Luận Văn Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) đối với một số g

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1 Đặt vấn đề
    Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lương thực chính của nước ta và nhiều nước trên thế giới, nó có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Khoảng 40 % dân số trên thế giới sống bằng lúa gạo, sử dụng lúa gạo làm nguồn lương thực chính, 25% sử dụng lúa gạo trên 1/2 khẩu phần thức ăn hằng ngày. Lúa gạo có ảnh hưởng tới ít nhất 65% dân số thế giới, sản xuất lúa gạo chủ yếu tập trung ở các nước châu Á với mức tiêu dùng hàng năm khoảng 180-200 kg/người, còn châu Mỹ, châu Âu khoảng 100 kg/người [24].
    Trong những năm gần đây, nước ta đã có những bước tiến vượt bậc về sản xuất lúa gạo và đã mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và cho nghành lương thực phục vụ xuất khẩu nhờ vào việc sử dụng các giống lúa có năng suất cao cùng với việc thâm canh tăng vụ. Nhưng chính điều này cũng là một cơ hội cho sự bùng phát dịch hại, đặc biệt là dịch hại rầy nâu trong những vùng sản xuất lúa trọng điểm của cả nước trong năm 2006 [25].
    Nước ta có diện tích trồng lúa khá lớn và vấn đề dịch hại luôn được quan tâm đúng mức. Ở miền Trung trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế thì việc gieo cấy các giống lúa địa phương vẫn còn khá phổ biến, đặc biệt là ở các vùng trồng lúa có điều kiện khó khăn như vùng trung du miền núi, vùng ven biển đầm phá. Các giống lúa địa phương là một tài sản quý báu của nhân loại, bảo tồn sự đa dạng cây trồng là một nhiệm vụ cấp thiết vì lợi ích mai sau. Bên cạnh công tác bảo tồn nguồn gen quý hiếm, chúng ta cần phải nghiên cứu, tìm hiểu nhằm tác động các biện pháp kỹ thuật để các giống lúa địa phương luôn đạt năng suất ổn định, chất lượng tốt cũng như nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại là rất quan trọng. Đã nhiều năm nay các loài dịch hại luôn là đối tượng trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất lúa, vì vậy việc nghiên cứu thành phần và diễn biến một số sâu bệnh hại chính trên các giống lúa địa phương sẽ có ý nghĩa thực tế rất lớn cho người dân trồng lúa.
    Trong các loài dịch hại, thì rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) là một trong những đối tượng sâu hại nghiêm trọng nhất cho lúa ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, khi chúng ta sử dụng nhiều các giống lúa cho năng suất cao và tăng cường thâm canh trong sản xuất lúa [14]. Rầy nâu nguy hiểm ở chỗ là không những trực tiếp gây hại bằng cách chích hút dịch nhựa ở thân cây làm cho cây lúa sinh trưởng và phát triển kém. Ngoài ra rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh virut vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa, làm giảm năng suất và thoái hóa giống [31].
    Những giống lúa địa phương luôn có những ưu điểm nhất định mà những giống lúa khác như giống lai tạo, nhập nội và những giống đang trồng phổ biến không thể có được như về đặc tính kháng sâu bệnh, về tính phù hợp với từng điều kiện canh tác của từng địa phương, về phẩm chất gạo , vì vậy việc nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại, nghiên cứu khả năng kháng rầy nâu trên các giống lúa đó là rất quan trọng nhằm phục vụ cho sản xuất và làm vật liệu nghiên cứu tiếp theo để lai tạo ra giống lúa có khả năng kháng rầy
    Tuy nhiên, hiện nay ở miền Trung nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu giống địa phương như về đặc điểm nông sinh học, về tình hình sâu bệnh hại, về đặc tính chống chịu sâu bệnh nói chung và rầy nâu nói riêng khi mà hiện nay sâu bệnh và đặc biệt là rầy nâu bùng phát dữ dội và gây ra nhiều trận dịch nghiêm trọng.
    Xuất phát từ những vấn đề cấp bách nói trên nên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại và tính độc của rầy nâu (Nilarpavata lugens Stal) đối với một số giống lúa địa phương vụ Đông Xuân 2007-2008 tại Hợp tác xã Hương Long, thành phố Huế.”

    1.2 Mục đích của đề tài
    - Xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu bệnh hại chính trên các giống lúa địa phương thu thập từ các tỉnh miền Trung
    - Đánh giá khả năng kháng rầy nâu của một số giống lúa địa phương thu thập từ các tỉnh miền Trung
    - Chọn ra giống lúa có khả năng kháng rầy nhằm phục vụ cho sản xuất và làm vật liệu nghiên cứu tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...