Thạc Sĩ Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ cơ học trong thất trái bằng siêu âm - Doppler mô cơ tim ở bệnh nhâ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 21/8/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT 3
    1.1.1. Sơ lược lịch sử bệnh tăng huyết áp 3
    1.1.2. Định nghĩa tăng huyết áp 4
    1.1.3. Phân độ và phân loại tăng huyết áp 6
    1.1.4. Biến chứng tim do tăng huyết áp 9
    1.2. MẤT ĐỒNG BỘ CƠ TIM Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP 19
    1.2.1. Định nghĩa 19
    1.2.2. Dẫn truyền điện sinh lý bình thường 20
    1.2.3. Các loại mất đồng bộ 22
    1.2.4. Ảnh hưởng của mất đồng bộ lên chức năng tim 25
    1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MẤT ĐỒNG BỘ 26
    1.3.1. Điện tim đồ thường qui 27
    1.3.2. Siêu âm Doppler tim 27
    1.4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU MẤT ĐỒNG BỘ THẤT TRÁI Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC 42
    1.4.1. Các nghiên cứu trên thế giới 42
    1.4.2. Ở Việt Nam 45
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 47
    2.1.1. Nhóm bệnh nhân tăng huyết áp 47
    2.1.2. Nhóm chứng 48
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48
    2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 48
    2.2.2. Thiết kế nghiên cứu 49
    2.2.3. Các bước tiến hành 49
    2.2.4. Các tiêu chuẩn chẩn đoán 60
    2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ 64
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 65
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU 65
    3.2. ĐẶC ĐIỂM MẤT ĐỒNG BỘ TRONG THẤT CỦA CÁC NHÓM NGHIÊN CỨU TRÊN DOPPLER MÔ CƠ TIM 74
    3.2.1. Giá trị tham chiếu chênh lệch thời gian các thành đối diện thất trái ở nhóm chứng 74
    3.2.2. Đặc điểm mất đồng bộ thì tâm thu trên Doppler của các nhóm nghiên cứu 77
    3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MẤT ĐỒNG BỘ CƠ TIM VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ THỐNG SỐ SIÊU ÂM TIM Ở NHÓM TĂNG HUYẾT ÁP 88
    3.3.1. Mối liên quan giữa mất đồng bộ trong thất với phì đại thất trái. 88
    3.3.2. Mối liên quan giữa mất đồng bộ trong thất với một số thông số khác 93
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 98
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 98
    4.1.1. Tuổi và giới của nhóm nghiên cứu 98
    4.1.2. Phân độ tăng huyết áp và thời gian bị tăng huyết áp 100
    4.1.3. Một số yếu tố nguy cơ tăng huyết áp 101
    4.1.4. Tình hình biến chứng ở bệnh nhân tăng huyết áp 104
    4.1.5. Kết quả nghiên cứu về kích thước buồng tim và khối lượng cơ thất trái 106
    4.1.6. Chức năng tâm thu, tâm trương thất trái 109
    4.2. ĐẶC ĐIỂM MẤT ĐỒNG BỘ TIM TRÊN SIÊU ÂM DOPPLER VÀ DOPPLER MÔ CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU 111
    4.2.1. Đặc điểm mất đồng bộ cơ tim ở nhóm chứng 111
    4.2.2. Đặc điểm MĐB điện học ở bệnh nhân tăng huyết áp 114
    4.2.3. Đặc điểm MĐB trong thất ở bệnh nhân tăng huyết áp 115
    4.2.4. Đặc điểm MĐB trong thất ở bệnh nhân tăng huyết áp chưa có rối loạn chức năng tâm trương thất trái 126
    4.2.5. Đặc điểm MĐB trong thất ở bệnh nhân tăng huyết áp chưa phì đại thất trái. 127
    4.2.6. Đặc điểm MĐB trong thất ở bệnh nhân tăng huyết áp trên những bệnh nhân THA độ I. 128
    4.2.7. Đặc điểm MĐB trong thất ở bệnh nhân tăng huyết áp theo mức độ tăng huyết áp 129
    4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MẤT ĐỒNG BỘ VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ VÀ SIÊU ÂM TIM Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP 131
    4.3.1. Mối liên quan giữa mất đồng bộ cơ tim và phì đại thất trái 131
    4.3.2. Mối liên quan giữa các chỉ số mất đồng bộ cơ tim và suy chức năng tâm trương 133
    4.3.3. Mối liên quan giữa các chỉ số MĐB và rối loạn lipid máu 135
    4.3.4. Mối liên quan giữa mất đồng bộ trong thất với một số thông số siêu âm 136
    KẾT LUẬN 140
    KIẾN NGHỊ 142
