Báo Cáo Nghiên cứu tình trạng rối loạn dinh dưỡng lipid ở người trưởng thành tại cộng đồng và một số giải ph

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI
    NĂM 2010

    MỤC LỤC ( Báo cáo dài 160 trang)
    Trang
    Mở đầu . 3
    Mục tiêu nghiên cứu . 4
    Chương I. Tổng quan. 5
    1. Tình hình rối loạn dinh dưỡng-lipid, hội chứng chuyển hoá và các vấn đề sức khoẻ liên quan trên thế giới và khu vực . 2. Tình trạng rối loạn dinh dưỡng-lipid, hội chứng chuyển hoá và các vấn đề sức khoẻ liên quan trên thế giới và khu vực

    Chương II. Phương pháp nghiên cứu.
    23
    2.1 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 23
    A. Để đạt mục tiêu 1 . 23
    1. Đối tượng nghiên cứu . 23
    2. Địa điểm nghiên cứu . 23
    3. Cách tiến hành . 23
    4. Phương pháp nghiên cứu 24
    B. Để đạt mục tiêu 2 28
    1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu . 28
    2. Cỡ mẫu nghiên cứu 29
    3. Thu thập mẫu 29
    4. Phương pháp phân tích 30
    C. Để đạt mục tiêu 3 . 32
    1. Xây dựng công thức quy trình sản xuất các chế phẩm dinh dưỡng mới 32
    1.1. Nghiên cứu phát triển sản phẩm dinh dưỡng mới . 32
    1.2. Đánh giá chất lượng các sản phẩm mới 36
    1.3.Các phương pháp xác định các giá trị dinh dưỡng, chỉ tiêu vi sinh 37
    1.4. Đánh giá cảm quan các sản phẩm dinh dưỡng mới 38
    2. Thử nghiệm can thiệp cộng đồng có đối chứng các giải pháp dự
    phòng rối loạn lipid máu .
    2.1. Đánh giá hiệu quả tư vấn dinh dưỡng cải thiện tình trạng rối loạn
    lipid máu ở người trưởng thành .
    2.2. Đánh giá hiệu quả giảm rối loạn lipid máu của các sản phẩm dinh
    dưỡng mới .


    Chương III. Kết quả 45
    3.1. Về tình trạng dinh dưỡng và lipid máu của người 25-74 tuổi . 45
    3.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 45
    3.1.2. Về tình trạng dinh dưỡng và lipid máu của người 25-74 tuổi . 45
    3.1.3. Kết quả về một số yếu tố liên quan tới tình trạng rối loạn dinh
    dưỡng-lipid của các đối tượng nghiên cứu 52
    3.2. Kết quả về xác định nguồn thực phẩm cung cấp lipid, phân tích giá trị dinh dưỡng lipid trong thực phẩm và trong khẩu phần ăn .
    3.2.1. Xác định nguồn thực phẩm cung cấp lipid chủ yếu trong khẩu phần 56
    3.2.2. Phân tích giá trị dinh dưỡng lipid trong khẩu phần đối tượng nghiên cứu . 59
    3.3. Hiệu quả nghiên cứu can thiệp dựa vào bằng chứng 67
    3.4. Kết quả về giải pháp đưa ra 4 sản phẩm dinh dưỡng mới và đánh giá hiệu quả trên người rối loạn lipid máu .
    3.4.1. Nghiên cứu xây dựng công thức, qui trình sản xuất, đánh giá cảm quan và chất lượng của 4 sản phẩm dinh dưỡng mới .
    3.4.2. Đánh giá hiệu quả 4 sản phẩm dinh dưỡng mới trên người có RLLM 96


    Chương IV. Bàn luận . . 113
    Kết luận 139
    Khuyến nghị 141
    Các kết quả về đào tạo và xuất bản của đề tài . 142
    Tài liệu tham khảo . 144

