Luận Văn Nghiên Cứu Tính Khả Thi Khi áp Dụng Hệ Thống Ký Quỹ Hoàn Chi Trên Bao Bì Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Đ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1-MỞ ĐẦU

    1.1 Sự cần thiết của đề tài

    Trong xu hướng phát triển hiện nay của hầu hết các nước phát triển và các nước đang phát triển trên thế giới, phát triển bền vững được coi là chiến lược hàng đầu, là mục tiêu cần đạt được trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Và để đạt được điền này, các mô hình mới, các hình thức và công cụ kinh tế mới, được áp dụng ngày càng rộng rãi và đa dạng hơn.
    Với mục đích giảm lượng thải bỏ hoàn toàn bằng cách tăng lượng tái sử dụng, phương pháp KÝ QUỸ HOÀN CHI được xem là một trong các công cụ quản lý tiên tiến và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhất. Điều này đã được chứng minh ở một số nước khác nhau trên toàn thế giới từng áp dụng thành công phương pháp KÝ QUỸ HOÀN CHI này ở các ngành nghề khác nhau, đối với những đối tượng khác nhau.
    Là một nước có nền tảng là một nước nông nghiệp, đang trên con đường phát triển Việt Nam cũng không nằm ngoài tư thế trên. Nhà nước đang càng ngày càng khuyến khích việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến, các phương thức sản xuất cũng như quản lý mới vào hoạt động kinh tế. Và có thể xem KÝ QUỸ HOÀN CHI là một trong các sự lựa chọn hiệu quả trong quá trình phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia.
    Với đặc thù là một tỉnh có truyền thống nông nghiệp, Long An hiện nay có sự thay đổi lớn trong đời sống của người dân khi bước vào thời kỳ phát triển. Năng suất trồng trọt được nâng cao cùng với việc áp dụng ngày càng nhiều biện pháp trồng trọt mới, các phương thức sản xuất mới. Tuy nhiên, bên cạnh việc mang lại các lợi ích kinh tế không phải là không có các vấn đề nảy sinh. Một trong các ảnh hưởng của tiến trình phát triển nông nghiệp đến sự bền vững đó là việc sử dụng ngày càng nhiều lượng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình canh tác của người dân. Ngoài nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản sau khi thu hoạch, quá trình sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật cũng nảy ra một vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Đó là việc quản lý thu gom, xử lý các bao bì, chai lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật. Với các đặc tính độc hại, lượng chai lọ, bao bì này thải bỏ vào môi trường mà không được quản lý chặt có thể là một nguy cơ lớn đối với việc ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Do vậy, việc thu hồi, tái sử dụng các chai lọ bao bì này là điều hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, thu gom - thu hồi tái sử dụng sao cho vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa đảm bảo chất lượng môi trường và chất lượng sản phẩm sau khi tái sử dụng là điều quan trọng và mang tính chiến lược. Như vậy, đề tài “Nghiên Cứu Tính Khả Thi Khi Ap Dụng Hệ Thống Ký Quỹ Hoàn Chi Trên Bao Bì Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Tại Địa Bàn Tỉnh Long An” cùng với tình hình thực tiễn và cơ sở lý thuyết sẵn có thì việc áp dụng công cụ KÝ QUỸ HOÀN CHI cho quá trình thu gom, thu hồi và tái sử dụng có thể được xem là một giải pháp khả thi, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra và mang lại hiệu quả kinh tế cũng như lợi ích môi trường lớn.
    1.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
    o Đề ra các định hướng khả thi cho việc xây dựng chính sách áp dụng công cụ kí quỹ-hoàn chi ( KQHC ) đối với sản phẩm vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên địa bàn tỉnh Long An.
    o Nâng cao tỷ lệ thu gom vỏ chai thuốc BVTV sau quá trình sử dụng, hạn chế việc thải bỏ bừa bãi, đẩy mạnh quá trình tái chế có kiểm soát, góp phần xử lý hợp lý các loại chất thải nguy hại thay cho các phương pháp đốt và chôn lấp trước đây, đảm bảo ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường, tăng cường việc sử dụng hợp lý tài nguyên tự nhiên.
    o Thúc đẩy sự đổi mới phương pháp kiểm soát ô nhiễm, nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường thông qua việc thu hồi, tái sử dụng, tái chế và sử dụng các sản phẩm tái chế từ vỏ chai thuốc BVTV đã qua sử dụng.
    o Thúc đẩy chương trình phân loại rác tại nguồn ở Long An sớm đi vào hoạt động.
    1.3 Nội dung nghiên cứu
    o Nghiên cứu hiện trạng và các bất cập trong quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Long An.
    o Nghiên cứu các tác động kinh tế-xã hội và môi trường của công cụ KÝ QUỸ HOÀN CHI so với các công cụ quản lý chất thải rắn khác và thực tế áp dụng trên thế giới.
    o Nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả của người dân khi áp dụng công cụ KÝ QUỸ HOÀN CHI.
    o Nghiên cứu các yếu tố tác động đến lượng chất thải (vỏ chai) thuốc BVTV được thu hồi.
    o Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hỗ trợ khi thực hiện chính sách áp dụng công cụ KQHC đối với thuốc BVTV.
    1.4 Phạm vi nghiên cứu
    o Địa điểm nghiên cứu: 6 huyện trên địa bàn tỉnh Long An bao gồm 2 huyện ở khu vực phía Nam (Bến Lức, Châu Thành) và 4 huyện thuộc khu vực Đồng Tháp Mười (Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng)
    o Thời gian nghiên cứu: từ ngày 1/9/2007 đến 10/12/2007
    o Đối tượng nghiên cứu: người sử dụng các sản phẩm thuốc BVTV
    1.5 Phương pháp nghiên cứu
    o Tham khảo tài liệu: các số liệu thứ cấp được thu thập từ sách báo, các số liệu thống kê, internet, từ tài liệu có sẵn của các ban ngành có liên quan.
    o Khảo sát thực địa: quan sát quá trình sử dụng và thải bỏ vỏ chai thuốc BVTV tại các khu vực canh tác.
    o Điều tra phỏng vấn bằng các phiếu điều tra chi tiết cho người nông dân tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Long An bằng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.
    o Phương pháp xử lý số liệu: các số liệu thu thập được chọn lọc, thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel.
    o Tham khảo ý kiến chuyên gia ở Chi cục thuốc BVTV và các chuyên gia trong ngành quản lý môi trường.
    1.6 Hạn chế của đề tài
    o Do hạn chế về thời gian và nguồn nhân lực nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đối với các vỏ chai thuốc BVTV mà không nghiên cứu các bao nylong chứa thuốc BVTV và mẫu chỉ được khảo sát tại 6 xã (Hòa Phú, Nhựt Chánh, Bắc Hòa, thị trấn Mộc Hóa, Vĩnh Trị, Thanh Phước) thuộc 6 huyện ( Châu Thành, Bến Lức, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa) của tỉnh Long An chứ không khảo sát được toàn tỉnh.
    o Số lượng mẫu điều tra ít, khoảng 180 mẫu, mặc dù thông tin thu được khá đầy đủ và khi đối chiếu với số liệu thống kê bình quân thì không có sai số lớn, có thể đại diện cho hiện trạng kinh tế - xã hội tại tỉnh Long An.
    Vì vậy kết luận của đề tài có thể còn hạn chế, cần tiến hành những nghiên cứu tiếp theo với qui mô rộng hơn để có thể phản ánh chính xác về mức sẵn lòng tham gia của người dân và xây dựng chính sách thiết thực và hiệu quả hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...