Đồ Án Nghiên cứu tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA G

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ô tô là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh tế và xã hội. Việc nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sử dụng của loại phương tiện này luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm giải quyết. Trong những năm gần đây sự phát triển của ngành ô tô có nhiều bước nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao và an toàn hơn cho người sử dụng.

    Tính chất động lực học của ô tô khi chuyển động là một trong những tính chất rất quan trọng, nó được thể hiện qua đặc tính động lực học, lực kéo, công suất kéo, các lực cản, nhân tố động lực học, thời gian và quãng đường tăng tốc, vận tốc, gia tốc, khi chuyển động trong điều kiện mặt đường khác nhau hoặc do tác động điều kiện như tăng giảm ga, quay vòng khi phanh. Tính chất động lực học của ô tô ảnh hưởng đến khả năng khởi hành và tăng tốc của ô tô, vận tốc trung bình, năng suất và giá thành vận chuyển, độ êm dịu và tính an toàn trong chuyển động. Việc tính toán chính xác các chỉ tiêu đánh giá tính động lực học của ô tô là một vấn đề rất khó thực hiện. Vì các chỉ tiêu này phụ thuốc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố ngẫu nhiên.

    Cùng với sự phát triển nhanh của ngành công nghệ thông tin và các thiết bị, phần mềm nghiên cứu ngày càng chính xác hơn, nên nhiều bài toán được giải quyết một cách nhanh chóng với độ chính xác cao giúp cho quá trình tính toán, thiết kế và chế tạo được thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển và đảm bảo được các yêu cầu của người sử dụng. Và ngày nay cũng đã có nhiều thiết bị và phương pháp thực nghiệm để có thể kiểm tra chất lượng và tình trạng kỹ thuật của xe trong quá trình sử dụng rất thuận tiện và đảm bảo độ chính xác cao giúp cho việc hiệu chỉnh thiết kế và chọn chế độ sử dụng cho các loại xe ô tô có hiệu quả.

    Từ những yêu cầu đó, Dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của thầy cô giáo tôi hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu tính năng động lực học của ô tô TOYOTA INNOVA G’’. Với mục đích góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc lực chọn chế độ sử dụng hợp lý và đánh giá khả năng sử dụng.

    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

    1.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM 3

    1.2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ 4

    1.2.1 Phân loại ôtô 4

    1.2.2 Cấu tạo chính của ôtô 5

    1.3 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 7

    1.3.1 Ly hợp ma sát 8

    1.3.2 Hộp số cơ khí 9

    1.3.3 Truyền động các đăng 12

    1.3.4 Truyền lực chính và vi sai 13

    1.4 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

    1.4.1 Mục đích 14

    1.4.2 Nhiệm vụ 15

    1.4.3 Phương pháp nghiên cứu 15

    1.5 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 16

    Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 18

    2.1 LỰC VÀ MÔ MEN TÁC DỤNG LÊN Ô TÔ KHI CHUYỂN ĐỘNG 18

    2.1.1 Các đường đặc tính của động cơ 18

    2.1.2 Mô men chủ động 23

    2.1.3 Các lực tác dụng lên ôtô 25

    2.1.4 Các lực cản chuyển động của ô tô 28

    2.2 TÍNH CHẤT ĐỘNG LỰC HỌC CỦA Ô TÔ 32

    2.2.1 Cân bằng lực kéo và cân bằng công suất 32

    2.2.2 Cân bằng công suất 37

    2.3 NHÂN TỐ ĐỘNG LỰC HỌC VÀ ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC 40

    2.3.1 Nhân tố động lực học ô tô 40

    2.3.2 Đặc tính động lực học của ô tô 42

    2.3.3. Sử dụng đường đặc tính động lực học của động cơ 44

    2.4 QUÁ TRÌNH KHỞI HÀNH VÀ TĂNG TỐC CỦA Ô TÔ 56

    Chương 3 XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC LÝ THUYẾT 60

    3.1 XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CỦA ĐỘNG CƠ 60

    3.1.1 Đường đặc tính đặc tốc độ động cơ 62

    3.1.2 Đường đặc tính tải trọng 63

    3.2 ĐỒ THỊ CÂN BẰNG LỰC KÉO 64

    3.3 ĐỒ THỊ CÂN BẰNG CÔNG SUẤT 67

    3.4 ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC 69

    3.6 ĐỒ THỊ GIA TỐC VÀ VẬN TỐC 70

    3.7 ĐỒ THỊ QUÃNG ĐƯỜNG VÀ THỜI GIAN TĂNG TỐC 71

    3.8 KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 72

    3.8.1 Giá trị lực kéo cực đại của ô tô 72

    3.8.2 Góc dốc lớn nhất ma xe có thể vượt qua 73

    3.8.3 Giá trị quãng đường và thời gian tăng tốc của ô tô 73

    NHẬN XÉT CHUNG 74

    Chuơng 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 75

    4.1 KẾT LUẬN 75

    4.2. ĐỀ NGHỊ 75

    TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...