Tiến Sĩ Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 8/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
    NĂM 2010

    MỤC LỤC
    Đặt vấn đề 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
    1.1. Đặc điểm giải phẫu âm hộ, âm đạo và cổ tử cung 3
    1.1.1. Âm hộ 3
    1.1.2. Âm đạo 3
    1.1.3. Cổ tử cung 6
    1.1.4. Tiết dịch sinh lý của âm đạo và cổ tử cung 7
    1.2. Khái niệm và phân loại viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ 8
    1.3. Sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn sinh dục 9
    1.3.1. Vật chủ 9
    1.3.2. Vi khuẩn, virus 9
    1.3.3. Yếu tố lan truyền 10
    1.4. Chẩn đoán 11
    1.5. Về điều trị 12
    1.6. Một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phụ nữ 13
    1.6.1. Nhóm yếu tố về nơi ở 13
    1.6.2. Nhóm yếu tố cá nhân 14
    1.6.3. Nhóm yếu tố vệ sinh 14
    1.6.4. Sinh đẻ, nạo hút thai. 15
    1.6.5. Các biện pháp tránh thai. 15
    1.7. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới thường gặp 15
    1.7.1. Viêm âm hộ, âm đạo do nấm 15
    1.7.2. Viêm âm đạo do Trichomonas 19
    1.7.3. Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis 21
    1.7.4. Viêm cổ tử cung 27
    CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
    2.1. Thời điểm và thời gian nghiên cứu 29
    2.2. Đối tượng nghiên cứu 29
    2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 29
    2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ 29
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 30
    2.3.1. Cỡ mẫu nghiên cứu 30
    2.3.2. Các biến số nghiên cứu 30
    2.4. Xử lý số liệu 35
    2.5. Vấn đề đạo đức nghiên cứu 35
    CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 37
    3.1. Đặc điểm chung 37
    3.1.1. Phân bố theo nhóm tuổi 37
    3.1.2. Phân bố theo địa dư 38
    3.1.3. Phân bố nghề nghiệp 38
    3.1.4. Số lần sinh con 39
    3.1.5. Tiền sử điều trị viêm nhiếm đường sinh dục dưới 39
    3.1.6. Tiền sử nạo hút thai 40
    3.1.7. Các biện pháp tránh thai 40
    3.3. Đặc điểm lâm sàng 41
    3.4. Đặc điểm cận lâm sàng 42
    3.3.1. Độ pH. 42
    3.3.2. Test Snif. 43
    3.3.3.Nguyên nhân gây nhiễm. 43
    3.3.4. Các yếu tố liên quan. 44
    3.5. Kết quả điều trị 48
    CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 49
    4.1. Đặc điểm chung 49
    4.1.1 Tuổi 49
    4.1.2. Về địa dư 49
    4.1.3. Nghề nghiêp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 50
    4.2. Bàn luận về đặc điểm tiền sử 51
    4.2.1. Sinh đẻ và nạo hút thai 51
    4.2.2. Liên quan giữa các biện pháp tránh thai và nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới 52
    4.3. Liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm đến nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới 53
    4.3.1. Triệu chứng ra khí hư 53
    4.3.2. Triệu chứng ngứa 54
    4.3.3. Liên quan giữa nhiễm Chlamydia và viêm cổ tử cung 54
    4.4. Các hình thái nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới 55
    4.4.1. Viêm âm đạo do nấm Candida 55
    4.4.2. Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis 56
    4.4.3. Nhiễm Bacteria vaginosis 57
    4.4.4. Nhiễm Chlamydia trachomatis 58
    4.4.5. Nhiễm vi khuẩn lậu 59
    4.4.6. Nhiễm các vi khuẩn khác 59
    4.5. Kết quả điều trị 60
    KẾT LUẬN 62
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới bao gồm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, cũng có thể do sự phát triển quá mức của các vi sinh vật sống cộng sinh trong âm đạo, cổ tử cung khi thay đổi môi trường tại chỗ (còn gọi là nhiễm trùng cơ hội) [6],[5],[8].
    Viêm nhiễm đường sinh dục là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn ảnh hưởng đến sức khoẻ, đời sống, khả năng lao động và đặc biệt là sức khoẻ sinh sản. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra những hậu quả nặng nề như: Viêm tiểu khung, chửa ngoài tử cung, vô sinh, ung thư cổ tử cung, tăng nguy cơ lây truyền HIV, HPV vv . Ở phụ nữ có thai viêm âm đạo, cổ tử cung có thể gây ra hậu quả như sảy thai, đẻ non, thai lưu, ối vỡ non, nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn sơ sinh và thậm chí dị tật bẩm sinh [12],[37],[46].
    Những nghiên cứu gần đây cho thấy viêm nhiễm đường sinh dục là những bệnh thường gặp trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có 330 - 390 triệu phụ nữ trên thế giới mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, một dạng chủ yếu của nhiễm khuẩn đường sinh sản dưới [72]. Ở Mỹ hàng năm có khoảng 10 triệu phụ nữ đến khám vì viêm âm đạo mỗi năm và viêm âm đạo được phát hiện ở 28% số phụ nữ đến khám tại các phòng khám phụ khoa. Một số nghiên cứu khác ở nhiều nước cùng đưa ra tỷ lệ mắc bệnh khá cao, dao động từ 25 đến 65% [37].
    Phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ có tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục vào loại cao so với các nước trên thế giới và khu vực. Nghiên cứu của Viện Da liễu Trung ương tại 5 tỉnh (1999) cho biết tỷ lệ phụ nữ độ tuổi 15 - 49 mắc Ýt nhất một loại nhiễm khuẩn đường sinh dục là 70,56% [30]. Theo Lê Thị Oanh, Lê Hồng Hinh (2001) điều tra tại khu vực đồng bằng sông Hồng và Bắc trung bé cho kết quả phụ nữ bị viêm nhiễm đường sinh dục dao động từ 41,5% đến 64,1% [23].
    Theo báo cáo năm 2004 của Nghiên cứu Khảo sát thực trạng bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS), ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở Việt Nam, trong số 8880 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của 8 vùng sinh thái khác nhau trong cả nước, tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục là 60%, trong đó chủ yếu là viêm âm đạo và viêm cổ tử cung [8].
    Do tính chất phổ biến và hậu quả nặng nề của nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và việc chẩn đoán, điều trị ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn do thiếu cán bộ chuyên khoa có kinh nghiệm và thiếu trang thiết bị, bệnh dễ tái phát. Do vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới và các yếu tố liên quan của phụ nữ tuổi từ 18 đến 45 tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá” nhằm các mục tiêu sau:
    1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới ở phô nữ từ 18 đến 45 tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hoá từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2010.
    2. Đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng chủ yếu và kết quả điều trị đối với những tác nhân gây bệnh thường gặp như nấm, Trichomonas Vaginalis, Chlamydia, Vi khuẩn thường gặp.
     
Đang tải...