Luận Văn Nghiên cứu tính khả thi việc dán nhãn sinh thái cho nganh may mặc, áp dụng thí điểm tại công ty may

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ?1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Vấn đề nhãn môi trường đã được thảo luận tại cuộc họp tổ chức thương mại thế
    giới (WTO) tại Singapore vào năm 1997 về vấn đề thương mại và môi trường.
    Năm 1998 đã bắt đầu vận động về nhãn môi trường cùng với việc giới thiệu mác
    “Thiên Thần Xanh” cho các sản phẩm đã được lựa chọn. Kể từ đó đến nay, đã có
    hơn 30 nước trên thế giới đã chấp nhận các chương trình tương tự về nhãn môi
    trường trong đó có cả các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như EU hay các
    thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản. Hiện nay, thị trường xuất khẩu truyền
    thống của Việt Nam là EU đang thực hiện dán nhãn sinh thái cho 14 nhóm sản
    phẩm bắt buộc như: (1) Bột giặt, (2) Bóng điện, (3) Máy giặt, (4) Giấy copy, (5)
    Tủ lạnh, (6) Giày dép, (7) Máy tính cá nhân, (8) Giấy ăn, (9) Máy rửa bát, (10)
    Máy làm màu đất, (11) Nệm trải giường, (12) Sơn và Vécni, (13) Sản phẩm dệt,
    (14) Nước rửa bát. Do đó để có thể giúp các doanh nghiệp vượt qua các “rào cản
    xanh”, dễ dàng thâm nhập vào các thị trường xuất khẩu để tăng thị phần thì việc
    dán nhãn sinh thái là cần thiết. Khi tiến hành dán nhãn sinh thái, về bản thân
    doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi
    trường do nhà nước ban hành, giúp cho các sản phẩm của doanh nghiệp có sức
    cạnh tranh hơn trên các thị trường, dán nhãn sinh thái sẽ giúp cho các doanh
    nghiệp xuất khẩu có thể mở rộng thị trường ra những thị trường giàu tiềm năng
    như Mỹ, Nhật.
    Hiện nay, đời sống của người dân tăng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng theo đó mà
    tăng lên đã thúc đẩy quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Để đáp nhu cầu
    tiêu dùng của thị trường, nhằm tăng doanh thu trên thị trường nội địa các nhà
    doanh nghiệp đã không ngừng cải tiến, thay đổi công nghệ sản xuất với mục đích
    gia tăng sản phẩm. Việc áp dụng nhãn sinh thái sẽ cung cấp các thông tin rõ ràng
    và chính xác cho người tiêu dùng, sao cho họ có thể đi đến quyết định mua sản
    phẩm trên cơ sở có thông tin. Nghĩa là nhãn sinh thái sẽ cung cấp những thông tin

    về đặc tính môi trường và các khía cạnh môi trường cụ thể của các sản phẩm
    hoăc dịch vụ.
    Chúng ta đều biết, với tốc độ khai thác tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, vấn
    đề cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường chỉ còn là vấn
    đề sớm muộn. Việc thực hiện nhãn sinh thái sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp thực
    hiện các biện pháp sản xuất thân thiện với môi trường như sử dụng hợp lý nguồn
    năng lượng, tiết kiệm nguyên nhiên liệu sữ dụng, thải bỏ chất thải hợp lý từ đó
    giúp các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, thúc đẩy hoạt động bảo vệ
    môi trường dựa trên sự phát triển liên tục của nền kinh tế.
    Qua các số liệu thống kê gần đây cho chúng ta thấy rằng, ngành may mặc là một
    trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu vào hàng đầu của nước ta. Nhằm góp
    phần giúp các nhà doanh nghiệp may mặc biết tận dụng được hiệu quả kinh tế
    của nhãn môi trường (nhãn sinh thái) và với mục đích muốn cho sản phẩm của
    các công ty may mặc cạnh tranh tốt hơn, đáp ứng tốt các nhu cầu của các thị xuất
    khẩu, bảo đảm cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế lẫn môi trường của
    quốc gia, đây cũng là lý do em chọn đề tài: “Nghiên cứu tính khả thi việc dán
    nhãn sinh thái cho ngành may mặc, áp dụng thí điểm tại công ty may Việt
    Tiến
    ”.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
     Phân tích khả năng dán nhãn sinh thái cho ngành may mặc Việt Nam, với
    nghiên cứu trường hợp tại Công ty may Việt Tiến.
     Xây dựng hệ thống tiêu chí cấp nhãn cho sản phẩm ngành may mặc.
     Xây dựng qui trình dán nhãn cho sản phẩm ngành may mặc.
     Đề xuất thành lập, cơ cấu tổ chức và cơ chế làm việc của cơ quan cấp nhãn
    sinh thái.

