Thạc Sĩ Nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân có hẹp động mạch vành

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ . 0
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
    1.1. Tình hình mắc bệnh ĐMV trên thế giới và Việt Nam 4
    1.1.1. Trên thế giới . 4
    1.1.2. Tại Việt Nam 4
    1.2. Đặc điểm giải phẫu chức năng hệ động mạch vành . 5
    1.2.1. Động mạch vành trái . 6
    1.2.2. Động mạch vành phải 6
    1.2.3. Sự ưu thế của động mạch vành . 7
    1.2.4. Cách gọi tên theo và phân chia động mạch vành theo nghiên cứu
    phẫu thuật ĐMV 7
    1.3. Phân loại và chẩn đoán bệnh động mạch vành . 8
    1.3.1. Phân loại bệnh động mạch vành . 8
    1.3.2. Đau thắt ngực ổn định . 9
    1.3.3. Hội chứng ĐMV cấp không ST chênh lên 13
    1.3.4. NMCT có ST chênh lên 16
    1.4. Các yếu tố nguy cơ bệnh động mạch vành . 18
    1.4.1. Các yếu tố nguy cơ chính không thay đổi được . 18
    1.4.2. Các yếu tố nguy cơ chủ yếu có thể thay đổi được 19
    1.4.3. Một số yếu tố nguy cơ khác 22
    1.5. Đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose 23
    1.5.1. Đại cương . 23
    1.5.2. Dịch tễ đái tháo đường týp 2 và rối loạn dung nạp glucose . 24
    1.5.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường týp 2 và rối loạn dung
    nạp glucose . 26
    1.6. Vữa xơ động mạch với rối loạn dung nạp glucose và một số yếu tố khác 28
    1.6.1. Sinh bệnh học vữa xơ động mạch ở bệnh nhân đái tháo đường và
    rối loạn dung nạp glucose 28
    1.6.2 Các nghiên cứu liên quan đến đái tháo đường/ rối loạn dung nạp
    glucose và bệnh động mạch vành . 30

    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 34
    2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn . . 34
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ . 34
    2.1.3. Chúng tôi không làm nghiệm pháp dung nạp glucose ở các bệnh nhân 34
    2.2. Phương pháp nghiên cứu . 35
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
    2.2.2. Phương pháp lựa chọn đối tượng nghiên cứu 35
    2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu . 35
    2.2.4. Phân loại và chẩn đoán bệnh ĐMV 36
    2.2.5. Phương pháp làm nghiệm pháp dung nạp glucose 36
    2.2.6. Phương pháp đánh giá tổn thương ĐMV qua . 37
    2.2.7. Phương pháp đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch 39
    2.3. Xử lý số liệu: . 40

    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 42
    3.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân . 42
    3.1.1. Đặc điểm về giới và tuổi . 42
    3.1.2. Phân bố bệnh ĐMV của các đối tượng nghiên cứu . 44
    3.1.3. Đặc điểm về các chỉ số sinh học . 44
    3.2. Nhận xét về tình trạng RLDNG ở bệnh nhân có hẹp ≥ 50% ĐMV . 45
    3.2.1. Nhận xét về tỷ lệ RLDNG ở bệnh nhân có hẹp ≥ 50% ĐMV 45
    3.2.2. Nhận xét về tổn thương ĐMV ở bệnh nhân có RLDNG . 46
    3.3. Nhận xét về các yếu tố nguy cơ của 4 nhóm bệnh nhân nghiên cứu . 49
    3.3.1. Về tuổi 49
    3.3.2. Về giới . 50
    3.3.3. Về hút thuốc lá . 50
    3.3.4. Về tiền sử gia đình 51
    3.3.5. Về tăng huyết áp 52
    3.3.6. Về rối loạn lipid máu 53
    3.3.7. Về chỉ số BMI và chu vi vòng bụng . 55
    3.3.8. Biến cố mạch máu lớn 56
    3.3.9. Về mối liên quan giữa một số YTNC tim mạch với RLDNG . 57

