Thạc Sĩ Nghiên cứu tình hình thoái hóa và giải pháp bảo vệ đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM- 2012
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2
    4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
    5. Những đóng góp mới của luận án 3
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    1.1 Cơ sở khoa học 4
    1.1.1 Khái niệm về đất gò đồi 4
    1.1.2 Khái niệm về thoái hóa đất 5
    1.2 Tổng quan về thoái hóa đất 6
    1.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài 6
    1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 18
    1.2.3 Những nghiên cứu ở Lạng Sơn 39
    CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43
    2.1 Nội dung nghiên cứu 43
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng gò đồi có quan hệ đến thoái hóa đất 43
    2.1.2 Xác định thực trạng thoái hóa đất gò đồi 43
    2.1.3 Đề xuất các giải pháp bảo vệ đất gò đồi 44
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 44
    2.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 44
    2.2.2 Phương pháp điều tra nông thôn 45
    2.2.3 Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích 45
    2.2.4 Phương pháp phân loại đất theo phân loại phát sinh 46
    2.2.5 Phương pháp bản đồ và GIS 46
    2.2.6 Phương pháp xây dựng bản đồ xói mòn đất 46
    2.2.7 Phương pháp xây dựng bản đồ thoái hóa đất 48
    2.2.8 Phương pháp xử lý số liệu và phân tích hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất vùng gò đồi và biến động các chỉ
    tiêu lý hóa học đất 49
    CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 50
    3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã - hội có quan hệ đến thoái hóa đất 50
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 50
    3.1.2 Điều kiện kinh tế-xã hội trong mối quan hệ đến thoái hóa đất 70
    3.2 Thực trạng thoái hóa đất gò đồi 78
    3.2.1 Một số loại hình thoái hóa đất gò đồi đặc trưng ở Lạng Sơn 78
    3.2.2 Tổng hợp thoái hoá đất gắn với xây dựng bản đồ 98
    3.3 Các giải pháp ngăn chặn thoái hóa và bảo vệ đất gò đồi 113
    3.3.1 Giải pháp bố trí sử dụng hợp lý tài nguyên đất 114
    3.3.2 Giải pháp nâng cao độ che phủ 115
    3.3.3 Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm 116
    3.3.4 Giải pháp phát triển các loại cây trồng bản địa, có lợi thế kết hợp đưa các giống cây lâu năm mới vào phát triển trên đất gò đồi
    3.3.5 Nhóm giải pháp về quản lý 122
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 127
    1 Kết luận 127
    2 Kiến nghị 128
    Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 129
    Tài liệu tham khảo
    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Thoái hóa đất đai đã và đang trở thành vấn đề mang tính toàn cầu trong thế kỷ 21 bởi những ảnh hưởng bất lợi của nó đến khả năng sản xuất nông nghiệp, đến môi trường, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực và chất lượng cuộc sống của nhân loại. Thoái hóa đất không chỉ đơn thuần là suy giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất mà còn ở chỗ suy giảm dần tầng đất mịn, hoang mạc hóa và sa mạc hóa . dẫn tới mất sức sản xuất và các tai biến khác của đất. Đã có hàng loạt nghiên cứu, hội thảo quốc tế về đối phó với tình trạng thoái hóa đất đang diễn ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ ngày càng khốc liệt. Một trong những tuyên bố đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg, Nam Phi [10] là “thay đổi các mẫu hình sản xuất và tiêu thụ, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế, xã hội là những mục đích có tính bao quát và là những yêu cầu thiết yếu để phát triển bền vững”.
    Lạng Sơn là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam có diện tích tự nhiên 832.378 ha với trên 98% là đất đồi núi, trong đó diện tích đất gò đồi là 303.641 ha. Do có những lợi thế như độ dốc, mức độ chia cắt ít hơn; giao thông thuận lợi hơn so với vùng đồi núi khác, mật độ dân số và trình độ dân trí ở đây cao hơn, nên vùng gò đồi được khai thác sử dụng cho mục đích nông nghiệp rất sớm và hiện đang là vùng trọng điểm sản xuất, nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị hàng hóa cao (như hồi, hồng, quýt, thuốc lá .). Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít diện tích đất đang được sử dụng kém hiệu quả do bố trí sản xuất chưa hợp lý, chưa chú ý đến biện pháp canh tác thích hợp, nặng về bóc lột đất, thêm vào đó là những bất lợi của điều kiện tự nhiên (đất phân bố trên địa hình dốc, bị chia cắt hơn vùng đồng bằng; lượng mưa lớn và phân bố không đều, thảm thực vật tự nhiên bị suy giảm, ) nên đã bị thoái hóa, dẫn tới mất khả năng sản xuất và trở nên hoang hóa. Mặc dù vậy, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về thực trạng thoái hóa, nguyên nhân và giải pháp ngăn chặn thoái hóa, đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn.
    Xuất phát từ thực tiễn trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình thoái hoá và giải pháp bảo vệ đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn” để xây dựng luận án.
    2 Mục tiêu nghiên cứu
    - Xác định thực trạng thoái hóa đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn, bao gồm xói mòn và suy thoái độ phì.
    - Đánh giá thoái hóa tổng hợp gắn với xây dựng bản đồ thoái hóa đất tỷ lệ 1/100.000.
    - Đề xuất giải pháp ngăn chặn thoái hóa và bảo vệ đất gò đồi.
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1 Đối tượng nghiên cứu

    - Đất: Các loại đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn.
    - Hiện trạng sử dụng đất: Các loại sử dụng đất gò đồi.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    + Về không gian: Gồm các loại đất gò đồi, có độ chia cắt sâu 10 – 100 m và có độ cao tuyệt đối nhỏ hơn 500 m thuộc tỉnh Lạng Sơn. Như vậy ở Lạng Sơn đất gò đồi có diện tích 303.641 ha.
    + Thời gian thực hiện: Từ năm 2007 đến năm 2011.
    4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    4.1 Ý nghĩa khoa học
    Cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược sử dụng đất bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với việc ngăn chặn thoái hóa đất và phục hồi đất đã bị giảm hoặc mất sức sản xuất.
    Bổ sung vào phương pháp luận đánh giá thoái hóa đất trong điều kiện Việt Nam.
    4.2 Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các nhà quản lý ở địa phương chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất theo hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất gò đồi và cải thiện đời sống nhân dân.
    5. Những đóng góp mới của luận án
    - Xác định được thực trạng thoái hóa đất gò đồi tỉnh Lạng Sơn.
    - Ứng dụng thành công phương pháp đánh giá thoái hóa đất tổng hợp trong điều kiện Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...