Thạc Sĩ Nghiên cứu tính toán tiêu nước cho hệ thống thủy nông tỉnh Nam Định theo kịch bản nước biển dâng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/10/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Bảng 1. 1: Nhiệt độ trung bình năm của một số trạm khí tượng 8
    Bảng 1.2: Phân bố số lần bão đổ bộ vào Việt Nam theo từng tháng 13
    Bảng 1.3: Phân bố số lần bão đổ bộ vào Việt Nam theo khu vực 13
    Bảng 1.4: Tần suất bão đổ bộ vào các khu vực theo tháng (%) .14
    Bảng 1.5: So sánh tỷ lệ lượng mưa 5 ngày lớn nhất trung bình của từng thời kỳ
    so với trung bình nhiều năm(%) .17
    Bảng 1.6: Mực nước báo động và thời gian duy trì tại một số vị trí điển hình ở
    hạ lưu sông Hồng .24
    Bảng 1.7: Diễn biến mặn dọc theo một số triền sông ( ‰ ) .28
    Bảng 1.8: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm ( P
    o
    P C) so với thời kỳ 1980-1999
    theo các Kịch bản biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Bắc Bộ 29
    Bảng 1.9: Mức thay đổi của lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999
    theo các kịch bản ở Đồng bằng Bắc Bộ .30
    Bảng 1.10: Mức thay đổi lượng mưa tháng (%) so với thời kỳ 1980-1999
    theo kịch bản phát thải thấp ở Đồng bằng Bắc Bộ .30
    Bảng 1.11: Mức thay đổi lượng mưa tháng (%) so với thời kỳ 1980-1999
    theo kịch bản phát thải trung bình ở Đồng bằng Bắc Bộ .31
    Bảng 1.12: Mức thay đổi lượng mưa tháng (%) so với thời kỳ 1980-1999
    theo kịch bản phát thải cao ở Đồng bằng Bắc Bộ 31
    Bảng 1.13: Các kịch bản về mực nước biển dâng (cm) so với năm 2000 32
    Bảng 2.1: Thống kê các trạm khí tượng trong và lân cận tỉnh Nam Định .39
    Bảng 2.2: Lượng mưa 3 ngày lớn nhất tại trạm Nam Định và Ninh Bình .40
    Bảng 2.3: Khoảng cách xâm nhập mặn .46
    Bảng 2. 4:Đặc trưng đỉnh lũ đặc biệt lớn trên các sông thuộc sông Hồng 58
    Bảng 4. 1: Khả năng chịu ngập của lúa theo chiều cao cây lúa .86
    Bảng 4.2: Thống kê các biên trên và biên dưới 92
    Bảng4.3: Kết quả thử nghiệm mô hình .99
    Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mô hình tại một số trạm .100



    DANH MỤC HÌNH VẼ
    Hình 1.1: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm tại trạm Láng .8
    Hình 1.2: Bản đồ vị trí các trạm Khí tượng - Thủy văn vùng đồng bằng Bắc Bộ 9
    Hình 1.3: Xu thế biến đổi của độ ẩm tương đối trung bình năm tại trạm Láng 10
    Hình 1.4: Xu thế biến đổi lượng bốc hơi Piche năm tại trạm Láng 11
    Hình 1.5: Xu thế thay đổi lượng bốc hơi Piche năm tại trạm Thái Bình 11
    Hình 1.6: Xu thế biến đổi số giờ nắng năm tại trạm Láng 12
    Hình 1.7: Xu thế biến đổi số giờ nắng năm tại trạm Thái Bình 12
    Hình 1.8: Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Láng .15
    Hình 1.9: Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Hà Đông 15
    Hình 1.10: Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Phủ Lý .16
    Hình 1.11: Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Bắc Ninh 17
    Hình 1.12: Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Gia Lâm .17
    Hình 1.13: Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Văn Giang 18
    Hình 1.14: Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Thủy Nguyên 19
    Hình 1.15: Xu thế biến đổi lượng mưa 5 ngày lớn nhất năm tại trạm Phù Liễn .19
    Hình 1.16: Xu thế biến đổi của mực nước trung bình năm tại trạm Định Cư trên
    sông Trà Lý .24
    Hình 1.17: Xu thế biến đổi của mực nước max năm tại trạm Định Cư trên sông Trà
    Lý 25
    Hình 1.18: Xu thế biến đổi của mực nước trung bình năm tại trạm Ba Lạt trên sông