    3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài cần phải thực hiện các nội dung sau:
     Tổng hợp, biên hội và kế thừa các nghiên cứu có liên quan.
     Khảo sát số lượng, loại hình các sản phẩm có nhãn sinh thái tại thị trường
    Thành Phố Hồ Chí Minh.
     Điều tra mức độ quan tâm của người tiêu dùng đối với các sản phẩm có
    nhãn sinh thái.
     Phân tích khả năng áp dụng nhãn sinh thái đối với sản phẩm ngành may
    mặc.
     Xây dựng hệ thống tiêu chí cấp nhãn sinh thái cho ngành may mặc
     Thiết lập bảng điểm trọng số nhằm hộ trợ cho công tác cấp nhãn sinh thái
     Xây dựng qui trình cấp nhãn sinh thái cho các sản phẩm của ngành may
    mặc
     Đề xuất thành lập, cơ cấu tổ chức và cơ chế làm việc của cơ quan cấp nhãn
    sinh thái
     Khảo sát và đánh giá toàn bộ hệ thống quản lý môi trường của công ty
    may Việt Tiến.
     Đánh giá các tác động đến môi trường của toán bộ chu trình sống của sản
    phẩm tại Công ty may Việt Tiến
     Đánh giá điểm trọng số nhằm xem sét khả năng dán nhãn sinh thái của
    công ty may Việt Tiến
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    4.1. Phương Pháp Luận
    Trong những năm gần đây, con người không khỏi lo lắng về những tác động tiêu
    cực đối với môi trường trong quá trình tạo ra sản phẩm như làm cạn kiệt nguồn tài
    nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, các vấn đề môi

    trường tiềm ẩn mang tính toàn cầu như mưa axít, huỷ hoại tần ôzôn, biến đổi khí
    hậu, các nhân tố này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, sức lao động con
    người. Đặc biệt là tại các khu đô thị lớn, số người mắc bệnh tuần hoàn, hô hấp,
    ung thư, tăng lên nhanh chónh do đó gây thiệt hại đến hoạt động sản xuất như
    làm giảm sản lượng, năng xuất cây trồng, năng xuất cây trồng, vật nuôi, hiệu
    xuất máy móc. Trong bối cảnh đó, nhiều người tiêu dùng đã có những hành động
    thiết thực để bảo vệ môi trường, làm giảm các tác động xấu đến môi trường bằng
    cách đưa ra những yêu cầu và mua những sản phẩm mà họ cho rằng ít có hại đến
    môi trường. Để đáp ứng nhu cầu này của người tiêu dùng các nhà sản xuất đã
    thay đổi phương pháp sản xuất để làm giảm những tác động xấu đến môi trường,
    thiết kế lại sản phẩm mang tính thân thiện với môi trường hơn và sau đó giới
    thiệu, quảng bá với người tiêu dùng về đặc tính môi trường của sản phẩm. Để
    đảm bảo uy tín, các nhà sản xuất thường đưa các sản phẩm của mình cho bên thứ
    ba cấp nhãn. Hiện nay, các nước trên thế giới đã thành lập các chương trình
    chuyên cấp nhãn hiệu, do vậy mà vấn đề xây dựng một chương trình cấp nhãn
    sinh thái là cần thiết trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam.
    Xu hướng quốc tế hoá các hoạt động kinh tế - thương mại ngày càng trở nên
    mạnh mẽ và rộng khắp. Vào những năm cuối thế kỷ 20, nếu như biên giới địa lý
    - chính trị quốc gia trở nên rõ ràng hơn bao giời hết thì ngược lại, biên giới kinh
    tế - thương mại lại xoá bỏ một cách đáng kể. Việc hình thành các tổ chức kinh tế
    - thương mại của thế giới và khu vực đã góp phần quan trọng vào phát triển
    chung của nhân loại, thúc đẩy nền sản xuất xã hội, làm cho nền kinh tế mỗi nước
    ngày càng phụ thuộc và nền kinh tế thế giới. Một quốc gia không thể đủ nguồn
    lực đề cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, mà phải nhập khẩu những mặt
    hàng mà trong nước còn thiếu hoặc chưa có và xuất khẩu những mặt hàng mà
    trong nước dư thừa. Do vậy mà con người ngày càng nhận ra rằng, hoạt động kinh
    tế không chỉ mang lại sự phát triển về mặc kinh tế, xã hội, văn hoá mà trái lại,