    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN . 61
    4.1. Đặc điểm chung của các bệnh nhân . 61
    4.1.1. Tuổi và giới 61
    4.1.2. Phân bố bệnh ĐMV của các đối tượng nghiên cứu . 61
    4.1.3. Đặc điểm các chỉ số sinh học 62
    4.2. Tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân có hẹp ≥ 50% ĐMV 62
    4.2.1. Tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh ĐMV có rối loạn dung nạp glucose 62
    4.2.2. Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân có RLDNG 64
    4.3. Bàn luận về các yếu tố nguy cơ tim mạch, và mối liên quan giữa các
    yếu tố này với RLDNG 66
    4.3.1. Về tuổi 66
    4.3.2. Về giới . 66
    4.3.3. Về hút thuốc lá . 67
    4.3.4. Về tiền sử gia đình 68
    4.3.5. Về tăng huyết áp . 69
    4.3.6. Về chỉ số BMI và chu vi vòng bụng . 70
    4.3.7. Về rối loạn lipid máu 71
    4.3.8. Về các biến cố mạch máu lớn . 73
    4.3.9. Mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose và các YTNC khác . 74
    KẾT LUẬN 79
    KIẾN NGHỊ . 80
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh tim thiếu máu cục bộ hay bệnh động mạch vành (ĐMV) đang là
    vấn đề thời sự của các nước phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có
    Việt Nam. Bệnh ĐMV chiếm tới một phần ba hoặc một nửa các bệnh tim
    mạch ở các nước phát triển và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.
    Trên thế giới mỗi năm có 17 triệu người tử vong do bệnh tim mạch thì trong
    đó tử vong do bệnh ĐMV là 7,2 triệu, cao nhất trong số các bệnh tim mạch
    [46], [74].
    Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh ĐMV và tỷ lệ tử vong do bệnh ĐMV cũng
    gia tăng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Theo báo cáo của
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ở Việt Nam hàng năm có khoảng 66.179 người
    tử vong do bệnh ĐMV. Cùng với đà phát triển kinh tế đã ảnh hưởng nhiều
    đến lối sống của người dân, thì dự báo đến năm 2010, con số này sẽ là 100.000
    (khoảng 300 người tử vong do bệnh này mỗi ngày) [12].
    Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính, đang trở thành đại dịch, là
    gánh nặng cho xã hội, gia đình và bản thân người bệnh. ĐTĐ và bệnh ĐMV
    có liên quan mật thiết với nhau. ĐTĐ là yếu tố nguy cơ rõ ràng nhất trong các
    yếu tố nguy cơ của bệnh ĐMV. Bệnh ĐMV là nguyên nhân gây tử vong hàng
    đầu ở người ĐTĐ. Người bị ĐTĐ có nguy cơ bệnh ĐMV tăng 2- 3 lần so với
    người không bị ĐTĐ [71]. Tuy nhiên, có khoảng 50% bệnh nhân ĐTĐ týp 2
    trong hầu hết các nghiên cứu trên thế giới không được chẩn đoán vì không có
    biểu hiện triệu chứng lâm sàng [48], [76].
    Rối loạn dung nạp glucose (RLDNG) một trạng thái tiền ĐTĐ, nhiều
    nghiên cứu cho thấy trạng thái này là yếu nguy cơ của bệnh ĐMV, độc lập
    với tử vong và sống còn sau nhồi máu cơ tim, độc lập với quá trình tiến triển
    của trạng thái này thành ĐTĐ thực sự [28], [43], [69]. Mức độ phổ biến và tốc
    độ gia tăng của các trạng thái này, thậm chí, còn lớn hơn cả bệnh ĐTĐ.
    Theo báo cáo của Hiệp hội Đái tháo đường toàn cầu (WDF) năm
    2003, ước tính trên toàn thế giới có 194 triệu người bị ĐTĐ thì có khoảng
    314 triệu người bị RLDNG, khoảng 50% người mắc ĐTĐ týp 2 không
    được chẩn đoán; dự báo năm 2025, có khoảng 333 triệu người ĐTĐ thì có
    tới 427 triệu người bị RLDNG và có tới khoảng 62% người ĐTĐ không
    được chẩn đoán [49], [50].
    Năm 2001, một điều tra dịch tễ đầu tiên về đái tháo đường của Việt Nam
    được tiến hành theo các qui chuẩn quốc tế tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, Hải
    Phòng, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đã thực sự là tiếng
    chuông cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ ở Việt nam: tỷ lệ ĐTĐ là 4 %, tỷ lệ
    RLDNG là 5,1 %, có tới 64,9 % số người mắc bệnh ĐTĐ không được chẩn
    đoán và hướng dẫn điều trị [1]. Năm 2002 - 2003, một điều tra trên phạm vi
    toàn quốc cho thấy tỷ lệ ĐTĐ tại Việt Nam là 2,9% và tỷ lệ RLDNG là 7,3% [2].
    Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước đã chứng minh tổn
    thương mạch máu, nhất là mạch máu lớn đã xuất hiện ở giai đoạn tiền đái
    tháo đường (RLDNG) [57], [59], [62]. Mặc dù vậy, có một số lượng lớn bệnh
    nhân bị bệnh ĐMV trong nhiều nghiên cứu không được biết có tình trạng bất
    thường chuyển hoá đường. Nghiên cứu đa trung tâm ở châu Âu (Euro Heart
    Survey) cho thấy tỷ lệ RLDNG ở bệnh nhân có bệnh ĐMV là 32% và tỷ lệ
    ĐTĐ mới phát hiện nhờ nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) là 17 %, tỷ
    lệ ĐTĐ lúc nhập viện 30,7% [51]. Một nghiên cứu đa trung tâm tại Trung
    Quốc trên bệnh nhân có bệnh ĐMV (China Heart Survey) cũng cho thấy tỷ lệ
    RLDNG là 24,02% và tỷ lệ ĐTĐ mới phát hiện là 17,34% [27].
    Tại Việt Nam, có một số điều tra dịch tễ về ĐTĐ và RLDNG trên phạm
    vi toàn quốc hoặc tại các thành phố lớn [1], [2]. Sự liên quan giữa bệnh ĐMV
    và RLDNG cũng đang bắt đầu được quan tâm nhiều hơn. Nguyễn Thanh
    Huyền đã nghiên cứu về đặc điểm tổn thương ĐMV ở bệnh nhân có RLDNG
    [5]. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về tình trạng RLDNG trên bệnh nhân
    có bệnh ĐMV.
    Việc phát hiện sớm RLDNG trước khi xảy ra bệnh ĐTĐ ở những bệnh
    nhân có bệnh ĐMV có ý nghĩa quan trọng về mặt dự phòng cũng như rất có
    giá trị về chăm sóc y tế, kinh tế và xã hội. Chính vì vậy chúng tôi nghiên cứu
    đề tài "Nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân có
    hẹp động mạch vành
    " với mục tiêu:
    1. Nghiên cứu tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bệnh nhân có
    hẹp ≥ 50% động mạch vành.
    2. Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn dung nạp glucose với một số
    yếu tố nguy cơ tim mạch khác.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...