Luận Văn Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B ở cán bộ, công chức đến khám sức khỏe tại một số cơ sở y

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM- 2012

    MỤC LỤC
    Trang
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Sơ lược lịch sử phát hiện virus viêm gan B . 3
    1.2. Dịch tễ học bệnh viêm gan virus B . 4
    1.3. Phương thức lây truyền 7
    1.4. Chẩn đoán huyết thanh virus viêm gan B . 12
    1.5. Diễn tiến tự nhiên của nhiễm virus viêm gan B . 18
    1.6. Các yếu tố liên quan đến nhiễm virus viêm gan B 20
    1.7. Dự phòng nhiễm virus viêm gan B . 24
    1.8. Một số nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam . 26
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 29
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 29
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 29
    2.3. Đạo đức nghiên cứu . 39
    2.4. Hạn chế của đề tài . 39
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40
    3.1. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B . 40
    3.2. Các yếu tố liên quan nhiễm virus viêm gan B . 51
    Chương 4. BÀN LUẬN . 55
    4.1. Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B 55
    4.2. Các yếu tố liên quan đến nhiễm virus viêm gan B 60
    KẾT LUẬN 67
    KIẾN NGHỊ . 68
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhiễm virus viêm gan B (VRVGB) hiện nay là một vấn đề sức khỏe lớn của toàn cầu, đặc biệt là các nước đang phát triển. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hiện nay trên thế giới có khoảng 2 tỉ người đã nhiễm virus viêm gan B, trong đó khoảng 300 triệu người trở thành người mang virus mạn tính và hậu quả là trên 1 triệu người chết mỗi năm liên quan đến viêm gan B như viêm gan cấp, tối cấp; lâu dài như xơ gan và ung thư gan [22], [71].
    Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B rất cao, các thống kê cho thấy tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B là 15-20% dân số [23]. Tỷ lệ HBsAg (+) ở người đi tiêm chủng tại Thành phố Hồ Chí Minh (2003) là 14,8%. Ở Hà Nội tỷ lệ này là 14% [7]. Nghiên cứu của Viên Chinh Chiến (1997) trên quần thể dân cư ở Nha Trang là 16,7%. Tại Thừa Thiên-Huế, Nguyễn Ngọc Minh và cộng sự đã nghiên cứu ở người hiến máu nhân đạo có 13,57% HBsAg (+) [30]; Phạm Văn Lình, Trần Thị Minh Diễm và cộng sự nghiên cứu người từ 3 tuổi trở lên có tỷ lệ HBsAg (+) là 16,8% [26].
    Virus viêm gan B được lây truyền chủ yếu qua đường máu và các sản phẩm từ máu, qua quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con Theo Tổ chức y tế thế giới, vùng dịch lưu hành cao có đường truyền chủ yếu xảy ra theo chiều dọc từ mẹ sang con, tuổi bị nhiễm thường rất sớm như trẻ sơ sinh. Ngoài ra còn sự lây truyền lẫn nhau trong gia đình, qua quan hệ tình dục vì vậy hầu hết dân số bị nhiễm virus viêm gan B rất sớm [49], [52]. Người nhiễm virus không có triệu chứng là nguồn lây rất nguy hiểm cho cộng đồng. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ là một trong các biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.
    Cán bộ, công chức là một nhóm lao động quan trọng trong xã hội, có ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng. Việc tìm hiểu các yếu tố nguy cơ lây truyền virus viêm gan B ở đối tượng cán bộ, công chức và đề xuất biện pháp phòng chống hữu hiệu là rất cần thiết.
    Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B ở cán bộ, công chức đến khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế thành phố Huế năm 2011” với mục tiêu:
    1. Xác định tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B của cán bộ, công chức đến khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế thành phố Huế năm 2011.
    2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan nhiễm virus viêm gan B của cán bộ, công chức đến khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế thành phố Huế năm 2011.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...