Luận Văn Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp
    Đề tài: Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan .i
    Lời cảm ơn .ii
    Mục lục .iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục các bảng tính vi
    Danh mục các biểu đồ, đồ thị, .vii
    Phần 1. Mở đầu. 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 2
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 3
    1.2.1 Mục tiêu chung. 3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 3
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 4
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 4
    Phần 2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. 5
    2.1 Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 5
    2.1.1 Khái niệm trang trại, kinh tế trang trại 5
    2.1.2 Vị trí, vai trò của kinh tế trang trại 8
    2.1.3 Đặc trưng của kinh tế trang trại 9
    2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại 10
    2.1.5 Phân loại trang trại 13
    2.1.6 Tiêu chí nhận dạng trang trại 15
    2.2 Những vấn đề lý luận về phát triển và phát triển trang trại 17
    2.2.1 Quan điểm về tăng trưởng và phát triển. 17
    2.2.2 Quan điểm về phát triển bền vững. 18
    2.2.3 Quan điểm về phát triển trang trại 19
    2.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại 20
    2.3.1 Quá trình phát triển kinh tế trang trại trên thế giới 20
    2.3.2 Kinh tế trang trại ở một số nước trên thế giới 21
    2.3.3 Kinh nghiệm phát triển KTTT trên thế giới và khả năng ứng dụng ở Việt Nam 24
    2.4 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 26
    2.4.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 26
    2.4.2 Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển KTTT. 33
    2.4.3 Xu hướng phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 34
    Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu. 36
    3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của Bỉm Sơn. 36
    3.1.1 Đặc điểm tự nhiên. 36
    3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội của thị xã. 38
    3.1.3 Đánh giá về điều kiện tự nhiên, KT – XH đến PT KTTT của thị xã Bỉm Sơn. 46
    3.2 Phương pháp nghiên cứu. 48
    3.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng. 48
    3.2.2 Phương pháp duy vật lịch sử. 48
    3.2.3 Phương pháp cụ thể. 48
    Phần 4. Kết quả nghiên cứu. 52
    4.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Bỉm Sơn. 52
    4.2 Tình hình cơ bản và một số yếu tố sản xuất chủ yếu để phát triển KTTT 55
    4.2.1 Một số thông tin chung về chủ trang trại 55
    4.2.2 Tình hình sử dụng đất của trang trại 56
    4.2.3 Tình hình lao động của trang trại 57
    4.2.4 Tình hình sử dụng máy móc, thiết bị chủ yếu của trang trại 59
    4.2.5 Tình hình ứng dụng công nghệ thông tin của trang trại 59
    4.2.6 Tình hình sử dụng vốn của trang trại ở Bỉm Sơn. 60
    4.2.7 Kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại 62
    4.3 Đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại và tiềm năng PT KTTT ở Bỉm Sơn. 70
    4.3.1 Đánh giá những kết quả đã đạt được. 70
    4.3.2 Những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng và bài học kinh nghiệm về phát triển kinh tế trang trại của thị xã 71
    4.3.3 Tiềm năng phát triển kinh tế trang trại của thị xã. 75
    4.3.4 Chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế trang trại của thị xã. 76
    4.4 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển KTTT đến năm 2010. 79
    4.4.1 Định hướng phát triển trang trại của thị xã trong thời gian tới 79
    4.4.2 Một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại của thị xã thời gian tới 82
    Phần 5. Kết luận và kiến nghị 91
    5.1 Kết luận. 91
    5.2 Kiến nghị 93
    Danh mục tài liệu tham khảo. 95


    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Hơn 20 năm qua, thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, trong đó có Nghị quyết 10/NQ/TW của Bộ chính trị (tháng 4/1988) về khoán đến hộ xã viên đã tạo động lực mới thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Sự thay đổi kinh tế nông thôn phải kể đến đóng góp thành phần kinh tế trang trại. Từ những năm 1990 đã hình thành các mô hình kinh tế trang trại nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Để tiếp sức cho kinh tế trang trại phát triển, Chính phủ đã có Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về phát triển kinh tế trang trại. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng đưa ra các thông tư hướng dẫn về đầu tư, phát triển kinh tế trang trại, gần đây Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đưa ra Thông tư số 74/2003/TT - BNN ngày 4/7/2003 về tiêu chí xác định kinh tế trang trại. Căn cứ vào tiêu chí này, qua báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006, tính đến thời điểm 1/7/2006, cả nước có 113.730 trang trại, so với năm 2001 tăng 52.713 trang trại (+ 86,4%). Kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản [6].