    hoạt động này cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy sự huỷ hoại môi trường.
    Chính vì lẽ đó mà người tiêu dùng hiện nay đang hướng về những sản phẩm hàng
    hoá không gây hại đến môi trường; Cùng với đó, trên thế giới đang hình thánh
    những sản phẩm hàng hoá mà ngoài những yếu tố về chất lượng, còn yếu tố khác
    nũa là ít độc hại đến môi trường. Để đáp ứng xu thế phát triển chung của thế giới
    việc dán nhãn sinh thái là vấn đề cần làm hiện nay.
    Tiến hành xem xét các tài liệu có liên quan và khảo sát các sản phẩm có dán
    nhãn sinh thái nhằm giúp ta biết được các nghiên cứu tương tự trong và ngoài
    nước, cũng như quá trình dán nhãn sinh thái ở nước ngòai ra sao? Để từ đó, có
    những đánh giá chính xác hơn và thuận lợi hơn trong việc xây dựng một chương
    trình dán nhãn sinh thái phù hợp với điều kiện Việt Nam.
    Tiến hành đánh giá mức độ quan tâm của người tiêu dùng đến nhãn sinh thái để
    ta xét xem người tiêu dùng có thái độ như thế nào đến sản phẩm thân thiện với
    môi trường và đây có phải là lúc để các nhà doanh nghiệp tiến hành dán nhãn
    sinh thái cho sản phẩm của mình hay không? Và vì người tiêu dùng là người trực
    tiếp sử dụng các sản phẩm mà người sản xuất đưa ra do vậy mà đánh giá trên
    khía cạnh người tiêu dùng sẽ giúp cho các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn
    trong bối cảnh kinh tế thị trường như hiện nay.
    Như chúng ta đã biết ngành may mặc là một trong những ngành có kim ngạch
    xuất khẩu lớn và là một trong những nghành chủ lực trong chiến lược phát triển
    kinh tế của nước ta. Do vậy, khi tiến hành nghiên cứu và áp dụng thành công cho
    ngành này thì sẽ dễ dàng hơn trong việc áp dụng cho các ngành khác. Tiến
    nghiên cứu sẽ được khảo sát trực tiếp tại công ty may Việt Tiến cũng như việc
    xem xét khả năng dán nhãn sinh thái cho áo sơmi của công ty bỡi đây là một
    trong những công ty có giá trị xuất khẩu lớn và là nơi cung cấp số lượng lớn các
    sản phẩm may mặc cho nhu câu tiêu thụ trong nước.


    Sơ đồ nghiên cứu
    Tổng hợp, biên hội và kế thừa Khảo sát các sản phẩm có nhãn
    các tài liệu có liên quan sinh thái trên thị trường
    Phát phiếu điều tra
    (khảo sát nhận thức, quan điểm, xu hướng chon mua hàng của người tiêu dùng)
    Phân tích khả năng dán nhãn
    sinh thái
    Khảo sát hiện trạng hoạt động của các
    doanh nghiêp may mặc Tp.HCM
    Xây dựng dựng tiêu chí cấp nhãn
    sinh thái
    Xây dựng các phương pháp
    kiểm định, kiểm tra
    Xây dựng qui trình cấp nhãn cho sản
    phẩm may mặc
    Hình 1: sơ đồ nghiên cứu
    4.2. Phương Pháp Thực Tế
     Phương pháp thu thập tài liệu
    Thu thập các số liệu, tài liệu từ các nguồn khác nhau như thực tế, sách vở,
    viện Nghiên cứu Khoa học Công nghệ Môi trường, thư viện, tài liệu mạng,
    sở Thương mại,
     Phương pháp quan sát
    Tiến hành khảo sát các sản phẩm có dán nhãn sinh thái tại các chợ, siêu
    thị, cửa hàng bán lẻ và quan sát quá trình sản xuất tại công ty may Việt





