Luận Văn Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch biển cửa lò

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 9/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Việt Nam có dải bờ biển dài khoảng 3.260km và vùng biển đặc quyền kinh tế rộng gấp nhiều lần diện tích đất liền, khiến Việt Nam trở thành một Quốc gia ven biển lớn ở Đông Nam Á. Với nguồn tài nguyên biển đảo, hệ sinh thái, tiềm năng sinh vật, thảm thực vật du lịch biển Việt Nam đã đóng góp không nhỏ vào việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như các địa phương ven biển. Những năm gần đây, Cửa Lò (Nghệ An) đã trở thành điểm hẹn du lịch biển hấp dẫn của du khách bốn phương. Ngành dịch vụ du lịch chiếm 63,7% trong cơ cấu kinh tế của toàn tỉnh và trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn với những bước tiến nhảy vọt. Cửa Lò đang từng bước thay đổi cùng sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, thị xã biển Cửa Lò vẫn được gọi là thị xã một mùa, là điểm hẹn của du khách "nội địa", có người đã từng nói "thị xã một trăm ngày cho một năm". Điều này cũng dễ hiểu bởi tính thời vụ (mùa vụ) là đặc điểm chung của ngành du lịch do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Tính thời vụ gây ra nhiều bất lợi cho việc kinh doanh đạt hiệu quả của ngành du lịch nói chung và du lịch biển Cửa Lò nói riêng. Muốn nâng cao hiệu quả trong kinh doanh du lịch cần nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục tính thời vụ của du lịch. Đây luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học và các nhà kinh doanh thuộc lĩnh vực này. Do nhận biết tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài cho đề án môn học của mình: “Nghiên cứu tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò”.





    Kết cấu đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề án được chia làm 3 phần như sau:
    I. Giới thiệu về du lịch biển Cửa Lò
    II. Tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò
    III. Giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ
    Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu là nhằm đánh giá khái quát thực trạng và phân tích những nhân tố quyết định tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò để từ đó rút ra các giải pháp khắc phục, kéo dài tính thời vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế của ngành du lịch.
    Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài ngiên cứu hoạt động du lịch biển ở thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Bao gồm các vấn đề về thực trạng du lịch, tài nguyên du lịch, chính sách phát triển du lịch của địa phương, cơ sở vật chất kỹ thuật, hoạt động của các đơn vị kinh doanh dịch vụ
    Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thu thập thông tin (nguồn thông tin sơ cấp, thứ cấp)
    - Phương pháp phân tích tổng hợp






    MỤC LỤC
    Nội dung Trang
    Lời nói đầu 2
    Mục lục 4
    I. Giới thiệu về du lịch biển Cửa Lò 6
    1. Khái quát điều kiện tài nguyên du lịch Cửa Lò 6
    1.1. Vị trí địa lý 6
    1.2. Tài nguyên du lịch 7
    2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các chính sách
    phát triển du lịch của Cửa Lò 10
    2.1. Cơ sở vật chất hạ tầng xã hội 11
    2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 11
    2.3. Chính sách phát triển du lịch của địa phương 13
    II. Tính thời vụ trong du lịch biển tại Cửa Lò 16
    1. Khái niệm tính thời vụ trong du lịch 16
    2. Ảnh hưởng của tính thời vụ 17
    2.1. Đối với dân cư sở tại 17
    2.2. Đối với chính quyền địa phương 21
    2.3. Đối với khách du lịch 22
    2.4. Đối với người kinh doanh dịch vụ 23
    2.5 Đối với môi trường 25
    3. Nguyên nhân gây nên tính thời vụ trong du lịch biển Cửa Lò 27
    3.1. Điều kiện tự nhiên 27
    3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 28
    3.3. Chất lượng và cơ cấu của cơ sở vật chất và kỹ thuật dịch vụ 28
    III. Giải pháp nhằm khắc phục tính thời vụ trong du lịch Cửa Lò 30
    1. Tập trung quy hoạch khu du lịch biển 30
    2. Từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 31
    3. Nâng cao hơn sức hấp dẫn và khai thác có hiệu quả nguồn
    tài nguyên du lịch nhân văn. 32
    4. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ để kéo dài thời vụ 32
    5. Tổ chức lao động hợp lý và đào tạo nguồn nhân lực đảm bảo
    chất lượng phục vụ tốt nhất 33
    6. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư sống ven biển 34
    Kết luận 35
    Tài liệu tham khảo 36
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...