    Tuy nhiên, tuỳ điều kiện các nguồn lực của từng khu vực, vùng và ở mỗi địa phương việc phát triển kinh tế trang trại lại có sự khác nhau. Thị xã Bỉm Sơn là một trong những đơn vị có lợi thế về đất đai, nguồn nhân lực dồi dào, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại. Những năm qua, nhờ phát triển kinh tế trang trại đã làm cho cơ cấu sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch mạnh mẽ, từ sản xuất tự túc, nay đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Năm 2006, trang trại đã giải quyết công ăn việc làm cho 2.066 lao động của thị xã và đã khai thác, sử dụng 444,9 ha đất các loại; huy động được 13.912,8 triệu đồng vốn đầu tư SXKD của trang trại và giá trị sản phẩm tạo ra trong năm từ nông, lâm nghiệp & thuỷ sản (NLTS) là 10.260,8 triệu đồng, thu được 8.033,1 triệu đồng từ giá trị sản phẩm và dịch vụ NLTS bán ra.
    Bên cạnh những kết quả trên, phát triển trang trại còn bộc lộ nhiều điểm bất cập đó là vẫn mang tính tự phát, thiếu qui hoạch và đầu tư chưa đồng bộ, số lượng trang trại được cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thấp nên nhiều chủ trang trại chưa yên tâm đầu tư vốn để sản xuất, thiếu vốn sản xuất, khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, lao động của trang trại chưa qua đào tạo ngày càng chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ trang trại có trang thiết bị để cơ giới hoá, ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp; hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao và chưa đồng đều ở các vùng
    Xuất phát từ tình hình trên, để góp phần thúc đẩy kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn phát triển hơn nữa, chúng tôi tiến hành nghiên cứa đề tài "Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá".
    1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn thời gian qua đề xuất các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của kinh tế trang trại ở địa phương trong những năm tới, góp phần thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở thị xã Bỉm Sơn.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    Ø Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về kinh tế trang trại, sự phát triển của kinh tế trang trại trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam, ở tỉnh Thanh Hoá và của thị xã Bỉm Sơn.
    Ø Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn thời gian qua.
    Ø Phân tích các nguyên nhân đã ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn.
    Ø Đề xuất một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn trong thời gian tới.
    1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Các trang trại sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản đủ tiêu chí trang trại theo qui định tại Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4/7/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn được xác định là đối tượng nghiên cứu của đề tài.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    Ø Nội dung của đề tài: Nghiên cứu đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại ở thị xã Bỉm Sơn về quy mô, kết quả và hiệu quả sản xuất, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
    Ø Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các trang trại trong phạm vi thị xã Bỉm Sơn.
    Ø Thời gian nghiên cứu: Thu thập thông tin và số liệu về tình hình phát triển kinh tế trang trại từ năm 2005 - 2007 và dự báo đến năm 2010.



    PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
    2.1.1 Khái niệm trang trại, kinh tế trang trại
    Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về trang trại và kinh tế trang trại. Tuy nhiên, đều có quan điểm chung, phát triển kinh tế trang trại là sản xuất hàng hoá, khác với nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc. Marx đã phân biệt chủ trang trại với người tiểu nông ở hai khía cạnh đó là: người chủ trang trại bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra; còn người tiểu nông dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt.
    Theo những tư liệu nước ngoài có thể hiểu “kinh tế trang trại” hay “trang trại” hoặc “kinh tế nông trại” hay “nông trại”, là một mô hình mà ở đó sản xuất nông nghiệp được tiến hành có tổ chức dưới sự điều hành của một người và ở đây phần đông là chủ hộ gia đình nông dân theo hướng sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trường.
