Luận Văn Nghiên cứu tình hình thừa cân-béo phì học sinh Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Đông Hà,

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
    KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
    LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CÂP I
    NĂM -2011

    MỤC LỤC
    Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN 3
    1.1.Tình hình béo phì chung trên thế giới và Việt Nam . 3
    1.2. Định nghĩa và đánh giá béo phì 5
    1.3.Nguyên nhân béo phì . 8
    1.4.Hậu quả sức khoẻ của béo phì . 10
    1.5. Điều trị béo phì . 12
    1.6.Phòng ngừa béo phì . 13
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 15
    2.1.Đối tượng nghiên cứu . 15
    2.2.Thời gian nghiên cứu 15
    2.3.Phương pháp nghiên cứu . 15
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 21
    3.2.Béo phì và các yếu tố liên quan . 28
    3.3. Các yếu tố liên quan đến thừa cân - béo phì . 31
    Chương 4. BÀN LUẬN 36
    4.1. Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu . 36
    4.2. Mối liên quan giữa béo phì và các yếu tố nguy cơ 36
    4.3. Các yếu tố liên quan đến thừa cân - béo phì . 39
    KẾT LUẬN 46
    KIẾN NGHỊ . 47
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    Thừa cân-béo phì được tổ chức y tế thế giới xem là một thử thách của thiên niên kỉ và là một trong “ Tứ chứng nan y” hiện tại của loài người :ADIS, Ung thư, Thừa cân-béo phì và ma tuý, vì tỉ lệ ngày càng gia tăng và chưa có biện pháp hữu hiệu nào để chặn đứng sự gia tăng này. Nó không chi phổ biến ở các nước phát triển mà đang ngày càng tăng dần ở những nước đang phát triển [3]. Trong đó, người ta quan tâm nhiều đến thừa cân-béo phì ở trẻ em, đặc biệt là thừa cân-béo phì ở lứa vì tốc độ phổ biến bệnh hiện nay cũng như đang ảnh hưởng sớm đến sức khoẻ của các em khi trưởng thành do làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tăng huyết áp, bệnh lí mạch vành, tiểu đường, viêm xương khớp, sỏi thận, cơn ngưng thở lúc ngủ và một số ung thư. Thừa cân-béo phì bắt đầu ở tuổi trẻ thường tăng cả khối lượng và số lượng tế bào mỡ, nguy cơ bệnh tăng cao hơn so với thừa cân-béo phì bắt đầu ở tuổi lớn.Trẻ em bị thừa cân-béo phì còn gặp rất nhiều khó khăn về tâm lí khi gia nhập xã hội.
    Thừa cân-béo phì còn ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới sự phát triển của kinh tế-xã hội vì làm mất sức lao động sớm cùng với kinh phí điều trị cao.
    Tại Mĩ, thừa cân-béo phì tăng gấp 2 lần từ 1973 đến 1994.Tỉ lệ thừa cân-béo phì trẻ em từ 6-11 tuổi tăng 15% năm 1965 lên 22% năm 1992 [40].
    Tại Châu Á, nền kinh tế chuyển tiếp đã ảnh hưởng không ít đến dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ, xu hướng thừa cân-béo phì gia tăng ở trẻ em đã xuất hiện. Ở Thái Lan, theo điều tra ở thành thị đã ghi nhận tỉ lệ thừa cân ở học sinh 6-12 tuổi tăng hàng năm từ 12,2% năm 1991 lên 15,6% năm 1993 [3],[5].
    Tại Việt Nam tỉ lệ trẻ em bị thừa cân-béo phì tăng nhanh chóng ở mọi địa phương nhưng kiến thức về thừa cân-béo phì của phụ huynh còn hạn chế. Nhiều người cho rằng trẻ em càng mập càng tốt, là khoẻ mạnh và không muốn điều trị cho con [3],[5],[6]. Tại Hà Nội, tỉ lệ thừa cân-béo phì học sinh 6-12 tuổi tăng từ 2,6% năm 1995 lên 8,8% năm 2000 [13]. Tại TPHCM tỉ lệ thừa cân ở học sinh tuổi học qua nghiên cứu là 9,4% năm 2002. Riêng tại quận 2 là 12,2% năm 1997 [27], [33]. Tại Long An thì tỉ lệ thừa cân-béo phì chưa có số liệu chính thức, nhưng qua điều tra và thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em thì tỉ lệ thừa cân-béo phì ở trẻ em cũng có xu hướng tăng.
    Tuy nhiên cho đến nay sự thay đổi của tình trạng thừa cân-béo phì như thế nào vẫn chưa được biết tại trường tiểu học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Đông Hà, Quảng Trị nữa các bậc phụ huynh chỉ thực sự quan tâm khi đã xuất hiện các biến chứng nhưng lúc này đã muộn và khó điều trị. Tỷ lệ điều trị thừa cân-béo phì thành công thấp <20% và ngăn ngừa thừa cân-béo phì thì dễ hơn điều trị.
    Xuất phát từ tình hình trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình thừa cân-béo phì học sinh Trường tiểu học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị năm 2010”. Với 2 mục tiêu:
    - Xác định tỉ lệ và mức độ thừa cân-béo phì ở học sinh 6-10 tuổi tại Trường tiểu học Thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị năm 2010.
    - Tìm hiểu các yếu tố liên quan tới tình trạng thừa cân-béo phì trên đối tượng nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...