Đồ Án Nghiên cứu tính năng động lực học của ô tô Gát 13 – Trai ca

Thảo luận trong 'Cơ Khí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ô tô là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động kinh tế và nhiều hoạt động khác.Việc nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sử dụng của loại phương tiện này luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học kỹ thuật nghiên cứu giải quyết. Trong những năm gần đây sự phát triển của nghành ô tô có nhiều bước nhảy vọt về kỹ thuật lẫn công nghệ, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao hơn đảm bảo an toàn hơn khi điều khiển.
    Tính chất động lực học của ô tô được thể hiện qua các chuyển vị, vận tốc, gia tốc, tần số và biên độ dao động theo các phương pháp khác nhau khi chuyển động trong điều kiện mặt đường không bằng phẳng hoặc do tác động điều kiện như tăng giảm ga, quay vòng khi phanh. Tính chất động lực học của ô tô ảnh hưởng đến khả năng khởi hành và tăng tốc của ô tô, vận tốc trung bình, năng suất và giá thành vận chuyển, độ êm dịu và tính an toàn trong chuyển động. Việc tính toán chính xác các chỉ tiêu đánh giá tính động lực học của ô tô là một vấn đề rất khó thực hiện. Vì các chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố ngẫu nhiên.
    Cùng với sự phát triển nhanh của nghành công nghệ thông tin và các thiết bị nghiên cứu ngày càng chính xác hơn, nên nhiều bài toán được giải quyết một cách nhanh chóng với độ chính xác cao giúp cho quá trình tính toán, thiết kế và chế tạo được thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho nghành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển và đảm bảo được các yêu cầu của người sử dụng. Và ngày nay cũng đã có nhiều thiết bị và phương pháp thực nghiệm để có thể kiểm tra chất lượng và tình trạng kỹ thuật của xe trong quá trình sử dụng rất thuận tiện và đảm bảo độ chính xác cao giúp cho việc hiệu chỉnh thiết kế và chọn chế độ sử dụng cho các loại xe ô tô có hiệu quả.
    Từ những yêu cầu đó, Dưới sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của thầy co tôi hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu tính năng động lực học của ô tô Gát 13 – Trai ca”.
    LỜI NÓI ĐẦU 1
    CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 3
    1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ÔTÔ 3
    1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC (HTTL) 4
    1.2.1 Hệ thống truyền lực cơ khí 5
    1.2.2 Hệ thống truyền lực thủy lực 8
    1.3 TRUYỀN ĐỘNG THỦY CƠ 11
    1.3.1 Bộ biến mô thủy lực 13
    1.3.2 Hộp số cơ học 16
    CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ THUYẾT XÂY DỰNG ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC CỦA ÔTÔ 19
    2.1 CÁC LỰC TÁC DỤNG LÊN ÔTÔ 19
    2.1.1 Lực kéo tiếp tuyến và lực bám 19
    2.1.2 Lực bám và hệ số bám 21
    2.2 CÁC LỰC CẢN CỦA Ô TÔ 22
    2.2.1 Lực cản lăn 22
    2.2.2 Lực cản dốc 23
    2.2.3 Lực cản không khí 24
    2.2.4 Lực cản quán tính 24
    2.3 CÁC ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH CỦA ĐỘNG CƠ 25
    2.3.1 Đường đặc tính tốc độ của động cơ 25
    2.3.2 Đường đặc tính tải trọng của động cơ 26
    2.4 CÂN BẰNG LỰC KÉO VÀ ĐỒ THỊ CÂN BẰNG LỰC KÉO 27
    2.4.1 Phương trình cân bằng lực kéo 27
    2.4.2 Đồ thị cân bằng lực kéo 28
    2.5 CÂN BẰNG CÔNG SUẤT VÀ ĐỒ THỊ CÂN BẰNG CÔNG SUẤT 30
    2.5.1 Phương trình cân bằng công suất 30
    2.5.2 Đồ thị cân bằng công suất 32
    2.6 ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC CỦA ĐỘNG CƠ 32
    2.6.1 Nhân tố động lực học ô tô 32
    2.6.2 Đặc tính động lực học của ô tô 35
    2.6.3 Sử dụng đường đặc tính động lực học của động cơ 36
    2.7 QUÁ TRÌNH KHỞI HÀNH VÀ TĂNG TỐC CỦA ÔTÔ 44
    2.8 ĐẶC TÍNH CỦA BỘ BIẾN MÔMEN QUAY 47
    CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH LÀM VIỆC ĐỒNG THỜI CỦA BIẾN MÔ MEN VÀ ĐỘNG CƠ 51
    3.1 XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH NGOÀI CỦA ĐỘNG CƠ 51
    3.1.1 Điều kiện cho trước 51
    3.1.2 Xác định hàm và vẽ đồ thị đặc tính ngoài của động cơ 52
    3.2 TÍNH TOÁN XÂY DỰNG CÁC THÔNG SỐ CỦA BIẾN MÔ 57
    3.2.1 Xác định hàm hiệu suất biến mô (ηbm) 57
    3.2.2 Kết quả tính toán và vẽ đồ thị 57
    3.3 TÍNH TOÁN VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC CỦA XE GÁT 13 - TRAICA 58
    3.3.1 Đồ thị đặc tính ra của hệ thống động cơ - biến mô thủy lực 58
    3.3.2 Xác định toạ độ các điểm cắt trên đồ thị MB và Me 61
    3.4 XÂY DỰNG ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH RA CỦA HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ – BIẾN MÔ THỦY LỰC (NT, MT, nT) 63
    3.4.1 Xác định véc tơ số vòng quay (nT) của tuabin 63
    3.4.2 Xác định véc tơ mô men tuabin (MT) 64
    3.4.3 Xác định véc tơ công suất tuabin (NT) 64
    3.4.4 Xác định hàm mô men và công suất (MT) và (NT) phụ thuộc vào số vòng quay tuabin (nT) 65
    3.4.5 Kết quả tính toán và vẽ đồ thị 65
    3.5 XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ CỦA ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH ĐỘNG LỰC HỌC 67
    3.5.1 Tính toán và xác định đặc tính động lực học (Pk, D và j) 67
    3.5.2 Xác định véc tơ lực kéo và mô men (Pk, Mk) 67
    3.5.3 Xác định nhân tố động lực học (D) 68
    3.5.4 Xác định vận tốc (vmax) ứng với số vòng quay tối đa của động cơ (nemax) ở các số truyền 69
    3.5.5 Xác định các véc tơ vận tốc của ô tô ứng với số vòng quay (nT) 70
    3.5.6 Xác định hàm lực kéo (Pk) và nhân tố động lực học (D) phụ thuộc vào vận tốc của xe 70
    3.6 VẼ ĐỒ THỊ LỰC KÉO (Pk) VÀ NHÂN TỐ ĐỘNG LỰC HỌC (D) PHỤ THUỘC VÀO VẬN TỐC (v) CỦA XE 72
    3.6.1 Vẽ đồ thị lực kéo (Pk) 72
    3.6.2 Vẽ đồ thị nhân tố động lực học (D) 74
    3.6.3 Tính toán và vẽ đồ thị gia tốc j = f (v) của ô tô Gát - 13 trai Ca 75
    CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79
    4.1 KẾT LUẬN 79
    4.2 ĐỀ NGHỊ 79
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
    PHỤ LỤC 81
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...