Thạc Sĩ Nghiên cứu, tính toán, thiết kế chương trình tính suất liều của nguồn gamma có dạng hình học trụ đặc

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
    Chuyên ngành : VẬT LÍ HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ VÀ NĂNG LƯỢNG CAO
    LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÍ
    Năm – 2011

    MỤC LỤC ( Luận văn dài 63 trang, 1 file duy nhất)


    Lời cảm ơn
    Mục lục 1
    Danh mục các bảng . 3
    Danh mục các hình vẽ . 4
    Mở đầu 6

    Chương 1 - Các khái niệm về an toàn bức xạ . 8

    1.1. Các khái niệm liên quan đến an toàn bức xạ 8
    1.1.1. Liều hấp thụ . 8
    1.1.2. Liều chiếu 9
    1.1.3. Liều hiệu dụng . 9
    1.2. Liều giới hạn được phép . 12

    Chương 2 - Sự che chắn bức xạ gamma 14

    2.1. Tương tác của bức xạ gamma với vật chất 14
    2.1.1. Hiệu ứng quang điện . 14
    2.1.2. Hiệu ứng Compton 15
    2.1.3. Hiệu ứng tạo cặp . 15
    2.1.4. Sự suy giảm của bức xạ gamma khi đi qua vật chất . 16
    2.2. Suất liều của nguồn bức xạ gamma dạng hình học điểm . 18
    2.2.1. Trường hợp không che chắn . 18
    2.2.2. Trường hợp nguồn được che chắn bởi tấm che có bề dày d . 18
    2.3. Suất liều của nguồn bức xạ gamma dạng hình học dây thẳng . 20
    2.3.1. Trường hợp không che chắn . 20
    2.3.2. Trường hợp nguồn được che chắn bởi tấm che có bề dày d . 22
    2.4. Suất liều của nguồn bức xạ gamma dạng hình học trụ đặc 24
    2.4.1. Trường hợp không che chắn . 24
    2.4.2. Trường hợp nguồn được che chắn bởi tấm che có bề dày d . 29


    Chương 3 - Chương trình tính suất liều đối với nguồn bức xạ gamma có dạng hình học trụ đặc

    3.1. Yêu cầu của chương trình 32
    3.2. Giao diện chương trình 34
    3.2.1. Giao diện chính (form main) 34
    3.2.2. Tính suất liều không sử dụng che chắn (form 1) 35
    3.2.3. Tính suất liều có sử dụng che chắn (form 2) 37
    3.2.4. Tính bề dày vật liệu che chắn (form 3) . 38
    3.2.5. Vẽ đường đẳng liều trong trường hợp không che chắn (form 4) 39
    3.2.6. Vẽ đường đẳng liều trong trường hợp có che chắn (form 5) 41
    3.3. So sánh kết quả với suất liều của nguồn gamma dạng trụ đặc chưa tính đến sự tự hấp thụ của nguồn
    3.3.1. Thay đổi khoảng cách từ điểm xét đến tâm nguồn . 43
    3.3.2. Thay đổi chiều cao của nguồn 45
    3.3.3. Thay đổi bán kính nguồn 47
    3.4. So sánh kết quả với suất liều của nguồn gamma dạng dây thẳng 49

    Kết luận và kiến nghị 51
    Công trình 53
    Tài liệu tham khảo . 54
    Phụ lục 1 : Các hằng số của các nguồn phóng xạ . 56
    Phụ lục 2 : Các hằng số A1, α1, α2, δD, à của một số vật liệu che chắn . 57
    Phụ lục 3 : Các giải thuật sử dụng trong chương trình . 58
    Phụ lục 4 : Kết quả tính suất liều của nguồn trụ đặc . 60

    DANH MỤC BẢNG


    Bảng 1.1 : Hệ số trọng số phóng xạ của một vài loại bức xạ (ICRP – 1990)
    Bảng 1.2 : Các trọng số mô đặc trưng cho các mô trong cơ thể WT
    Bảng 1.3 : Giới hạn liều qua các thời kì của ICRP

    Bảng 3.1 : Sự thay đổi suất liều chiếu theo khoảng cách của nguồn Co-
    Bảng 3.2 : Sự thay đổi suất liều chiếu theo khoảng cách của nguồn K
    Bảng 3.3 : Sự thay đổi suất liều chiếu theo chiều cao nguồn của nguồn Co-60
    Bảng 3.4 : Sự thay đổi suất liều chiếu theo chiều cao nguồn của nguồn K-
    Bảng 3.5 : Sự thay đổi suất liều chiếu theo bán kính nguồn của nguồn Co-
    Bảng 3.6 : Sự thay đổi suất liều chiếu theo bán kính nguồn của nguồn K
    Bảng 3.7 : Suất liều chiếu của nguồn Co-60 dạng trụ đặc và dây thẳng

