Thạc Sĩ Nghiên cứu tình hình nhiễm. Thành phần loài giun sán đường tiêu hóa của vịt đẻ nuôi bán chăn thả tại

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 28/11/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    iii
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội huyện Tuy Phước . 3
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên 3
    1.1.1.1. Vị trí địa lý 3
    1.1.1.2. Địa hình . 3
    1.1.1.3. Thổ nhưỡng . 4
    1.1.1.4. Thủy văn 4
    1.1.1.5. Điều kiện khí hậu, thời tiết . 4
    1.1.2. Điều kiện xã hội . 6
    1.2. Đặc điểm của vịt Khaka campbell và vịt siêu trứng Trung Quốc . 6
    1.2.1.Đặc điểm vịt Khaki campbell 6
    1.2.2. Đặc điểm vịt siêu trứng Trung Quốc . 7
    1.2.3. Lịch phòng bệnh cho vịt . 7
    1.3. Tình hình nghiên cứu giun sán của vịt . 8
    1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
    1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 14
    1.3.3. Một số nghiên cứu đặc điểm sinh học . 21
    1.3.3.1. Loài Echinostoma revolutum Frohlich, 1802 . 21
    1.3.3.2. Loài Echinostoma miyagawai Ishii, 1932 23
    1.3.3.3. Loài Hypoderaeum conoideum Blochs, 1782 . 23
    1.3.3.4. Loài Notocotylus indicus Lal, 1935 24
    1.3.3.5. Loài Microsomacanthus compressa (Linton, 1892) 25
    1.2.3.6. Loài Tetrameres fissispina Diesing, 1861 26
    1.4. Tình hình nghiên cứu bệnh giun sán ở vịt 26
    1.4.1. Một số nghiên cứu về bệnh học 26
    1.4.2. Một số nghiên cứu về phòng trị bệnh giun sán 28 iv
    1.4.2.1. Một số nghiên cứu về chẩn đoán bệnh . 28
    1.4.2.2. Một số nghiên cứu về hóa dược . 29
    1.4.2.3. Một số nghiên cứu đề xuất về biện pháp phòng trừ 31
    1.4.2.4. Một số nghiên cứu đề xuất chăm sóc, nuôi dưỡng . 32
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP . 33
    2.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm . 33
    2.1.1. Đối tượng nghiên cứu . 33
    2.1.2. Thời gian nghiên cứu 33
    2.1.3. Địa điểm nghiên cứu . 33
    2.2. Nội dung 33
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 33
    2.3.1. Xác định tình hình nhiễm và thành phần loài 33
    2.3.1.1. Bố trí thí nghiệm 33
    2.3.1.2. Dụng cụ và vật liệu nghiên cứu 34
    2.3.1.3. Mổ khám . 35
    2.3.1.4. Thu thập và ngâm giữ giun sán 36
    2.3.1.5. Phương pháp xử lý giun sán để định danh . 37
    2.3.1.6. Định danh – phân loại 38
    2.3.1.7. Các chỉ tiêu khảo sát 38
    2.3.1.8. Phương pháp tính toán . 39
    2.3.2. Kiểm tra triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể 39
    2.3.2.1. Kiểm tra triệu chứng lâm sàng của vịt nhiễm giun sán . 39
    2.3.2.2. Kiểm tra bệnh tích đại thể 39
    2.3.3. Thử nghiệm tẩy trừ sán . 40
    2.3.3.1. Bố trí thí nghiệm thử thuốc 40
    2.3.3.2. Tiến hành thí nghiệm . 40
    2.3.3.3. Chỉ tiêu khảo sát 41
    2.3.3.4. Phương pháp tính toán . 41 v
    2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 41
    Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
    3.1. Kết quả thành phần loài . 42
    3.1.1. Kết quả định danh phân loại . 42
    3.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo của các loài giun sán . 44
    3.1.2.1. Các loài thuộc lớp sán lá 44
    3.1.2.2. Các loài thuộc lớp sán dây . 47
    3.1.2.3. Loài thuộc lớp giun tròn 50
    3.1.3. Sự phân bố các loài giun sán 51
    3.2. Kết quả tình trạng nhiễm giun sán . 52
    3.2.1. Tỷ lệ nhiễm giun sán ở các địa điểm . 52
    3.2.2. Tỷ lệ nhiễm giun sán theo giống 54
    3.2.3. Tỷ lệ nhiễm theo tuổi giữa 2 giống . 55
    3.2.4. Tỷ lệ nhiễm theo mùa giữa 2 giống . 57
    3.2.5. Tỷ lệ nhiễm giun sán theo lớp . 58
    3.2.6. Tỷ lệ nhiễm ghép các lớp giun sán 60
    3.2.7. Tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun sán trên cá thể vịt . 61