    MỞ ĐẦU
    Tình trạng rối loạn dinh dưỡng-lipid được các nhà nghiên cứu trên thế giới đặcbiệt quan tâm, xem đây là một vấn đề quan trọng của sức khoẻ cộng đồng ở mọi quốc gia trên thế giới và là biểu hiện mà Tổ chức Y tế Thế giới gọi là “Hội chứng Thế giới mới˝. Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh rằng mối quan tâm này không chỉ đối với các nước công nghiệp phát triển mà còn đối với các quốc gia đang ở trong thời kỳ chuyển tiếp về kinh tế-xã hội, nơi diễn ra sự thay đổi nhanh chóng về chế độ dinh dưỡng và lối sống. Biểu hiện dễ nhận thấy của rối loạn dinh dưỡng-lipid là tình trạng thừa cân-béo phì. Béo phì được biết đến như là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng không chỉ ở những nước phát triển mà thậm chí cả ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, thừa cân-béo phì đang có xu hướng tăng nhanh. Ở Việt Nam cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2005 cho thấy 16,3% người trưởng thành bị thừa cân - béo phì (BMI≥23).
    Hầu hết, các tác giả trên thế giới đều nhất trí rằng xu hướng gia tăng thừa cân-béo phì ở những nước đang phát triển, nơi còn phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng, là nhanh chóng và các cảnh báo về vấn đề này không phải là quá sớm. Thừa cân, béo phì xuất hiện song hành với sự thay đổi về ăn uống và lối sống trong quá trình phát triển kinh tế, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Các phương tiện đi
    lại cơ giới thay thế cho các phương tiện thô sơ trước đây cũng như điều kiện làm việc tĩnh tại đã làm cho phương thức hoạt động thể lực thay đổi. Ở người trưởng thành, thừa cân béo phì thường dễ đi kèm với các rối loạn lipid máu, hội chứng chuyển hoá,làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng huyết áp và một số bệnh ung thư. Rối loạn lipid máu là hậu quả của nhiều nguyên nhân kết hợp, tuy nhiên, dinh dưỡng đóng một vai trò đáng kể và dinh dưỡng hợp lý góp phần quan trọng trong dự phòng các rối loạn dinh dưỡng lipid. Ở Việt Nam chưa có số liệu về tình trạng dinh dưỡng-lipid ở người trưởng thành tại một số vùng đại diện, mới chỉ có các nghiên cứu nhỏ lẻ về tình trạng rối loạn lipid máu, chủ yếu là các nghiên cứu trên bệnh nhân trong bệnh viện. Nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng-lipid ở người trưởng thành tại một số vùng đại diện, đặc biệt là nghiên cứu về hội chứng chuyển hoá một cách hệ thống trên cộng đồng sẽ cung cấp các thông tin hết sức quan trọng nhằm nhận định ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng của vấn đề, góp phần xây
    dựng một chiến lược dự phòng thích hợp.
    Mặt khác, nguồn thực phẩm cung cấp lipid trong khẩu phần của người dân cũng cần được quan tâm, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, sản xuất, tập quán ăn uống của người Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Dinh Dưỡng, cơ cấu bữa ăn của người Việt đã có nhiều biến đổi trong vòng 2 thập kỷ qua, trong đó thay đổi về tiêu thụ chất béo và sử dụng chất béo một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Tỷ lệ năng lượng của khẩu phần do chất béo cung cấp có xu hướng tăng rõ rệt: năm 1987 là 8,4%, năm 2000 tăng lên 12% và năm 2005 là 16,5%. Cho đến nay Việt Nam chưa có nghiên cứu một cách hệ thống về nguồn thực
    phẩm cung cấp lipid. Đối với một cá thể, sự cân bằng dinh dưỡng rất cần cho bảo vệ, nâng cao sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Đối với cộng đồng và toàn xã hội thì các chính sách vĩ mô của nhà nước có một tác động không nhỏ không chỉ tới sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân mà còn tác động tới nền kinh tế như chính sách sản xuất, xuất nhập khẩu, phân bố, lưu thông, quảng bá các thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và là một bộ phận thiết yếu của chính sách dinh dưỡng của một quốc gia. Chính vì vậy, các số liệu của đề tài sẽ là cơ sở thiết yếu cho các can thiệp dinh dưỡng nhằm giảm rối loạn dinh dưỡng-lipid ở người trưởng thành nói riêng cũng như nâng cao sức khoẻ
    người dân nói chung.
    Cho đến nay, các nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng đối với tình trạng rối loạn dinh dưỡng-lipid đặc biệt là can thiệp dự phòng còn ít và chưa có hệ thống. Chưa có nhiều nghiên cứu về các sản phẩm dinh dưỡng dùng trong dự phòng. Cải thiện sức khoẻ dựa trên nguồn thực phẩm sẵn có và trên cơ sở các kỹ nghệ dinh dưỡng thích ứng là hết sức cần thiết đối với nước ta. Việc xác định thực trạng rối loạn dinh dưỡng-lipid tại một số vùng đại diện ở Việt Nam, đặc biệt là hội chứng chuyển hoá mà cho tới nay chưa có số liệu, xác định được nguồn thực phẩm cung cấp lipid, phân tích hàm lượng và giá trị dinh dưỡng lipid và thành phần một số chất chống ôxy hóa quan trọng mà đến nay còn thiếu thông tin, tìm ra một số phương pháp thích hợp và hiệu quả trong dự phòng và điều trị rối loạn lipid máu trên cơ sở tiếp cận sản phẩm dinh dưỡng đặc hiệu là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và có khả năng ứng dụng cao, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cộng đồng trong tình hình mới.
    Mục tiêu của đề tài:
    1. Đánh giá được tình trạng dinh dưỡng-lipid ở người trưởng thành tại một số điểm (thành phố, nông thôn, miền núi và vùng duyên hải).
    2. Xác định nguồn thực phẩm cung cấp lipid, phân tích giá trị dinh dưỡng-lipid trong thực phẩm và trong khẩu phần ăn.
    3. Đưa ra một số giải pháp can thiệp nhằm cải thiện rối loạn dinh dưỡng-lipid ở người trưởng thành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...