Tiến Sĩ Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhâ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 1/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC
    NĂM 2013


    Trang
    Trang bìa
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận án
    Danh mục biểu bảng, biểu đồ trong luận án
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    Đặc điểm xã hội hiện đại
    7
    1.1.1.Phương thức sản xuất hiện đại công nghiệp hóa 7
    1.1.2.Đô thị hóa làm thay đổi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội 12
    1.1.3.Văn hóa, văn minh xã hội và lối sống xã hội 14
    1.1.4.Khoa học hóa và sự phát triển của thể dục thể thao 16
    1.1.5.Xã hội hóa và xã hội hóa thể dục thể thao 17
    1.2. Khái quát lý luận về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng thể dục thể thao 20
    1.2.1. Lý luận về nhu cầu và tiêu dùng thể dục thể thao 20
    1.2.2. Nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng thể dục thể thao 23
    1.3. Tiêu dùng thể dục thể thao 25
    1.3.1 Khái niệm chung 25
    1.3.1.1. Tiêu dùng và tiêu dùng thể dục thể thao 26
    1.3.1.2. Hàm tiêu dùng và hàm tiêu dùng thể dục thể thao 28
    1.3.2. Loại hình và phân loại nội dung tiêu dùng thể dục thể thao 29
    1.3.3. Tính chất, đặc điểm của tiêu dùng thể dục thể thao 31
    1.3.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tiêu dùng thể dục thể thao 34
    1.3.4.1.Nhân tố cá nhân người tiêu dùng thể dục thể thao 35
    1.3.4.2. Những nhân tố kinh tế - xã hội tạo ra năng lực tiêu dùng thể dục thể thao 38
    1.3.5. Vai trò, vị trí tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao trong tiêu dùng xã hội 39
    1.4. Thị trường tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao 43


    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 44
    2.1.1. Giới hạn nghiên cứu của đề tài 44
    2.1.2. Kế hoạch nghiên cứu 45
    2.1.3. Cơ quan phối hợp nghiên cứu 47
    2.1.4. Địa điểm nghiên cứu 48
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 48
    2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 48
    2.2.2. Phương pháp phỏng vấn và tọa đàm (phiếu hỏi) 49
    2.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn xã hội học 49
    2.2.4. Phương pháp toán học thống kê 50
    2.2.5. Phương pháp toán thống kê kinh tế 52
    2.2.6. Phương pháp điều tra tâm lý hành vi tiêu dùng 52
    2.2.7. Phương pháp thực nghiệm ứng dụng 53
    2.3. Tổ chức thực nghiệm 54
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 55
    3.1. Tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của công chức, viên chức, doanh nhân ở một số cơ sở công lập và ngoài công lập trên đại bàn Hà Nội. 55
    3.1.1. Loại hình tiêu dùng tập luyện TDTT của công chức, viên chức, doanh nhân tại một số cơ sở nội thành Hà Nội 55
    3.1.1.1. Loại hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao 55
    3.1.1.2. Nghề nghiệp và môn thể thao của người tập 59
    3.1.1.3. Cơ cấu người tập theo lứa tuổi 60
    3.1.2. Tình hình tập luyện TDTT của công chức, viên chức, doanh nhân 61
    3.1.2.1. Tính thường xuyên của tập luyện thể dục thể thao 61
    3.1.2.2. Thời gian rảnh rỗi của các đối tượng dùng cho các hình loại tiêu dùng TDTT khác 66
    3.1.3. Những yếu tố tâm lý tác động đến tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao 68
    3.1.3.1. Những yếu tố có tính chủ quan và khách quan chủ yếu quyết định tham gia tập luyện TDTT 68
    3.1.3.2. Tình hình thu nhập và chi tiêu cho việc tập luyện TDTT 72
    [​IMG] 3.1.4. Bàn luận mức độ tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân 81
    3.1.4.1. Về tình hình chi tiêu cho tập luyện thể thao 81
    3.1.4.2. Về động cơ tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao 83