    3.2.8. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm theo loài . 63
    3.2.9. Biến động nhiễm các loài, các lớp giun sán theo giống . 64
    3.2.10. Biến động nhiễm các loài, các lớp giun sán theo tuổi vịt 66
    3.2.11. Biến động nhiễm các loài, các lớp giun sán theo mùa . 68
    3.3. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể 70
    3.3.1. Triệu chứng lâm sàng . 71
    3.3.2. Bệnh tích đại thể . 72
    3.4. Hiệu lực tẩy trừ của Fenbendazol và Niclosamid 73
    3.5. Đề xuất biện pháp phòng trị . 75
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77vi
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    Bảng 3.1. Thành phần loài giun sán ký sinh 42
    Bảng 3.2. Phân bố các loài giun sán . 51
    Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun sán ở các địa điểm 52
    Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun sán theo giống . 55
    Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm theo tuổi giữa 2 giống vịt . 56
    Bảng 3.6.Tỷ lệ nhiễm giun sán theo mùa . 57
    Bảng 3.7.Tỷ lệ nhiễm theo lớp giun sán . 59
    Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm ghép các lớp giun sán trên cá thể vịt . 61
    Bảng 3.9. Tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun sán. 62
    Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm theo từng loài giun sán . 63
    Bảng 3.11. Biến động nhiễm giun sán theo giống vịt 65
    Bảng 3.12. Biến động nhiễm giun sán theo tuổi vịt đẻ 67
    Bảng 3.13. Biến động nhiễm giun sán theo mùa . 69
    Bảng 3.14. Triệu chứng lâm sàng của vịt nhiễm giun sán 72
    Bảng 3.15. Bệnh tích đại thể . 73
    Bảng 3.16 Hiệu lực của thuốc Fenbendazole và Niclosamid 74 vii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun sán ở các địa điểm điều tra 53
    Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun sán theo giống . 55
    Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun sán theo tuổi giữa 2 giống . 56
    Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun sán theo mùa giữa 2 giống vịt . 58
    Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ nhiễm theo lớp giun sán . 59
    Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhiễm ghép các lớp giun sán . 61
    Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ nhiễm ghép các loài giun sán 62
    Biểu đồ 3.8. Biến động nhiễm các lớp giun sán theo giống 65
    Biểu đồ 3.9. Biến động nhiễm các lớp giun sán theo tuổi . 66
    Biểu đồ 3.10. Biến động nhiễm các lớp giun sán theo mùa . 68 viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH VÀ BẢN ĐỒ
    Hình 3.1. Loài Echinostoma revolutum Frohlich, 1802 . 44
    Hình 3.2. Loài Hypoderaeum conoideum Bloch, 1782 . 45
    Hình 3.3. Loài Opisthorchis paragenimus Oschmarin, 1970 . 46
    Hình 3.4. Loài Dicranotaenia coronula Railliet, 1892 . 47
    Hình 3.5. Loài Diorchis ransomi Schultz, 1940 . 48
    Hình 3.6. Loài Microsomacanthus compressa Lopez-Neyra, 1942 49
    Hình 3.7. Loài Tetrameres fissispina Travassos, 1915 . 50
    Bản đồ. Các địa điểm nghiên cứu tại huyện Tuy Phước 5 ix
    MỘT SỐ PHỤ LỤC
    - Hình ảnh một số loài giun sán.
    - Một số hình ảnh chăn nuôi vịt đẻ tại Tuy Phước.
    - Phiếu mổ khám.
    - Bảng xử lý số liệu thống kê. x
    KHÔNG IN
    ĐỂ TRỐNG 1
    MỞ ĐẦU
    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Ở Bình Định, nghề nuôi vịt đã có từ lâu và chiếm một vị trí rất quan
    trọng, góp phần không nhỏ trong việc cải thiện bữa ăn hàng ngày và tăng thu
    nhập cho người dân. Do vịt là loài dễ nuôi, dễ thích nghi với môi trường, tận
    dụng được tối đa các thức ăn trong đồng ruộng, ao hồ, ven sông, ven biển.