    Hai thuật ngữ “trang trại” hay “kinh tế trang trại”, trong nhiều trường hợp được sử dụng như là những thuật ngữ đồng nghĩa. Về thực chất, trang trại và kinh tế trang trại là những khái niệm không đồng nhất. Bởi vì, ”Kinh tế trang trại là tổng thể các yếu tố vật chất của sản xuất và các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tồn tại và hoạt động của trang trại, còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất của sản xuất và là chủ thể của các quan hệ kinh tế đó” [18].
    Khi chúng ta nói về “trang trại” tức là nói đến những cơ sở SXKD nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt động xã hội kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) . Bản thân cụm từ “trang trại” là đề cập đến tổng thể những mối quan hệ KT- XH, môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt động SXKD của các trang trại, quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với thị trường, với môi trường sinh thái tự nhiên [18].
    Khi nói về ”kinh tế trang trại” tức là nói đến mặt ”kinh tế” của trang trại. Ngoài mặt kinh tế còn có thể nhìn nhận trang trại từ phía xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong nghiên cứu và quản lý người ta thường chú trọng đến kinh tế của trang trại mà ít chú ý đến nội dung xã hội và môi trường của trang trại. Cho nên, khi nói kinh tế trang trại người ta thường gọi tắt là trang trại, vì mặt kinh tế là là mặt cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi. Do vậy, trong văn phong khẩu ngữ tiếng Việt, ở một số trường hợp cụ thể, cụm từ “trang trại” và “kinh tế trang trại” có thể được dùng thay thế cho nhau, mà ý nghĩa của câu văn, câu nói không bị thay đổi và coi chúng như những cụm từ đồng nghĩa [25].
    Ở Việt Nam, trước năm 2000 do có nhiều cách tiếp cận, phân tích đánh giá khác nhau nên có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm trang trại và kinh tế trang trại.
    Có quan điểm cho rằng, "trang trại là một tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) có mục đích là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn với phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường" [27].
    PGS.TS. Hoàng Việt đã đưa ra khái niệm "Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất sản phẩm hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô diện tích ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường" [32].
    Khi nghiên cứu về trang trại, tác giả Trần Trác viết "Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất và kinh doanh hàng hoá nông, lâm, thuỷ sản của một hộ gia đình theo cơ chế thị trường" [21].
    Theo GS.TS Nguyễn Đình Hương, "kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường” [18].
    Đề tài nghiên cứu kinh tế trang trại ở Nam Bộ đã đưa ra khái niệm như sau "Kinh tế trang trại là một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế hộ và về cơ bản mang bản chất của kinh tế hộ. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại là quá trình nâng cao năng lực sản xuất dựa trên cơ sở tích tụ tập trung vốn và các yếu tố sản xuất khác và nhờ đó tạo ra sản phẩm hàng hoá với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao" [26].
    Trong nghiên cứu kinh tế, chính sách và thị trường mới đây đã đưa ra khái niệm "Kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, được hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có mức độ tích tụ và tập trung cao hơn về đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật . nhằm tạo ra khối lượng hàng hoá nông sản lớn hơn, với lợi


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [TABLE="width: 619"]
    [TR]
    [TD]1.
    [/TD]
    [TD]Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng (khoá VII), Nghị quyết số 05 -NQ/HNTW ngày 10/6/1993, Hội nghị Trung ư­ơng Đảng lần thứ V, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.
    [/TD]
    [TD]Ban Chấp hành Trung ­ương Đảng (khoá VIII), Nghị quyết số 04 - NQ/HNTW ngày 29/12/1997, Hội nghị Trung ­ương Đảng lần thứ IV, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.
    [/TD]
    [TD]Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), Nghị quyết số 05 - NQ/HNTW ngày 17/10/1998, Hội nghị Trung ­ương Đảng lần thứ VI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.
    [/TD]
    [TD]Ban chỉ đạo tỉnh Thanh Hoá (2006), Báo cáo sơ bộ kết quả TĐT Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006, Thanh Hoá.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5.
    [/TD]
    [TD]Ban vật giá Chính phủ (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, NXB TP Hồ Chí Minh.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6.
    [/TD]
    [TD]Ban chỉ đạo Trung ­ương (2006), Báo cáo sơ bộ kết quả TĐT Nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7.
