Thạc Sĩ Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường ruột của học sinh tiểu học tại xã Phan Tiến huyện Bắc Bìn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 2/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho các bệnh giun sán phát triển quanh năm. Đặc biệt là các bệnh nhiễm giun đường ruột (NGĐR) đã và đang gây tác hại rộng lớn trong cộng đồng dân cư thầm lặng và lâu dài. Bệnh xảy ra ở tất cả mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thường gặp ở trẻ em lứa tuổi học sinh, đặc biệt là lứa tuổi từ 03 – 14 tuổi.
    Ở nước ta tỉ lệ bệnh giun sán rất cao, đặc biệt là bệnh NGĐR. Một đặc điểm của bệnh nhiễm giun đường ruột ở Việt Nam là thường nhiễm phối hợp 2 - 3 loại là rất cao, ở Miền Bắc tỉ lệ có thể lên tới 60 -70%. Tuy nhiên tỉ lệ nhiễm tùy thuộc theo vùng, do phụ thuộc vào địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng, nghề nghiệp và các tập quán, thói quen sinh hoạt của từng vùng, từng địa phương, từng dân tộc. Đặc biệt là thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh, thiếu nước sạch của cộng đồng dân cư.
    Bệnh NGĐR gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cộng đồng, trẻ em đặc biệt là học sinh tiểu học do kiến thức về phòng chống bệnh chưa cao nên ảnh hưởng đến sức khỏe mà trực tiếp là ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Theo tổ chức Y Tế Thế giới (TCYTTG) đánh giá thì Ký sinh trùng đường ruột ( KSTĐR) được xem là nguyên nhân hàng đầu gây các bệnh nặng cho trẻ em và là một trong những nguyên nhân gây tử vong cho trẻ, các bệnh KSTĐR gây ra thiếu máu, thiếu sắt, chậm phát triển thể chất và trí tuệ, giảm khả năng học tập, tăng thời gian nghỉ học, bệnh có thể gây suy dinh dưỡng, tắc ruột, giun chui ống mật Ngoài các yếu tố về môi trường tự nhiên, ở các nước chậm phát triển đặc biệt là vùng nông thôn, các yếu tố dịch tễ khác có liên quan đến nhiễm KSTĐR là do hành vi, thói quen ăn uống, thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán chưa cao. Hơn nữa, tác hại trên con người còn phụ thuộc vào cách tác động của KSTĐR trên vật chủ, phụ thuộc vào số lượng KST cư trú tại đường tiêu hóa hoặc mức độ tác hại còn có thể phụ thuộc vào sự đa nhiễm, điều này chưa được xác định vì có ít công trình nghiên cứu theo hướng này.
    Xã Phan Tiến huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận với diện tích 19 km2, có 470 hộ, với 1800 khẩu là một xã vùng cao dân tộc Ralay chiếm trên 90% và thuần nông, người dân ở đây chủ yếu là sống bằng nghề nông nghiệp như: Làm nương rẫy, trồng lúa, hoa màu, trình độ dân trí còn thấp, nhiều sinh hoạt tập quán còn lạc hậu, còn nhiều thói quen không hợp vệ sinh như: Phóng uế bừa bãi, thói quen ăn hàng rong, thói quen tiếp xúc trực tiếp với đất, theo báo cáo của y tế xã thì tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch còn thấp, các bệnh về tiêu chảy, SDD còn cao. Đây là vấn đề sức khỏe mà ngành y tế cần quan tâm.
    Trước tình hình trên, để góp phần nhỏ vào việc phát hiện đánh giá tỉ lệ hiện mắc KSTĐR ở học sinh Tiểu học ( HSTH) và các yếu tố liên quan. Đồng thời, đề ra biện pháp phòng chống bệnh KSTĐR tại xã Phan Tiến, được sự hỗ trợ của Ban Giám Đốc Trung tâm Y tế Bắc Bình, Ban giám hiệu nhà trường, đội ngũ giáo viên và học sinh, với sự cộng tác của một số Y Bác sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm và trạm y tế xã Phan Tiến. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu, xác định tỉ lệ hiện mắc KSTĐR ở trường tiểu học, đồng thời xác định có sự liên quan với các hành vi, thói quen xấu của HSTH với tình trạng nhiễm KSTĐR của học sinh tiểu học hay không? Từ đó sẽ đề ra biện pháp GDSK cho người dân tại xã Phan Tiến nói chung và HSTH nói riêng. Nghiên cứu này cũng là cơ sở để đóng góp kiến nghị cho ngành y tế có biện pháp can thiệp cộng đồng có hiệu quả.
    Với những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường ruột của học sinh tiểu học tại xã Phan Tiến huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận năm 2013”, với các mục tiêu sau:

    Xác định tỉ lệ nhiễm các loại giun tròn đường ruột của học sinh tiểu học xã Phan Tiến huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận năm học 2012 - 2013.
    Tìm hiểu các yếu tố có liên quan đến tình trạng nhiễm các loại giun tròn đường ruột ở học sinh tiểu học xã Phan Tiến, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận năm học 2012-2013.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...