    Trong các huyện của tỉnh Bình Định thì Tuy Phước là huyện đồng bằng
    chiêm trũng đặc trưng cho việc trồng lúa nước, đi kèm với đó là sự phát triển
    của nghề chăn nuôi vịt. Tuy nhiên, người chăn nuôi vịt nơi đây đang gặp khó
    khăn do dịch bệnh gây ra, trong đó bệnh ký sinh trùng vừa là nguyên nhân
    trực tiếp làm giảm năng suất của vịt, vừa là nguyên nhân gián tiếp mở đường
    cho một số bệnh khác xâm nhập, đặc biệt là một số bệnh truyền nhiễm nguy
    hiểm như dịch tả vịt, cúm gia cầm, .Thực tế cho thấy, ở Tuy Phước hầu hết
    các hộ có đàn vịt bị bệnh chết trong thời gian gần đây đều thả nuôi trong môi
    trường nước bị ô nhiễm và việc đầu tư chăm sóc vật nuôi chưa tốt. Kết quả
    mổ khám lâm sàng cho thấy, có rất nhiều sán lá, sán dây, giun tròn trong
    đường tiêu hóa của vịt. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho
    vịt biếng ăn, ỉa chảy, dẫn đến suy kiệt cơ thể và chết [74].
    Theo Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978) [32] bệnh ký sinh
    trùng làm giảm khả năng sinh trưởng của vịt khoảng 30% so với bình thường
    và làm giảm sản lượng trứng 25-40%.
    Trong khi, vịt đẻ là đối tượng có thời gian nuôi lâu, đây vừa là cơ hội
    để giun sán tồn tại, phát triển và lây lan; vừa là cơ hội để vịt tiếp xúc nhiều
    với các loài vật chủ trung gian truyền bệnh như: nhuyễn thể, giáp xác, ấu
    trùng các loại côn trùng, .nên bệnh có tỷ lệ nhiễm cao và phổ biến khắp mọi
    nơi. Vì vậy việc nghiên cứu nắm được tình hình nhiễm, thành phần loài giun
    sán ở vịt và thử nghiệm thuốc tẩy trừ là rất cần thiết để từ đó đề xuất các biện
    pháp phòng trừ giúp tăng năng suất trong chăn nuôi vịt. 2
    Ở nước ta, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về ký sinh trùng ở vịt, gần
    đây nhất là Nguyễn Hữu Hưng (2006) [11], Nguyễn Xuân Dương (2008)
    [4], Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào để đánh
    giá chính xác tỷ lệ nhiễm, thành phần loài giun sán cũng như thử nghiệm
    thuốc tẩy trừ giun sán, đặc biệt là giun sán đường tiêu hóa trên đàn vịt đẻ nuôi
    ở Bình Định.
    Trước yêu cầu thực tế đó, với điều kiện có hạn chúng tôi tiến hành thực
    hiện đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm, thành phần loài giun sán đường
    tiêu hóa của vịt đẻ nuôi bán chăn thả tại huyện Tuy Phước tỉnh Bình
    Định”.
    II. MỤC TIÊU, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    1. Mục tiêu
    - Xác định tỷ lệ nhiễm, thành phần loài giun sán đường tiêu hóa ở vịt đẻ.
    - Xác định triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể của vịt nhiễm giun sán.
    - Xác định hiệu quả tẩy trừ giun sán của thuốc Fenbendazol và Niclosamid.
    2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    2.1. Ý nghĩa khoa học
    - Đóng góp kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm, thành phần loài giun sán
    đường tiêu hóa ở vịt đẻ tại Bình Định.
    - Đóng góp kết quả về mô tả triệu chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể
    của vịt nhiễm giun sán Bình Định.
    - Đưa ra loại thuốc chô hiệu quả cao trong tẩy trừ giun sán cho vịt đẻ
    Bình Định.
    - Làm tài liệu tham khảo cho Thú y địa phương, cho sinh viên ngành
    chăn nuôi thú y.