    [/TD]
    [TD]Bộ Chính trị (1988), Nghị quyết 10 - NQ/TW ngày 05 tháng 4 năm 1988 về đổi mới quản lý nông nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8.
    [/TD]
    [TD]Bộ Nông nghiệp và PTNT (2003), Thông tư số 74/2003/TT-BNN ngày 4/7/2003 về sửa đổi, bổ sung mục III của Thông tư 69/2000/TTLT-BNN-TCTK.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9.
    [/TD]
    [TD]Chính phủ (1999), Nghị định số 163/1999/NĐ - CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất lâm nghiệp.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]10.
    [/TD]
    [TD]Chính phủ (2000), Nghị quyết 03/2000/NQ - CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]11.
    [/TD]
    [TD]Công ty cổ phần thông tin kinh tế đối ngoại (2004), Thanh Hoá thế và lực mới trong thế kỉ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]12.
    [/TD]
    [TD]Mai Thanh Cúc, Quyền Đình Hà và các cộng sự (2005), Giáo trình Phát triển Nông thôn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]13.
    [/TD]
    [TD]Cục Thống kê Thanh Hoá (2007), Niên giám Thống kê 2001 - 2007, NXB Thống kê, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]14.
    [/TD]
    [TD]Phòng Thống kê Bỉm Sơn (2008), Niên giám Thống kê 2005-2007, Bỉm Sơn 3/2008
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]15.
    [/TD]
    [TD]Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1997), Kinh tế Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]16.
    [/TD]
    [TD]Bùi Thị Gia (2006), Bài giảng Kinh tế hộ nông dân, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]17.
    [/TD]
    [TD]Học viện Nguyễn Ái Quốc (1992), Kinh tế học về tổ chức phát triển nền kinh tế quốc dân, NXB Thông tin văn hoá, Hà Nội, trang 18-22.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]18.
    [/TD]
    [TD]Nguyễn Đình H­ương (2000), Thực trạng và những giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ CNH - HĐH ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]19.
    [/TD]
    [TD]Liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng Cục Thống kê (2000), Thông t­ư liên tịch số 69/2000/TTLT-BNN - TCTK ngày 23/6/2000 về hư­ớng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trại.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]20.
    [/TD]
    [TD]Luật đất đai 2003 (2004), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]21.
    [/TD]
    [TD]Trần Trác (2000), Mấy ý kiến về xác định rõ khái niệm và tiêu chí để có chính sách đối với kinh tế trang trại, Báo nhân dân số ra ngày 25/5/2000.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]22.
    [/TD]
    [TD]Tổng cục Thống kê (2003), Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2001, NXB Thống kê, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]23.
    [/TD]
    [TD]Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám Thống kê từ 2000 đến 2004, NXB Thống kê, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]24.
    [/TD]
    [TD]Tỉnh uỷ Thanh Hoá (2007), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 02/6/1999 về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]25.
    [/TD]
    [TD]Trung tâm từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1), Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]26.
    [/TD]
    [TD]Tr­ường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (1999), Kinh tế trang trại ở Nam Bộ, Hội thảo khoa học trường ĐH KT TP HCM.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]27.
    [/TD]
    [TD]Tr­ường Đại học Kinh tế Quốc dân (1999), Báo cáo thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ CNH - HĐH, Hội thảo Tr­ường ĐHKTQD, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]28.
    [/TD]
    [TD]UBND thị xã Bỉm Sơn (2006), Báo cáo Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế xã hội Bỉm Sơn đến 2015 và định hướng đến năm 2020.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]29.
    [/TD]
    [TD]UBND tỉnh Thanh Hoá (2005), Báo cáo kiểm kê đất đai 1/1/2005 tỉnh Thanh Hoá.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]30.
    [/TD]
    [TD]Viện kinh tế và Phát triển (2007), Giáo trình kinh tế học phát triển, NXB lý luận Chính .trị Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]31.
    [/TD]
    [TD]Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp (2006), Báo cáo tổng hợp trang trại t­ư nhân qui mô lớn và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển chúng, Hà Nội.
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]32.
    [/TD]
    [TD]Hoàng Việt (2000), Một số ý kiến b­ước đầu về lý luận kinh tế trang trại, Báo nhân dân số ra ngày 6/4/2000.
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...