    Hồng 25
    Hình 1.19: Xu thế biến đổi của Hmax năm tại trạm Ba Lạt trên sông Hồng 25
    Hình 1.20: Quá trình biến đối mực nước biển Việt Nam giai đoạn 1880-2000 .26
    Hình 1.21: Dao động mực nước trung bình năm tại trạm Hòn Dấu từ năm 1955 đến
    năm 2008 (Hệ hải đồ) 26
    Hình 1.22: Dao động mực nước lớn nhất năm tại trạm Hòn Dấu từ năm 1956 đến
    năm 2008 (Hệ hải đồ) 26
    Hình 2.5: Tần suất mực nước triều - trạm Hòn Dấu .46
    Hình 2.6: Biểu đồ tình hình úng, hạn tỉnh Nam Định .52
    Hình 3.1: Chế độ dòng chảy của đoạn sông đơn được mô tả bằng hệ phương trình vi
    phân đạo hàm riêng Saint – Vernant .63
    Hình 4.1: Mạng thủy lực tính toán tiêu cho hệ thống thủy nông Nam Định 94 Hình 4.2: Mạng thủy lực chi tiết hệ thống sông và kênh mương nội đồng thuộc Nam
    Định .95
    Hình 4.3: Mô phỏng trạm bơm trong Mike11 để tính toán tiêu tỉnh Nam Định .95
    Hình 4.4: Mô phỏng cống tiêu trong Mike11 để tính toán tiêu tỉnh Nam Định 96
    Hình 4.5: Sơ đồ phân khu tiêu hệ thống thủy nông Nam Định .97
    Hình 4.6: Bản đồ ngập tỉnh Nam Định sau 5 ngày ứng với kịch bản BĐKH .102
    Hình 4.7: Bản đồ ngập tỉnh Nam Định sau 5 ngày ứng với trường hợp hiện tại 102













    LỜI CẢM ƠN
    Sau một thời gian nghiên cứu, luận văn Thạc sĩ với đề tài “Nghiên cứu tính
    toán tiêu nước cho hệ thống thủy nông tỉnh Nam Định theo kịch bản nước biển
    dâng” đã hoàn thành theo đúng nội dung của đề cương nghiên cứu, được Hội đồng
    Khoa học và Đào tạo của Khoa Thuỷ văn và Tài nguyên nước phê duyệt. Luận văn
    được thực hiện với mong muốn nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với
    vấn đề tiêu nước của hệ thống thuỷ nông tỉnh Nam Định để từ đó đưa ra được các
    giải pháp thích ứng.
    Để có được kết quả như ngày hôm nay, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
    sắc tới PGS.TS Phạm Thị Hương Lan và TS. Đoàn Thị Tuyết Nga – Giảng viên Bộ
    môn Kỹ thuật sông và QLTT trường Đại học Thủy lợi đã tận tình hướng dẫn, chỉ
    bảo và đóng góp các ý kiến quý báu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
    Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, sự hỗ trợ về mặt chuyên môn
    và kinh nghiệm của các thầy cô giáo trong khoa Thủy văn & Tài nguyên nước đã
    tạo điều kiện rất nhiều cho tác giả trong suốt quá trình làm luận văn.
    Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp phòng Khảo sát – Công ty tư vấn
    và khảo sát thiết kế xây dựng - BQP; Phòng Đào tạo Đại học và sau đại học; tập
    thể Lớp cao học 18V Trường Đại học Thuỷ lợi cùng toàn thể gia đình đã động viên,
    khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tác giả trong thời gian hoàn thành
    luận văn.
    Trong quá trình thực hiện luận văn, do thời gian và kiến thức còn hạn chế
    nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận
    được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô, đồng nghiệp để giúp tác giả hoàn
    thiện về mặt kiến thức trong học tập và nghiên cứu.
    Xin trân trọng cảm ơn!
    Hà nội, ngày 10 tháng 3 năm 2012
    Tác giả


    Nguyễn Thị Ngọc Anh Luận văn thạc sĩ -1- Chuyên ngành thuỷ văn học
    MỞ ĐẦU
    A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại
    trong thế kỷ 21; nó sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường
    trên phạm vi toàn thế giới. Biến đổi khí hậu, với các biểu hiện chính là sự nóng lên
    toàn cầu và mực nước biển dâng, chủ yếu là do các hoạt động kinh tế - xã hội của
    con người gây phát thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính.
    Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu
    đã tăng khoảng 0,74 P
    0
    P C trong thời kỳ 1906 - 2005 và tốc độ tăng của nhiệt độ trong
    50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó. Trong 100 năm qua, lượng
    mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 30 P
    0
    P . Tuy nhiên,lượng mưa lại có xu
    hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 1970. Hiện tượng mưa lớn có
    dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới (IPCC,2007). Mực nước biển toàn cầu
    đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao. Số liệu đo đạc từ vệ tinh
    TOPEX/POSEIDON trong giai đoạn 1993 - 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực
    nước biển trung bình toàn cầu là 3,1 ± 0,7mm/năm, nhanh hơn đáng kể so với thời
    kỳ 1961 - 2003 (IPCC,2007).
    Dasgupta và các cộng sự (2007) đã công bố một nghiên cứu chính sách do
    Ngân hàng Thế giới - WB - xuất bản đã xếp Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia
    chịu ảnh hưởng cao nhất do biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, hai đồng bằng sông
    Hồng và đồng bằng sông Cửu Long chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng
    cao 1 mét, ước chừng 5.3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9%
    vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng.
    Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên
    khoảng từ 0,5 P
    0
    P C đến 0,7 P
    0
    P C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và
    nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam.
    Xu thế biến đổi lượng mưa năm trung bình trên từng địa điểm trong 9 thập kỷ vừa
    qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau: có giai
    Học viên: Nguyễn Thị Ngọc Anh Lớp 18V
    Luận văn thạc sĩ -2- Chuyên ngành thuỷ văn học
    đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí
    hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước,
    lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958-2007) đã giảm khoảng 2% . Số đợt không
    khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên,
    các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện mà gần đây nhất là đợt không khí lạnh
    gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ
    (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008).
    Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn trong những năm gần đây. Quỹ đạo bão
    có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn
    bão có đường đi dị thường hơn(Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước
    khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu, Bộ TNMT,2003). Số liệu quan trắc
    mực nước biển tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên
    của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn
    1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50
    năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dáu dâng lên khoảng 20cm (Chương
    trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ TNMT, 2008). Theo đánh
    giá của Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam, mỗi thập kỷ mực nước biển ở Việt
    Nam có thể dâng 5 cm, đến năm 2070 có thể dâng 69 cm, năm 2100 nước biển có
    thể sẽ dâng tới khoảng 1m. Nếu nước biển dâng cao theo dự báo như vậy thì đồng
    bằng sông Hồng (ĐBSH) sẽ bị ngập khoảng 5.000 km P
    2
    P , đồng bằng sông Cửu Long
    sẽ bị ngập 20.000 km P
    2
    P dẫn đến mất đất và giảm sản lượng nông nghiệp.
    Hệ thống các công trình thuỷ lợi tỉnh Nam Định được đầu tư từ rất sớm, từ
    những năm 1960 đến nay đã có nhiều đợt bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch thủy lợi
    (1963, 1967, 1969, 1976, 1995 – khu Nghĩa Hưng; 1973, 1995 – Khu Xuân Thủy;
    Hải Hậu; Nam Ninh và khu Bắc Nam Hà thuộc Nam Định), hệ thống các công trình
    thuỷ lợi đã từng bước được đầu tư xây dựng như các trạm bơm lớn, kênh mương,
    cống dưới đê, hệ thống đê điều, . góp phần quan trọng trong việc cải tạo nền nông
    nghiệp phục vụ tưới tiêu, chống úng chống hạn, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy
    Học viên: Nguyễn Thị Ngọc Anh Lớp 18V
    Luận văn thạc sĩ -3- Chuyên ngành thuỷ văn học
    nhiên trong quá trình khai thác, sử dụng đến nay hệ thống thủy lợi tỉnh Nam Định
    vẫn còn một số tồn tại như sau:
    * Hệ số tưới, tiêu hiện nay còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu sản
    xuất.
    * Hệ thống công trình thủy lợi qua nhiều năm sử dụng đến nay nhiều
    công trình đã xuống cấp nghiêm trọng, kênh mương bị bồi lắng. Năng lực của hệ
    thống thủy nông không đáp ứng yêu cầu của sản xuất, tỷ lệ thất thoát nước tưới vẫn
    còn cao do phần lớn các công trình được xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp nhưng
    chưa được thay thế, sửa chữa kịp thời do khó khăn về vốn, sự đầu tư thiếu đồng bộ,
    việc quản lý khai thác còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý hệ thống chưa có quy
    trình vận hành chi tiết dựa trên cơ sở dự báo mưa, lũ, triều và mặn.
