Luận Văn Nghiên cứu tính thời vụ của hoạt động du lịch biển Đồ Sơn

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu tính thời vụ của hoạt động du lịch biển Đồ Sơn
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài
    Quận Đồ Sơn - thành phố Hải Phòng là khu du lịch nổi tiếng có từ hàng trăm
    năm. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Việt Nam thì Đồ Sơn là một trong nhiều khu
    vực được người Pháp điều tra khảo sát nghiên cứu về địa lý, khí hậu, các điều kiện
    thổ nhưỡng nhằm phục vụ cho hoạt động nghỉ dưỡng của người Pháp ở Việt
    Nam. Đồ Sơn được thiên nhiên ưu đãi, cảnh sắc tuyệt đẹp làm say lòng du khách
    đến tham quan, nghỉ mát. Bán đảo Đồ Sơn được tạo bởi dãy núi rồng nối nhau
    vươn dài ra biển theo thế “cửu long tranh châu”, có 22,5km bờ biển đầy cát mịn,
    nơi đây có sự kết hợp giữa một bên là núi non, với hàng ngàn cây phi lao, thông,
    cọ, . còn một bên là biển cả mênh mông đỏ màu phù sa tạo nên một phong cảnh
    "non nước hữu tình".
    Bên cạnh đó Đồ Sơn còn là vùng đất giàu truyền thống văn hoá có nhiều truyền
    thuyết, huyền thoại và lễ hội, có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng.
    Với những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ưu ái ban tặng hoạt động du lịch
    Đồ Sơn đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong đó du lịch biển được xem là
    hướng phát triển chính hiện nay.
    Tuy nhiên hoạt động du lịch tại bãi biển Đồ Sơn chỉ diễn ra ồ ạt, sôi động vào
    mùa vụ nên gây ra một số tác động bất lợi đến nhiều lĩnh vực như kinh tế- xã hội,
    cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, tài nguyên du lịch, khách du lịch. Vào mùa vụ
    lượng khách tập trung tại bãi biển vượt quá sức chứa, công suất sử dụng buồng,
    phòng khách sạn đạt 100%, thậm chí vào những ngày cuối tuần du khách rất khó
    để tìm được chỗ nghỉ ngơi ưng ý. Thế nhưng ngoài thời gian này, bãi biển Đồ Sơn
    lại hết sức vắng vẻ, các khách sạn nhà hàng đóng cửa thường xuyên.
    Với lý do như vậy, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Nghiên cứu tính thời vụ của
    hoạt động du lịch biển Đồ Sơn
    ”. Đây là một đề tài không mới, song với cách tiếp
    cận của mình em hi vọng sẽ có thể đóng góp một phần nhỏ bé nhằm thúc đẩy hoạt

    động du lịch biển của quê hương mình phát triển nhanh và có hiệu quả hơn trong
    tương lai.
    Khoá luận tốt nghiệp được hoàn thành với sự quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ từ
    phía nhà trường, giáo viên hướng dẫn - PGS.TS Trần Đức Thanh, các cô, các chú
    và các anh chị trong Phòng Du lịch - Văn hoá và Thông tin quận Đồ Sơn.

    Em xin chân thành cảm ơn!
    2.Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
    Mục tiêu của khoá luận là góp phần hạn chế ảnh những hưởng tiêu cực của tính
    thời vụ đến hoạt động du lịch ở Đồ Sơn.
    Căn cứ vào mục tiêu đề ra, khoá luận tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
    - Tổng quan lý luận về tính thời vụ du lịch.
    - Khảo sát thực tế và xác định thời vụ du lịch ở Đồ sơn. Thu thập phân tích các số
    liệu về hoạt động kinh doanh du lịch tại khu du lịch Đồ Sơn, mức độ ảnh hưởng
    bất lợi của tính thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương.
    - Xác định các nhân tố chính gây lên tính thời vụ du lịch ở Đồ Sơn.
    - Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp hạn chế ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ
    du lịch trong hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Đồ Sơn
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tính thời vụ du lịch và ảnh hưởng bất lợi của
    tính thời vụ du lịch đến hoạt động kinh doanh du lịch tại bãi biển Đồ Sơn.
    Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ du lịch
    trong thời gian từ 2006 đến nay để đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác
    động bất lợi đó đến hoạt động du lịch biển chủ yếu trong phạm vi quận Đồ Sơn.
    4.Phương pháp nghiên cứu.
    - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp và nghiên cứu lý luận về tính thời vụ: Đây
    là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các công trình nghiên
    cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng có hiệu quả trong nghiên cứu những

    đối tượng có mối quan hệ đa chiều và biến động trong không gian và thời gian.
    - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Đây là phương pháp không thể thiếu trong
    quá trình nghiên cứu mặt lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt chất của các hiện
    tượng và quá trình, đối chiếu biến động, phát triển trong hoạt động du lịch.
    - Phương pháp điều tra thực địa: Phương pháp này được thực hiện nhằm điều
    tra bổ sung hoặc kiểm tra chỉnh lại những thông tin quan trọng cần thiết cho quá
    trình phân tích xử lý thực hiện đề tài.
    - Phương pháp phỏng vấn: Đây là phương pháp nhằm khảo sát đặc điểm của các
    đối tượng du lịch. Phương pháp này dùng để lấy ý kiến của cộng đồng, du khách, các
    thành viên tham gia vào hoạt động du lịch. Thực hiện phương pháp này bao gồm các
    bước: xác định vấn đề cần điều tra, thiết kế bảng hỏi, lựa chọn đối tượng và khu vực
    để điều tra, thời gian tiến hàng điều tra, xử lý các kết quả điều tra.
    5.Bố cục của khoá luận.
    Khoá luận ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khoá luận gồm ba
    chương sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về tính thời vụ du lịch
    Chương 2: Thực trạng tính thời vụ của hoạt động du lịch biển Đồ Sơn.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi của tính thời vụ
    đến hoạt động du lịch Đồ Sơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...