Thạc Sĩ Nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao Bệnh Việ

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bệnh lao đã được phát hiện từ trước Công nguyên ở Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp và các nước vùng Trung Á, nhưng cho đến nay vẫn còn là một bệnh phổ biến và có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu [37]. Ở Việt Nam theo các nghiên cứu dịch tễ học, có tần suất mắc bệnh lao thuộc loại trung bình cao đứng thứ ba trong khu vực châu Á và đứng thứ 13 trong 22 quốc gia có bệnh lao cao nhất thế giới [18],[79].
    Từ năm 1985 để nâng cao hiệu quả của công tác chống lao, chương trình chống lao quốc gia đã triển khai rộng khắp trên toàn quốc với mục tiêu trước mắt "cắt giảm nguồn lây" đến khống chế và thanh toán bệnh lao, để đạt được mục tiêu đó, chương trình chống lao quốc gia tích cực phát hiện sớm những trường hợp lao mới và điều trị tốt để cắt nguồn lây [4], [8].
    Điều trị bệnh lao là nền tảng của bất kỳ một chương trình chống lao quốc gia nào, chiến lược điều trị lao hiện đại dựa trên cơ sở của công thức điều trị chuẩn, áp dụng trong điều kiện quản lý bệnh nhân chặt chẽ. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo một chiến lược chống lao có tên gọi DOTS có nghĩa là: điều trị hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp, chiến lược này bao gồm cả hai khía cạnh: kỹ thuật và quản lý trong điều trị lao [71], [75].
    Trung tâm Phòng chống Bệnh Xã hội Tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai chiến lược chống lao này (DOTS) rộng khắp 8 huyện và Thành phố Huế. Trong những năm qua đã đạt được những kết quả khá tốt, tuy vậy theo các nghiên cứu trong nước, kết quả điều trị lao phổi mới, có kết quả tốt hơn so với lao phổi tái phát. Thực tiễn cho thấy lao phổi thất bại điều trị, hay bỏ điều trị sẽ rất nguy hiểm cho cộng đồng vì chủng vi khuẩn đề kháng thuốc lưu hành trong môi trường làm cho mục tiêu của chương trình chống lao khó đạt được thậm chí là thất bại, đây là vấn đề đặt ra cho chương trình chống lao quốc gia cần phải làm tốt công tác quản lý bệnh lao ngoại trú, có như vậy mới phát hiện sớm bệnh nhân, hạn chế được bỏ điều trị và thành công trong điều trị cao hơn.
    Theo báo cáo năm 2007 của Trung tâm Phòng chống Bệnh Xã hội Tỉnh Thừa Thiên - Huế, số bệnh nhân mới phát hiện là 1.153 bệnh nhân; trong đó có 2,94% bệnh nhân tái điều trị và tỷ lệ bỏ điều trị là 0,56%; tỷ lệ điều trị khỏi, hoàn thành điều trị là 94,9%. Trong báo cáo này chưa đánh giá được kết quả điều trị của lao phổi mới, lao phổi tái điều trị và công tác quản lý bệnh nhân ở các cơ sở khám chữa bệnh [64].
    Tại Thừa Thiên - Huế chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề này, việc nghiên cứu tình hình quản lý và đánh giá kết quả điều trị qua đó tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở những bệnh nhân lao phổi cần thiết góp thêm hiệu quả trong công tác chống lao của Tỉnh nhà, do vậy chúng tôi nghiên cứu đề tài“ Nghiên cứu tình hình quản lý và kết quả điều trị ngoại trú bệnh lao phổi tại phòng khám lao Bệnh Viện Trung Ương - Huế” nhằm 2 mục tiêu:
    1. Đánh giá kết quả điều trị và công tác quản lý bệnh lao phổi tại phòng khám lao - Bệnh viện Trung ương - Huế.
    2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tái điều trị, thực hiện phác đồ và điều trị không thành công.
    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 01
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 03
    1.1. Bệnh lao phổi .03
    1.2. Tình hình bệnh lao trên thế giới .08
    1.3. Tình hình điều trị bệnh lao .14
    1.4.Chương trình chống lao quốc gia 18
    1.5.Công tác quản lý bệnh lao .21
    1.6. Một số công trình nghiên cứu về kết quả điều trị lao phổi .24
    1.7. Phòng khám Lao Bệnh viện Trung ương Huế 25
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    2.1. Đối tượng nghiên cứu .27
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 27
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
    3.1. Đặc điểm của bệnh lao .40
    3.2. Kết quả điều trị và quản lý bệnh lao .46
    3.3. Các yếu tố liên quan .53
    Chương 4. BÀN LUẬN. 61
    4.1. Đặc điểm của bệnh lao .61
    4.2. Công tác quản lý và điều trị bệnh lao .67
    4.3. Các yếu tố liên quan 78
    KẾT LUẬN 83
    KIẾN NGHỊ .85
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...