Thạc Sĩ Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1 Đại cương về tăng huyết áp 3
    1.2 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và trong nước 12
    1.3 Các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến tăng huyết áp tại Việt Nam 14
    1.4 Một số đặc điểm về thị trấn Phong Điền 17
    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
    2.1 Đối tượng nghiên cứu 18
    2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
    2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu 18
    2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 18
    2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 18
    2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18
    2.2.2 Cỡ mẫu 18
    2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 19
    2.2.4 Nội dung nghiên cứu 20
    2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 26
    2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 29
    2.2.7 Sai số và cách khắc phục 30
    2.3 Đạo đức trong nghiên cứu 30
    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
    3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 31
    3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên 37
    3.3 Một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi 40
    Chương 4 BÀN LUẬN 46
    4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46
    4.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên 51
    4.3 Mối liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan 53
    KẾT LUẬN 62
    KIẾN NGHỊ 64
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC




    DANH MỤC BẢNG

    Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) 4
    Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay 4
    Bảng 1.3. Phân loại BMI theo WHO 9
    Bảng 1.4. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO 10
    Bảng 3.1 Đặc điểm về giới, dân tộc và nhóm tuổi của đối tượng 31
    Bảng 3.2 Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng 32
    Bảng 3.3 Đặc điểm về thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động và thói quen uống rượu, bia 33
    Bảng 3.4 Đặc điểm về chế độ ăn 34
    Bảng 3.5 Đặc điểm về hoạt động thể lực của đối tượng 35
    Bảng 3.6 Đặc điểm tỷ số vòng bụng/vòng mông 36
    Bảng 3.7 Đặc điểm tiền sử gia đình tăng huyết áp và tiền sử đái tháo đường 36
    Bảng 3.8 Huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu 37
    Bảng 3.9 Mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng với tăng huyết áp 40
    Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuổi của đối tượng với tăng huyết áp 41
    Bảng 3.11 Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và thói quen uống rượu, bia với tăng huyết áp 42
    Bảng 3.12 Mối liên quan giữa chế độ ăn rau quả, chế độ ăn mặn, chế độ ăn nhiều dầu mỡ với tăng huyết áp 43
    Bảng 3.13 Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với THA 44
    Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với THA 44
    Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đái tháo đường và tiền sử gia đình tăng huyết áp với tăng huyết áp 45
    Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tỷ số vòng bụng/vòng mông tăng với THA 45
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ

    Biểu đồ 3.1 Đặc điểm phân loại chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu 35
    Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiện mắc THA của người dân từ 25 tuổi trở lên 37
    Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện lúc khảo sát 38
    Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính 38
    Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc 39
    Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn 39








    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2012, ước tính trong 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2008 có 36 triệu ca tử vong (63%) là do bệnh không lây. Tỷ trọng lớn nhất của bệnh không lây trường hợp tử vong là do các bệnh tim mạch (48%) [40]. Trong đó tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hành vi và sinh lý hàng đầu. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi [36]. Và tăng huyết áp được báo cáo là thứ tư đóng góp đến tử vong ở các nước phát triển và thứ bảy ở các nước đang phát triển.
    Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển [39]. Báo cáo gần đây cho thấy gần 1 tỷ người lớn (hơn một phần tư dân số thế giới) bị tăng huyết áp trong 2000 và điều này được dự đoán sẽ tăng lên 1,56 tỷ vào năm 2025. Trong khu vực của tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ tăng huyết áp trong năm 2008, cao nhất tại châu Phi 36,8% [40]. Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp. Với dân số của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp [37].
    Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến Theo tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh tăng huyết áp.
    Thị trấn Phong Điền là thị trấn trung tâm của huyện Phong Điền, có dân số khá đông, trong thời gian gần đây theo nhiều báo cáo cho thấy tình hình tăng huyết áp đang diễn biến phức tạp. Song lại chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để khảo sát tình hình tăng huyết áp tại địa phương. Với mục đích đánh giá thực trạng và yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp, nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin, bằng chứng để cải thiện dịch vụ y tế cũng như xây dựng chiến lược phòng và điều trị tăng huyết áp có hiệu quả hơn. Do đó, chúng tôi thực hiện “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014”. Với các mục tiêu:
    1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014.
    2. Xác định một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014.
     
Đang tải...