    3.1.4.3. Về tính thường xuyên tập luyện thể dục thể thao 84
    3.2. Tình hình tổ chức cung ứng dịch vụ tập luyện TDTT đối với công chức, viên chức, doanh nhân tại các cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội. 86
    3.2.1. Tình hình sân bãi, mật độ tập luyện TDTT 86
    3.2.1.1. Tình hình cung ứng dịch vụ tại Trung tâm thể thao Ba Đình 87
    3.2.1.2. Tình hình sân bãi dịch vụ về mật độ tập luyện tại các cơ sở TDTT công lập và ngoài công lập của quận nội thành phố Hà Nội. 89
    3.2.2. Tình hình tổ chức thi đấu tại các cơ sở dịch vụ TDTT 91
    3.2.3.Tình hình môi trường dịch vụ sự thỏa mãn dịch vụ tập luyện của người tập 95
    3.2.3.1. Tình hình môi trường cung cấp dịch vụ 95
    3.2.3.2. Sự thỏa mãn trong tập luyện TDTT tại các cơ sở công lập và ngoài công lập 99
    3.2.4. Bàn luận tình trạng tổ chức cung ứng dịch vụ tập luyện thể dục thể thao của các cơ sở công lập và ngoài công lập 103
    3.2.4.1. Về tình trạng sân và mật độ thời gian tập luyện 104
    3.2.4.2. Về sự hạn chế cung ứng dịch vụ liên quan đến tập luyện thể thao 106
    3.2.4.3. Về nâng cao năng lực, phong cách dịch vụ tập luyện thể dục thể thao 108
    3.3. Ứng dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tập luyện thể dục thể thao của công chức, viên chức, doanh nhân. 110
    3.3.1. Nguyên tắc lựa chọn các giải pháp 110
    3.3.2. Chọn lựa giải pháp 111
    3.3.2.1. Mục đích, yêu cầu chọn lựa giải pháp 111
    3.3.2.2. Phương pháp tiến hành 112
    3.3.3. Nội dung các giải pháp ứng dụng vào thực tiễn 114
    3.3.3.1. Nội dung các giải pháp 114
    3.3.3.2. Triển khai các giải pháp 117
    3.3.4. Kết quả thực hiện các giải pháp 120
    [​IMG] 3.3.4.1. Mức độ hài lòng của người tập luyện TDTT 121
    3.3.4.2. Sự gia tăng các cuộc thi đấu và số lượng hội viên tham gia khi áp dụng các giải pháp. 127
    3.3.4.3. Kết quả vận động tài trợ cho các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao. 130
    3.3.5. Bàn luận giải pháp nâng cao chất lượng tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao 131
    3.3.5.1. Về sự vận động tập luyện hợp lý trong xã hội công nghiệp 131
    3.3.5.2. Về vận dụng các giải pháp trong cơ chế thị trường 132
    3.3.5.3. Về nhu cầu phát triển thị trường dịch vụ tập luyện thể dục thể thao Hà Nội trong những năm tới (2014-2020) 135
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU
    Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa xã hội nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển toàn diện. Mục tiêu cơ bản phát triển TDTT của nước ta nhằm góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho nhân dân, phục vụ cho việc bảo vệ và xây dựng đất nước giàu mạnh. Mục tiêu này đồng thời cũng là chiến lược lâu dài về con người mà trong đó, sức khỏe là vốn quý của con người và là tài sản của mỗi quốc gia. [1]
    Với quan điểm: Con người là vốn quý nhất của quốc gia, Đảng và Nhà nước ta xem việc “Bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân là một vấn đề rất quan trọng, gắn liền với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội, với hạnh phúc của nhân dân. Đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của chế độ ta, là trách nhiệm cao quý của Đảng và Nhà nước ta .[57]
    Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 18/11/1975 Ban bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 227 chỉ đạo công tác thể dục thể thao (TDTT) cho cả nước trong tình hình mới. Chỉ thị nêu rõ: công tác TDTT cần phấn đấu vươn lên, đưa phong trào quần chúng rèn luyện thân thể vào nền nếp, phát triển công tác TDTT có chất lượng, có tác dụng thiết thực nhằm mục tiêu "Khôi phục và tăng cường sức khoẻ của nhân dân góp phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính dân tộc, nhân dân và khoa học" [7].