    2.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Đề tài làm cơ sở để xây dựng biện pháp phòng trừ bệnh ký sinh trùng
    cho đàn vịt đẻ nơi đây. 3
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI HUYỆN TUY PHƯỚC
    1.1.1. Điều kiện tự nhiên
    1.1.1.1. Vị trí địa lý
    Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có tọa độ
    địa lí: 108 0 00’ đến 108 0 15’ độ kinh Đông, 13 0 40’ đến 13 0 55’ độ vĩ Bắc với diện
    tích 217,12 km 2 . Huyện có vị trí tiếp giáp như sau:
    - Phía bắc và tây bắc giáp huyện Phù Cát, An Nhơn.
    - Phía Đông tiếp giáp biển và Tp.Qui Nhơn.
    - Phía Nam giáp Tp.Quy Nhơn.
    - Phía Tây giáp huyện Vân Canh.
    Trên địa bàn huyện có Quốc lộ 1A và Quốc lộ 19 đi qua, là một trong
    những cửa ngõ quan trọng đi thành phố Hồ Chí Minh, lên các tỉnh Tây
    Nguyên, Trung Bộ và Bắc Trung Bộ hết sức thuận lợi. Tuyến đường sắt thống
    nhất Bắc-Nam đi qua dài 12 km, với ga Diêu Trì là ga lớn của miền Trung và
    3 tỉnh lộ 638, 639 và 640 xuyên suốt địa bàn là điều kiện rất thuận lợi cho
    việc giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của huyện.
    1.1.1.2. Địa hình
    Huyện Tuy Phước có địa hình vừa trung du vừa đồng bằng ven biển. Với
    độ dốc phổ biến từ 1 0 - 4 0 , địa hình của huyện có chiều hướng thoải dần từ Tây
    sang Đông; có hình thể phình to ở phía Bắc và thu hẹp dần ở phía Nam.
    Nhìn chung, phần lớn diện tích của huyện là tương đối bằng phẳng và
    chia thành 3 khu vực rõ rệt:
    - Các xã phía Tây Nam (gồm Phước Thành, Phước An) có tiềm năng rất
    lớn về đất sản xuất cây công nghiệp, song chưa được khai thác hết.
    - Các xã khu Đông (Phước Hòa, Phước Thắng, Phước Thuận, Phước Sơn)
    với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện. 4
    - Các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa.
    1.1.1.3. Thổ nhưỡng
    Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 21.712,57 ha, trong đó diện
    tích đất đang sử dụng vào các mục đích chiếm gần 88% (19.153,65ha). Đất
    đai hình thành và phát triển trên địa hình tương đối phức tạp và có nhiều loại
    đá mẹ khác nhau, do đó đặc điểm đất đai, thổ nhưỡng ở đây cũng tương đối
    đa dạng và được phân thành 3 nhóm chính:
    - Nhóm đất đỏ vàng: Chủ yếu ở 2 xã miền núi là Phước Thành, Phước
    An và một phần ở các vùng đồng bằng.
    - Nhóm đất mặn: Chủ yếu tập trung ở các xã ven biển (xã Phước
    Thuận, Phước Sơn, Phước Hoà, Phước Thắng).
    - Nhóm đất phù sa và đất cát: Chủ yếu ở các xã đồng bằng và ven biển.
    1.1.1.4. Thủy văn
    Do đặc điểm địa hình của huyện có độ dốc về hướng Đông, lại nằm ở
    hạ lưu hai con sông Hà Thanh và sông Kôn, đồng thời nằm bên Đầm thị nại
    nên nguồn nước mặt và nước ngầm khá dồi dào, đáp ứng tốt cho sinh hoạt và
    phục vụ sản xuất nông nghiệp.
    1.1.1.5. Điều kiện khí hậu - thời tiết
    Khí hậu của huyện trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nắng từ tháng 2
    đến tháng 9, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Theo trung tâm khí
    tượng thủy văn thì khí hậu của Tuy Phước như sau:
    - Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 26 0 C.
    - Nhiệt độ tối cao trong năm 37 0 C-38 0 C, thường vào tháng 4 cho đến
    tháng 7 trong năm.
    - Nhiệt độ tối thấp trong năm 19 0 C-20 0 C vào các tháng 11, 12 và tháng
    1 năm sau.
    - Số giờ nắng trung bình các tháng 36-43 giờ/tháng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...