    DANH MỤC HÌNH

    Hình 2.1 : Sự hấp thụ chùm gamma trong điều kiện chùm tia rộng
    Hình 2.2 : Dạng nguồn điểm không che chắn
    Hình 2.3 : Dạng nguồn điểm được che chắn bởi tấm che có bề dày d
    Hình 2.4 : Dạng nguồn dây thẳng không che chắn
    Hình 2.5 : Nguồn dạng dây thẳng, điểm khảo sát nằm trên giá của nguồn
    Hình 2.6 : Dạng nguồn dây thẳng được che bởi tấm che có bề dày d
    Hình 2.7 : Dạng nguồn trụ đặc không che chắn
    Hình 2.8: Điểm N thuộc đáy của hình trụ đặc
    Hình 2.9 : Dạng nguồn trụ đặc được che chắn bởi tấm che có bề dày d
    Hình 3.1 : Giao diện của form main lựa chọn không sử dụng che chắn
    Hình 3.2 : Giao diện của form main lựa chọn có sử dụng che chắn
    Hình 3.3 : Giao diện form 1 với thông số đầu vào là độ phóng xạ hiện tại của nguồn
    Hình 3.4 : Giao diện form 1 với thông số đầu vào là độ phóng xạ của nguồn ở thời điểm cho trước
    Hình 3.5 : Giao diện form 2
    Hình 3.6 : Giao diện form 3
    Hình 3.7 : Giao diện form 4
    Hình 3.8 : Đường đẳng liều dạng 2D của nguồn trụ đặc không sử dụng che chắn
    Hình 3.9 : Đường đẳng liều dạng 3D của nguồn trụ đặc không sử dụng
    Hình 3.10 : Giao diện form 5
    Hình 3.11 : Đường đẳng liều dạng 2D của nguồn trụ đặc có sử dụng che chắn


    MỞ ĐẦU


    Ở nước ta hiện nay, ứng dụng hạt nhân trong các lĩnh vực như năng lượng, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng đã được triển khai rộng rãi. Nhiều nguồn phóng xạ hạt nhân với độ phóng xạ cho trước đã trở thành những công cụ hữu hiệu trong chẩn đoán, điều trị bệnh, xạ hình công nghiệp, bảo quản lương thực - thực phẩm, thăm dò tài nguyên . Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, các bức xạ ion hóa còn có thể gây ra những mối nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường.
    Khi sử dụng nhiều nguồn phóng xạ và thời gian làm việc càng lâu thì nguy cơ nhiễm phóng xạ càng lớn. Do đó, thay vì phải tiếp xúc trực tiếp với những chất phóng xạ để đo đạc nghiên cứu thì chúng ta có thể sử dụng máy tính để tính suất liều ở các vị trí khác nhau quanh nguồn phóng xạ và sẽ thu được kết quả một cách an toàn hơn. Vì vậy, việc tính toán để xây dựng một chương trình mô phỏng cho ra những kết quả nhanh chóng, chính xác là rất cần thiết giúp giảm tối thiểu những tốn kém và nguy hiểm cho những người làm việc liên quan đến các nguồn phóng xạ.
    Trên thế giới đã có một số chương trình mô phỏng tính suất liều cho các nguồn có dạng hình học khác nhau : Mercurad – 3D [11], MicroShield [14]. Các chương trình này cho phép tính suất liều chiếu, tính bề dày vật liệu che chắn. Tuy nhiên chúng khá đắt tiền và chưa phổ biến ở Việt Nam.
    Trong nước có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề xây dựng chương trình mô phỏng các suất liều chiếu cho nguồn bức xạ gamma. Đặc biệt là ở khoa Vật lí - Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP. HCM, những công trình khoa học của PGS.TS. Châu Văn Tạo và những luận văn tốt nghiệp của học viên cao học do thầy hướng dẫn đã ứng dụng ngôn ngữ lập trình Matlab để mô phỏng [1]. Những công trình đó đã nghiên cứu nguồn gamma có các dạng hình học nói chung và dạng hình học trụ đặc nói riêng. Tuy nhiên những chương trình này còn hạn chế vì chưa tính đến sự tự hấp thụ của nguồn trụ đặc dẫn đến kết quả chưa thật chính xác.

    Trong khuôn khổ đề tài này, các công thức giải tích tính suất liều chiếu tại một điểm của nguồn gamma có dạng hình học trụ đặc đã được trình bày trong hai trường hợp không sử dụng và có sử dụng che chắn đã có tính đến sự tự hấp thụ của nguồn.
    Chương trình áp dụng cho một số nguồn phóng xạ thông dụng được sử dụng trong công, nông, y, sinh như : 27Co60, 53I131, 55Cs137, 77Ir192, 18Ar41, 19K40, 29Cu64,30Zn65. Với các vật liệu che chắn được mô phỏng trong chương trình là : bê tông, nhôm, sắt, thiếc, chì.

    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài này là dựa trên nghiên cứu lí thuyết và thực hành trên máy tính. Sử dụng ngôn ngữ lập trình Matlab [7, 13] và phương pháp giải tích số [3] để mô phỏng chương trình. Luận văn được trình bày trong 3 chương chính :
    Chương 1 : Các khái niệm về an toàn bức xạ. Chương 2 : Sự che chắn bức xạ gamma.
    Chương 3 : Chương trình tính suất liều đối với nguồn bức xạ gamma có dạng hình học trụ đặc
    Chương 3 : Chương trình tính suất liều đối với nguồn bức xạ gamma có dạng hình học trụ đặc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...