Đồ Án Nghiên cứu tính năng kéo bám của máy kéo xích vạn năng T – 54

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nước ta là nước nông nghiệp, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hóa đất nước cần từng bước cơ giới hoá và hiện đại hoá nền sản xuất nông nghiệp và nông thôn.

    Những năm vừa qua, việc tăng cường trang bị các nguồn động lực và hệ thống máy móc nông lâm nghiệp khác nhau đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của nền sản xuất nông lâm nghiệp và nông thôn Việt Nam, giảm bớt cường độ lao động cho nông dân, nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm của ngành nông lâm nghiệp và các ngành nghề khác. Do đặc điểm về mặt kinh tế xã hội cũng như khó khăn về mặt đặc điểm địa lý đất đai, vấn đề cơ giới hoá trong các vùng trung du miền núi của nước ta còn ở mức thấp. Tỷ lệ cơ giới hoá các khâu canh tác trong nông lâm nghiệp ở các khu vực này so với vùng đồng bằng còn một khoảng cách chênh lệch lớn. Việc nghiên cứu một cách có hệ thống và tổng quát điều kiện tự nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cơ giới hoá nông lâm nghiệp nói chung, đặc biệt là cơ giới hoá trên đất độ ẩm cao và đất đồi dốc trong điều kiện của nước ta hiện nay vẫn chưa được chú ý và quan tâm đúng mức.

    Nguồn động lực chính trong việc cơ giới hóa các khâu sản xuất trong nông lâm nghiệp của Việt Nam là máy kéo. Máy kéo được trang bị ở nước ta chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Ngành công nghiệp chế tạo máy kéo của nước ta còn rất non trẻ. Thực tế đòi hỏi cần được đầu tư hơn nữa về mặt nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các mẫu máy kéo do ngành công nghiệp chế tạo máy kéo trong nước hoặc nhập ngoại các mẫu máy kéo phù hợp với điều kiện sử dụng trong điều kiện sản xuất nông lâm nghiệp Việt Nam. Hiện nay chúng ta mới chế tạo được một số loại máy kéo bánh công suất nhỏ như: Bông sen 8, Bông sen 10, Bông sen 12 và Bông sen 20, các máy do Việt Nam sản xuất còn nhiều nhược điểm như tính năng kéo bám thấp, tính ổn định chuyển động không cao, tính kinh tế về nhiên liệu cũng như các thông số kết cấu khác chưa hợp lý, đặc biệt khi sử dụng trong điều kiện đất nông nghiệp có độ ẩm cao hoặc đất đồi dốc nông lâm nghiệp.

    Để nâng cao mức độ cơ giới hóa nông lâm nghiệp Việt Nam trong giai đoạn trước mắt, cần trang bị hệ thống máy động lực một cách hợp lý về chủng loại, về cỡ công suất cũng như tỷ lệ trang bị giữa máy kéo bánh và máy kéo xích. Theo một số tài liệu chuyên môn máy kéo xích có nhiều ưu điểm vượt trội so với máy kéo bánh, đặc biệt về tính ổn định ngang và dọc khi làm việc trên đất đồi dốc, diện tích tiếp xúc của xích với đất lớn hơn nhiều so với máy kéo bánh vì vậy áp lực riêng trên đất nhỏ, khả năng bám hay hệ số bám của máy kéo xích lớn. Những đặc điểm này làm cho máy kéo xích phát huy lực kéo lớn với độ trượt nhỏ, máy kéo có thể làm việc trên đất độ ẩm cao, độ dốc lớn hơn so với máy kéo bánh có công suất tương đương song vẫn bảo đảm không bị trượt, bị lật và an toàn lao động.

    Hiện nay nước ta vẫn chưa chế tạo được một mẫu máy kéo xích nào, các máy kéo xích dùng trong nông lâm nghiệp, trong công nghiệp chủ yếu được nhập từ nước ngoài. Vì vậy nghiên cứu tính năng kéo bám của máy kéo xích vạn năng làm cơ sở khoa học cho việc tính toán thiết kế chế tạo máy kéo xích phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp của Việt Nam là một đề có tính cấp thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao.

    Tôi tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu tính năng kéo bám của máy kéo xích vạn năng T – 54 ”.

    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

    1.1 Tổng quan về máy kéo xích 4

    1.2 Tổng quan về các chỉ tiêu đánh giá tính chất kéo bám 9

    1.3 Các tính chất cơ lý của đất 10

    1.4 Tổng quan về tình hình phát triển máy kéo trên thế giới 16

    1.5 Tình hình phát triển máy kéo ở Việt Nam 17

    Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 20

    2.1 Hao tổn công suất trong hệ thống truyền lực 20

    2.2 Động lực học của bộ phận di động xích 23

    2.3 Các lực cản chuyển động trên máy kéo xích 28

    2.3.1 Lực cản lăn của máy kéo xích 28

    2.3.2 Lực quán tính 32

    2.3.3 Cân bằng lực kéo 35

    2.4 Lực bám và độ trượt của bộ phận di động xích 35

    2.5 Cân bằng công suất và hiệu suất kéo của bộ phận di động xích 40

    2.6 Sự phân bố áp suất trên mặt tựa xích 41

    2.6.1 Phân bố áp suất khi sử dụng cơ cấu treo nửa cứng 41

    2.6.2 Phân bố áp suất khi có cơ cấu treo điều hoà 43

    2.7 Phương trình cân bằng công suất và hiệu suất 45

    2.8 Đồ thị cân bằng công suất 48

    2.9 Đường đặc tính kéo của máy kéo 50

    2.9.1 Khái niệm về đường đặc tính kéo 50

    2.9.2 Xây dựng đường đặc tính kéo lý thuyết 52

    Chương 3 XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH KÉO CỦA MÁY KÉO 57

    3.1 Đặt vấn đề 57

    3.2 Trình tự xây dựng 57

    3.2.1 Xây dựng đường đặc tính động cơ 57

    3.2.2 Xây dựng đường cong trượt 61

    3.2.3 Xây dựng đường đặc tính kéo lý thuyết 62

    Chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68

    4.1 Kết luận 68

    4.2 Kiến nghị 68

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

    PHỤ LỤC 70
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...