    Cuộc vận động ''Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại'' được tiến hành từ năm 2000 đang trở thành động lực thúc đẩy các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động TDTT . Theo số liệu của ngành TDTT năm 2008, tỷ lệ người tập TDTT thường xuyên đã đạt trên 22,5 % so với tổng dân số cả nước, trong đó những người đang ở độ tuổi lao động tại các cơ quan nhà nước tham gia ngày một nhiều, đặc biệt là trên các địa bàn thành phố. Điều đó bắt nguồn từ quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về chăm sóc và bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn lực lao động có tri thức, có sức khoẻ mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006) và lần thứ XI (2011) đã xác định. [34],[35],[36]
    Đặc biệt đối với công tác TDTT được Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 đã nêu rõ:
    “Sự nghiệp phát triển thể dục thể thao nước ta đã có nhiều tiến bộ. Thể dục thể thao quần chúng tiếp tục phát triển với nhiều hình thức đa dạng, góp phần nâng cao sức khỏe, xây dựng lối sống lành mạnh, cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Thể thao thành tích cao có bước phát triển, thành tích một số môn đạt trình độ châu Á và thế giới. Cơ sở vật chất, kỹ thuật cho thể dục thể thao từng bước được nâng cấp và xây dựng mới. Hợp tác quốc tế về thể dục thể thao được tăng cường, vị thế của thể thao Việt Nam được nâng cao, nhất là ở khu vực Đông Nam Á”.
    Nội dung quan điểm của Nghị quyết được tập trung vào 3 vấn đề chủ yếu:
    - Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục thể thao, bảo đảm cho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển”.
    - Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục, thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý điều hành các hoạt động thể dục, thể thao.
    - Giữ gìn, tôn vinh những giá trị thể dục thể thao dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh.
    Nhiệm vụ và giải pháp đã được thể hiện qua 6 giải pháp là:
    - Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học;
    - Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao quần chúng;
    - Nâng cao hiệu quả đào tạo tài năng trẻ;
    - Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ;
    - Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát triển các tổ chức xã hội về thể dục thể thao; tăng cường hợp tác quốc tế;
    - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền. [36]
    Trong thời kỳ xây dựng phát triển đất nước trên con đường hội nhập với thế giới thì vấn đề sức khoẻ lao động, nghỉ ngơi của công chức nhà nước trong bối cảnh đô thị hoá đã trở thành mối quan tâm mang tính xã hội, nhưng trong thời đại hiện nay có rất nhiều loại hình nghỉ ngơi, giải trí, nhu cầu văn hóa văn nghệ cùng nhu cầu học tập, trau dồi nghề nghiệp để làm việc có hiệu quả cao hơn. Trong khi đó thời gian ngoài giờ lao động lại quá ít ỏi. Chọn lựa cách nghỉ ngơi giải trí bằng hoạt động TDTT là một phương pháp được nhiều nhà khoa học cho là thông minh nhất. Sức khoẻ là tiền đề để làm ra của cải vật chất cho xã hội, là khởi nguồn cho cuộc sống hạnh phúc bình yên. [6]
    Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã và đang diễn ra biết bao đổi thay về cơ chế hoạt động TDTT, phong trào rèn luyện thân thể của quần chúng nhân dân ở nước ta nói chung và ở nội thành Hà Nội nói riêng đang vận hành phát triển một cách rõ rệt [13]. Rèn luyện thân thể thông qua hoạt động tập luyện TDTT đòi hỏi tiêu dùng thời gian rất đáng kể nếu chưa tính đến tiêu dùng tiền bạc cho các phương tiện tập luyện, đi lại, dinh dưỡng liên quan. Nhu cầu sử dụng thời gian để lao động sản xuất không chỉ ở mức tối đa khi cần thiết mà còn tiêu dùng cho rất nhiều nhu cầu sinh tồn (ăn, ngủ, sinh hoạt và chăm lo gia đình .) do đó phần thời gian tự do ngoài giờ lao động còn lại để tiêu dùng cho nhu cầu phát triển bản thân chỉ có tỷ lệ không nhiều. Việc nghiên cứu thời gian tự do trong mối quan hệ với nhu cầu văn hóa, giáo dục, sức khỏe và các nhu cầu khác trong tình hình xã hội hiện nay, trong đó nhu cầu thưởng thức thể thao trong nước, thế giới và tập luyện thể dục thể thao là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với việc cung ứng tiêu dùng thể dục thể thao cho xã hội.