    * Tình trạng vi phạm lấn chiếm hành lang công trình thủy lợi vẫn diễn
    ra ở nhiều nơi ảnh hưởng tới năng lực tưới – tiêu của hệ thống.
    Hậu quả là khi có mưa lớn kéo dài thì tình trạng úng ngập triền miên, kéo dài
    trong nhiều ngày, nhiều giờ trong suốt mùa mưa đã xảy ra làm ảnh hưởng nghiêm
    trọng đến sản xuất và đời sống kinh tế - xã hội. Khi có thêm tác động của BĐKH và
    nước biển dâng thì các công trình thủy lợi đã có lại càng không đáp ứng được và
    mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng lại càng căng thẳng hơn.
    Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là mối đe dọa hiện hữu và to lớn
    mà nhân loại sẽ phải đương đầu trong thế kỷ XXI. Trước nguy cơ đó Liên hợp quốc
    đã kêu gọi tất cả các quốc gia hãy đồng tâm nhất trí để giải quyết vấn đề nêu trên.
    Nghiên cứu đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các
    tác động tiêu cực của BĐKH và thích ứng với quá trình BĐKH toàn cầu là nhiệm
    vụ cấp bách của mọi quốc gia, của mọi người trên trái đất. Cho đến nay các giải
    pháp đã được các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế đưa ra đều hướng vào việc
    tìm các giải pháp hạn chế, cắt giảm nguồn phát thải khí nhà kính - tác nhân chủ yếu
    gây nên hiện tượng BĐKH toàn cầu và hướng tìm giải pháp thích ứng với biến đổi
    khí hậu.
    Học viên: Nguyễn Thị Ngọc Anh Lớp 18V
    Luận văn thạc sĩ -4- Chuyên ngành thuỷ văn học
    Với những lý do đã nêu ở trên, đề tài:“Nghiên cứu tính toán tiêu nước cho hệ
    thống thủy nông tỉnh Nam Định theo kịch bản nước biển dâng” đã được đề xuất để
    nghiên cứu.
    B. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    Tính toán tiêu nước cho hệ thống thuỷ nông tỉnh Nam Định theo kịch bản
    nước biển dâng.
    C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
    - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là yêu cầu tiêu và các biện pháp tiêu nước
    mặt do tác động của biến đổi khí hậu.
    - Phạm vi nghiên cứu ứng dụng là hệ thống thủy nông tỉnh Nam Định.
    D. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    D1. Nội dung nghiên cứu
    Luận văn đi sâu nghiên cứu 02 vấn đề chính sau:
    - Xác định yêu cầu tiêu thoát nước vùng ảnh hưởng triều do ảnh hưởng của
    BĐKH toàn cầu thông qua các kịch bản nước biển dâng tỉnh Nam Định.
    - Nghiên cứu ứng dụng mô hình thuỷ lực để tính toán tiêu nước cho hệ
    thống thuỷ nông phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng
    với BĐKH toàn cầu.
    D2. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề ra, trong luận văn sử dụng
    phương pháp nghiên cứu sau:
    1) Phương pháp kế thừa
    Nghiên cứu tiếp thu và sử dụng có chọn lọc kết quả nghiên cứu và thành tựu
    khoa học công nghệ của các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu về những
    vấn đề có liên quan đến đề tài.
    Học viên: Nguyễn Thị Ngọc Anh Lớp 18V
    Luận văn thạc sĩ -5- Chuyên ngành thuỷ văn học
    2) Phương pháp điều tra thu thập và đánh giá
    Điều tra thu thập tài liệu, khảo sát và nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá
    và tổng hợp tài liệu để từ đó rút ra các cơ sở khoa học và khả năng ứng dụng vào
    thực tiễn.
    3) Phương pháp phân tích tổng hợp
    Việc nghiên cứu tiêu thoát nước có liên quan đến nhiều yếu tố như kỹ thuật,
    kinh tế, xã hội ., có tác động rộng rãi đến cuộc sống của cộng đồng trên địa bàn
    rộng lớn vì vậy việc phân tích tổng hợp là cần thiết đối với nghiên cứu này.
    4) Phương pháp sử dụng mô hình toán thủy văn, thủy lực
    Để phục vụ cho tính toán thủy lực tiêu, luận văn đã nghiên cứu ứng dụng mô
    hình MIKE 11 của Viện Thuỷ lực Đan Mạch (DHI).
     
Đang tải...