Luận Văn Nghiên cứu tính khả thi việc dán nhãn sinh thái cho nganh may mặc, áp dụng thí điểm tại công ty may

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Bống Hà, 2/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    ?1. ĐẶT VẤN ĐỀ

    Vấn đề nhãn môi trường đã được thảo luận tại cuộc họp tổ chức thương mại thế
    giới (WTO) tại Singapore vào năm 1997 về vấn đề thương mại và môi trường.
    Năm 1998 đã bắt đầu vận động về nhãn môi trường cùng với việc giới thiệu mác
    “Thiên Thần Xanh” cho các sản phẩm đã được lựa chọn. Kể từ đó đến nay, đã có
    hơn 30 nước trên thế giới đã chấp nhận các chương trình tương tự về nhãn môi
    trường trong đó có cả các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như EU hay các
    thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản. Hiện nay, thị trường xuất khẩu truyền
    thống của Việt Nam là EU đang thực hiện dán nhãn sinh thái cho 14 nhóm sản
    phẩm bắt buộc như: (1) Bột giặt, (2) Bóng điện, (3) Máy giặt, (4) Giấy copy, (5)
    Tủ lạnh, (6) Giày dép, (7) Máy tính cá nhân, (8) Giấy ăn, (9) Máy rửa bát, (10)
    Máy làm màu đất, (11) Nệm trải giường, (12) Sơn và Vécni, (13) Sản phẩm dệt,
    (14) Nước rửa bát. Do đó để có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua các “rào cản
    xanh”, dễ dàng thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu để tăng thị phần thì việc
    dán nhãn sinh thái là cần thiết. Khi tiến hành dán nhãn sinh thái, về bản thân
    doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi
    trường do nhà nước ban hành, giúp cho các sản phẩm của doanh nghiệp có sức
    cạnh tranh hơn trên các thị trường, dán nhãn sinh thái sẽ giúp cho các doanh
    nghiệp xuất khẩu có thể mở rộng thị trường ra những thị trường giàu tiềm năng
    như Mỹ, Nhật.
    Hiện nay, đời sống của người dân tăng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng theo đó mà
    tăng lên đã thúc đẩy quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Để đáp nhu cầu
    tiêu dùng của thị trường, nhằm tăng doanh thu trên thị trường nội địa các nhà
    doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến, thay đổi công nghệ sản xuất với mục đích
    gia tăng sản phẩm. Việc áp dụng nhãn sinh thái sẽ cung cấp các thông tin rõ ràng
    và chính xác cho người tiêu dùng, sao cho họ có thể đi đến quyết định mua sản
    phẩm trên cơ sở có thông tin. Nghĩa là nhãn sinh thái sẽ cung cấp những thông tin

    về đặc tính môi trường và các khía cạnh môi trường cụ thể của các sản phẩm
    hoăc dịch vụ.
    Chúng ta đều biết, với tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, vấn
    đề cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường chỉ còn là vấn
    đề sớm muộn. Việc thực hiện nhãn sinh thái sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thực
    hiện các biện pháp sản xuất thân thiện với môi trường như sử dụng hợp lý nguồn
    năng lượng, tiết kiệm nguyên nhiên liệu sữ dụng, thải bỏ chất thải hợp lý từ đó
    giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, thúc đẩy hoạt động bảo vệ
    môi trường dựa trên sự phát triển liên tục của nền kinh tế.
    Qua các số liệu thống kê gần đây cho chúng ta thấy rằng, ngành may mặc là một
    trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu vào hàng đầu của nước ta. Nhằm góp
    phần giúp các nhà doanh nghiệp may mặc biết tận dụng được hiệu quả kinh tế
    của nhãn môi trường (nhãn sinh thái) và với mục đích muốn cho sản phẩm của
    các công ty may mặc cạnh tranh tốt hơn, đáp ứng tốt các nhu cầu của các thị xuất
    khẩu, bảo đảm cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế lẫn môi trường của
    quốc gia, đây cũng là lý do em chọn đề tài: “Nghiên cứu tính khả thi việc dán
    nhãn sinh thái cho ngành may mặc, áp dụng thí điểm tại công ty may Việt
    Tiến”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...