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tăng huyết áp (THA) là một bệnh lý khá phổ biến, thường gặp nhất trong số các bệnh lý tim mạch ở hầu hết các nước trên thế giới, phần lớn các trường hợp không tìm được nguyên nhân (chiếm khoảng 90%). Tỷ lệ mắc THA có xu hướng ngày càng gia tăng nhanh chóng và tăng dần theo tuổi, là mối đe dọa đến sức khỏe mỗi người và đang là vấn đề sức khỏe toàn cầu [1, 20]. Theo tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization - WHO) ước tính tỷ lệ THA trên thế giới năm 2000 là 26,4%, tương đương với 972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu người. Dự kiến tỷ lệ THA sẽ tăng lên 29,2% vào năm 2025, tương đương với 1,56 tỷ người. Mỗi năm có ít nhất 7,1 triệu người chết do THA. Năm (2009) THA là một yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong toàn cầu 12,7%, các yếu tố nguy cơ khác: sử dụng thuốc lá 8,7%. tăng đường huyết 5,8% [20, 145]. Điều quan trọng là tỷ lệ THA tăng nhanh ở tất cả các khu vực, không phân biệt châu lục, quốc gia, chủng tộc hay điều kiện kinh tế xã hội. Tại Việt Nam, các kết quả điều tra dịch tễ học cho thấy tỷ lệ người THA đang gia tăng nhanh chóng. Theo Đặng Văn Chung năm 1960, tỷ lệ mắc THA ở các tỉnh phía bắc khoảng 1%, đến năm 1992 theo Trần Đỗ Trinh THA ở người lớn trên 18 tuổi là 11,7%. Năm 2002 Trương Việt Dũng và cs tỷ lệ THA người lớn 25 - 64 tuổi là 16,9%, đến năm 2008, theo Phạm Gia Khải và cs thì tỷ lệ THA ở người trên 25 tuổi ở Việt Nam lên tới 25,1% [6, 10, 11, 113].
    THA gây tổn thương nhiều cơ quan đích như: tim, thận, não, các mạch máu vv. Tiến triển thầm lặng kéo dài không thấy các triệu chứng lâm sàng. Tim là cơ quan chịu ảnh hưởng trực tiếp của THA từ rất sớm bao gồm các biển đổi về cấu trúc trong tế bào cơ tim, tăng sinh xơ hóa cơ tim, phì đại tế bào cơ tim, rối loạn chức năng tim, cuối cùng là suy tim. Khoảng 50% bệnh nhân suy tim tâm trương (STTTr) do THA [76, 95, 129].
    Các nghiên cứu gần đây cho thấy mất đồng bộ xuất hiện (MĐB) rất sớm ngay từ khi mới có các biến đổi cấu trúc tim và làm tăng nặng tình trạng suy tim. Khi điều trị tái đồng bộ (CRT- Cardiac resynchronization therapy) cho những bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối không đáp ứng điều trị nội khoa, thấy giảm triệu chứng cơ năng, tăng khả năng co bóp và làm đảo ngược tái cấu trúc. Phát hiện sớm MĐB cơ tim sẽ góp phần dự phòng, điều trị hiệu quả và giảm các biến cố tim mạch [76, 101, 146].
    Có nhiều phương pháp phát hiện các tổn thương tim do THA như điện tâm đồ (ĐTĐ), siêu âm TM, 2D, Doppler [18]. Trong đó siêu âm tim là phương pháp không xâm nhập, dễ thực hiện, rất hữu hiệu để đánh giá những thay đổi về hình thái và chức năng của tim, tuy nhiên siêu âm tim thường quy gặp nhiều khó khăn để phát hiện sớm các tổn thương và MĐB tim. Có nhiều phương pháp đánh giá MĐB trong đó siêu âm Doppler mô cơ tim là phương pháp không chỉ có độ chính xác cao mà còn phát hiện rất sớm MĐB ngay khi chức năng tim chưa thấy biến đổi trên các phương pháp siêu âm tim thường quy [101].
    Trên thế giới hiện đã có nhiều nghiên cứu MĐB ở nhân THA bằng Doppler mô như: suy tim do THA, THA có PĐTT. Gần đây một số nghiên cứu MĐB ở bệnh nhân THA có CNTTh thất trái bình thường, thấy MĐB xuất hiện khá phổ biến [74, 87, 129, 148].
    Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu MĐB cơ tim bằng siêu âm Doppler mô trên các bệnh như: thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh cơ tim do đái tháo đường, suy tim có CNTTh thất trái giảm nhiều. Hiện chưa có nghiên cứu nào về MĐB trong thất trái ở bệnh nhân THA. Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình trạng mất đồng bộ trong thất trái bằng siêu âm - Doppler mô cơ tim ở bệnh nhân tăng huyết áp có chức năng tâm thu thất trái bình thường” với các mục tiêu sau:
    1. Nghiên cứu các chỉ số đánh giá mất đồng bộ và tỷ lệ mất đồng bộ trong thất trái bằng siêu âm Doppler mô ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có chức năng tâm thu thất trái bình thường.
    2. Tìm hiểu mối liên quan giữa mất đồng bộ với một số thông số siêu âm ở bệnh nhân tăng huyết áp có chức năng tâm thu thất trái bình thường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...