    Phong trào tập luyện TDTT của các tầng lớp nhân dân, trong đó lực lượng lao động trong các cơ quan hành chính nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và các doanh nghiệp nhà nước có bước khởi sắc với một số lượng đáng kể, nhất là nam công chức, viên chức, doanh nhân như nhiều báo cáo tổng kết hàng năm của ngành TDTT trong những năm qua. Điều đó cũng chỉ ra rằng vai trò, vị trí và tác dụng của hoạt động TDTT theo quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đang đi vào cuộc sống hiện thực ở nước ta. Sử dụng thời gian và nguồn lực vật chất cho việc tiêu dùng TDTT của người lao động trong các cơ quan nhà nước hiện chiếm 15% lực lượng lao động cả nước có những ý nghĩa quan trọng về kinh tế xã hội. [20], [21]. Cùng với việc đánh giá công tác TDTT hàng năm của ngành TDTT còn có một số đề tài nghiên cứu tình hình tập luyện TDTT của nhân dân tại các thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An .[45],[47] nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu tình hình tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    Xuất phát từ những điều lý giải trên đây cho thấy việc nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện TDTT không chỉ có ý nghĩa về củng cố tăng cường sức khoẻ mà còn là vấn đề lối sống xã hội văn minh, tiến bộ khi mỗi người dân dù hoàn cảnh nào vẫn có thể thu xếp công việc và thời gian, tiền bạc để hoạt động TDTT nhằm bồi dưỡng sức khoẻ, vui chơi giải trí. Xuất phát từ cơ sở tiếp cận trên, đề tài tiến hành: “Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố Hà Nội”.
    MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân tại các cơ sở TDTT công lập và ngoài công lập ở nội thành Hà Nội nhằm làm rõ những yếu tố thuận lợi và hạn chế để tìm ra những giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng tiêu dùng tập luyện TDTT.
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
    Mục tiêu 1: Điều tra hiện trạng tiêu dùng dưới hình thức tập luyện thể dục thể thao của cán bộ, viên chức, doanh nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu này gồm các vấn đề cơ bản cần giải quyết dưới đây:
    + Tình hình tiêu dùng tập luyện TDTT của công chức, viên chức, doanh nhân tại một số cở sở công lập, ngoài công lập Hà Nội gồm: loại hình tiêu dùng tập luyện, nghề nghiệp và lứa tuổi người tập;
    + Nghiên cứu tình hình tập luyện thể dục thể thao của cán bộ, viên chức, doanh nhân ở một số cơ sở nội thành Hà Nội gồm: tính thường xuyên tập luyện và sử dụng các loại hình tiêu dùng khác;
    + Những nhân tố tác động đến tiêu dùng tập luyện TDTT gồm: động cơ, tiêu dùng, tình trạng thu nhập, chi tiêu cho tiêu dùng tập luyện TDTT.
    Mục tiêu 2: Tình hình tổ chức cung ứng dịch vụ tập luyện thể dục thể thao đối với cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân.
    - Tình hình sân bãi, tổ chức dịch vụ tập luyện thể dục thể thao đối với công chức, viên chức và doanh nhân tại các cơ sở công lập và ngoài công lập.
    - Tình hình tổ chức thi đấu tại các cơ sở dịch vụ thể dục thể thao.
    - Tình hình môi trường dịch vụ và sự thỏa mãn tập luyện TDTT của người tập.
    Mục tiêu 3: Nghiên cứu một số giải pháp tổ chức quản lý của cơ sở dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao đối với công chức, viên chức, doanh nhân.
    - Cơ sở lý luận về giải pháp.
    - Cơ sở thực tiễn lựa chọn các giải pháp.
    - Ứng dụng những giải pháp.
     
Đang tải...