân trắc nói chung cần phải tiến hành định kỳ, thường xuyên. Những kết quả đó sẽ giúp chúng ta đánh giá, so sánh tình trạng thể lực của con người ở mỗi giai đoạn khác nhau, từng bước cập nhật các chỉ số thu nhập được ứng dụng vào thực tế kịp thời, phù hợp trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.
    Năm 1975, ở nước ta các chỉ số nhân trắc của người Việt Nam được đưa vào số liệu tham khảo qua đề tài “Hằng số sinh học người Việt Nam” do giáo sư Nguyễn Tấn Gi Trọng làm chủ biên.
    Đến năm 1986, số đo nhân trắc của người Việt Nam lần thứ hai được thu nhập và trình bày trong “Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động” do giáo sư Võ Hưng và cộng sự biên soạn.
    Từ năm 1992, các số đo nhân trắc tham khảo lần thứ ba cũng được ra đời, mở đầu với công trình cấp bộ “Nghiên cứu điều tra cơ bản một số chỉ tiêu nhân trắc để đánh giá tình trạng thể lực, dinh dưỡng và sự tăng trưởng của người Việt Nam bình thường trong giai đoạn hiện nay” do Đại học Y Hà Nội và Bộ Y tế” biên soạn. Công trình này đã được chuyển thành dự án của Nhà Nước vào cuối 1993. Các số liệu về chỉ tiệu và chỉ số nhân trắc người Việt Nam đại diện thập kỷ 90 đã được thu thập trên quy mô toàn quốc và đã được giáo sư Trịnh Văn Minh tổng kết trong báo cáo toàn văn: “Điều tra cơ bản một số chỉ tiêu sinh học người Việt Nam bình thường ở thập kỷ 90”.
    Đối với địa bàn xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào khảo sát, đánh giá thể lực cũng như các chỉ số nhân trắc của người dân nói chung và ở lứa tuổi từ 12-15 nói riêng. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu tình trạng thể lực và dinh dưỡng của học sinh từ 12-15 tuổi ở xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” nhằm hai mục tiêu sau:
    1. Khảo sát các chỉ số nhân trắc ở học sinh từ 12-15 tuổi ở xã Triệu Thuận.
    2. Đánh giá tình trạng thể lực và dinh dưỡng của số học sinh nói trên về mặt nhân trắc học.
     
Đang tải...