    Chương I : Mở đầu
    Tiến, từ đây có thể xác định được các nhãn sinh thái áp dụng cho những
    nhóm sản phẩm khác nhau đang có mặt tại thị trường Thành Phố Hồ Chí
    Minh và các khía cạnh môi trường trong quá trình sản xuất của công ty.
     Phương pháp phát phiếu điều tra
    Tiến hành phát phiếu điều tra tại Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, đối
    tượng được phát phiếu thuộc mọi ngành nghề khác nhau (đặc biệt là người
    nội trợ), với độ tuổi từ 20 đến 45 tuổi. Phiếu thăm dò ý kiến được phát
    ngẫu nhiên theo các con đường thuộc Quận nhằm mang lại sự khách quan
    cho các kết quả đạt được.
     Phương pháp phân tích tổng hợp
    Từ các số liệu thống kê, tài liệu thu thập được chọn lọc tiến hành phân
    tích, xử lý để minh chứng cho đề cho các nội dung nghiên cứu của đề tài
     Phương pháp đánh giá tổng hợp
    Thống kê lại các kết quả đã xử lý, các thông tin đã xử lý để từ đó đưa ra
    một các tiêu chí, phương pháp kiểm định, kiểm tra cũng như qui trình cấp
    nhãn sinh thái cho phù hợp và hợp lý hơn trong điều kiện thực tế.
    5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
    Do nhiều yếu tố khách quan cũng như những giới hạn về thời gian mà nội dung
    của đề tài này chỉ đánh giá các hiệu quả về mặt kinh tế của các sản phẩm có gắn
    nhãn sinh thái so với các sản phẩm không gắn nhãn sinh thái trên thị trường
    Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc khảo sát ý kiến người tiêu dùng và xây
    dựng hệ thống tiêu chí, phương pháp kiểm định, cũng như qui trình cấp nhãn sinh
    thái cho áo sơmi của công ty may Việt Tiến. Từ đó, phân tích khả năng dán nhãn
    sinh thái cho các sản phẩm chủ lực của Việt Nam nhằm nâng cao khả năng cạnh
    tranh trước ngưỡng cửa hội nhập và giúp cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hôi
    lựa chọn hơn.





    Chương I : Mở đầu
    Giới hạn về không gian: đề tài này chỉ khảo sát, điều tra trong phạm vi thị trường
    Thành phố Hồ Chí Minh, điều tra thử nghiệm tại Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh
    và nghiêm cứu áp dụng tại công ty may Việt Tiến.
    6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
    Đây là một đề tài nghiên cứu tính khả thi của việc dán nhãn sinh thái cho các sản
    phẩm của ngành may mặc nên nếu có đủ điều kiện về thời gian cũng như kinh phí
    thì có thể phát triển đề tài này theo một số hướng sau:
     Đề xuất và xây dựng các quy trình cấp nhãn sinh thái cho các ngành công
    nghiệp chủ lực bằng cách dựa trên những số liệu, thông tin thu thập được
    của đề tài này. Nhằm giúp cho các sản phẩm Việt tăng thị phần tại thị
    trường nội địa, cũng như các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam có thể xâm
    nhập và các thị trường khó tính, tạo tính cạnh tranh cao cho các mặt hàng
    Việt Nam với các mặt hàng nước ngoài.
     Xây dựng các tiêu chí đánh giá, qui trình kiểm định cấp nhãn sinh thái cho
    tất cả các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ của Việt Nam.
     Đề xuất cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan cấp nhãn sinh thái.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...