Luận Văn Nghiên cứu tính mẫn cảm với một số thuốc trừ sâu của ấu trùng ruồi đục lá liriomyza sativae blanchar

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỞ ĐẦU
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Rau xanh là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người
    Tuy nhiên, hiện nay rau xanh đang đứng trước tình trạng bị nhiều loài côn trùng phá hoại, gây khó khăn cho công tác phòng trừ dịch bệnh trong đó có loài ruồi đục lá Lyriomyza sativae Blanchard.
    Hiện tượng côn trùng kháng thuốc được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1887 (Dẫn theo Babos. Patts; 1951). Kể từ đó cho tới nay có nhiều loài kháng thuốc ngày càng tăng và việc phòng trừ chúng gặp rất nhiều hết sức khó khăn.
    Về phương diện sinh học, tính kháng thuốc trừ sâu là một hiện tượng tiến hóa sinh học ở mức độ quần thể có liên quan mật thiết tới các gen trong cơ thể chống thuốc, khi sinh vật tiếp xúc liên tục và lâu dài với thuốc bảo vệ thực vật sẽ xảy ra quá trình chọn lọc. Các cá thể mang gen kháng thuốc sẽ được chọn lọc và dẫn đến sức đề kháng tăng qua các thế hệ dưới áp lực chọn lọc của thuốc trừ sâu. Trước khi tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu tần số alen kháng thuốc trong QT thường là thấp, sau nhiều thế hệ tiếp xúc với thuốc làm cho tần số alen kháng thuốc trong QT tăng lên. Tính kháng thuốc của dịch hại lúc đầu là tăng từ từ, sau đó nhanh dần lên và cuối cùng tạo quần thể kháng mạnh.
    Sử dụng thuốc hóa học là phương pháp cơ bản và có hiệu lực cao trong việc phòng trừ sâu hại nói chung và ruồi đục lá Lyriomyza sativae Blanchard nói riêng. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng quá mức các loại thuốc hóa học như: sử dụng với cường độ và liều lượng quá cao, không đúng thời điểm, tần suất phun ., đã làm tăng tính kháng thuốc ở sâu hại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Làm giảm năng suất và chất lượng của nông sản, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, để lại lượng lớn dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, gây tâm lý bất an cho cộng đồng.
    Để góp phần vào việc phòng trừ ruồi đục lá hại rau đậu có hiệu quả và làm cơ sở cho việc đề xuất một quy trình sử dụng hợp lý thuốc trừ sâu, ngăn chặn sự gia tăng khả năng kháng thuốc của sâu hại và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cần phải đẩy mạnh nghiên cứu tính kháng thuốc của sâu hại và đưa ra được các phương pháp phòng trừ tối ưu có hiệu quả nhằm mang lại lợi ích cho con người mà vẫn đảm bảo sự cân bằng sinh thái ở mức cao nhất có thể.
    Xuất phát từ những vấn đề thực tế nêu trên chúng tôi đã lựa chọn tiến hành thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU TÍNH MẪN CẢM VỚI MỘT SỐ TTS CỦA ẤU TRÙNG RUỒI ĐỤC LÁ Liriomyza sativae Blanchard Ở BA QUẦN THỂ: SONG PHƯƠNG - HÀ NỘI, AN BÌNH VÀ ĐÌNH TỔ - BẮC NINH”
    Mục đích nghiên cứu của đề tài:
    Nhằm đánh giá độ mẫn cảm của ấu trùng ruồi đục lá ở 3 quần thể tự nhiên với 5 loại TTS, từ đó có cơ sở đưa ra những phương pháp sử dụng TTS hợp lí giúp người nông dân phòng trừ hiệu quả được các loại sâu hại.
    Nội dung nghiên cứu của đề tài
    1- Điều tra tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên rau, đậu của các hộ nông dân tại các địa điểm nghiên cứu.
    2- Xác định độ mẫn cảm với 5 loại thuốc thuộc các nhóm khác nhau
    của ấu trùng ruồi đục lá tuổi 1 tại 3 quần thể: Song Phương- Hà Nội, An Bình và Đình Tổ- Bắc Ninh.
    Những đóng góp mới của luận văn này:
    -Đánh giá độ mẫn cảm với một số loại TTS thông dụng của ấu trùng ruồi đục lá ở những quần thể tự nhiên tại những địa điểm nghiên cứu làm cơ sở cho biên pháp sử dụng TTS hợp lý
    - Cung cấp thêm tư liệu về quá trình tạo dòng kháng, từ đó có thể giải thích được sự hình thành một số quần thể sâu hại kháng TTS trong tự nhiên.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...