Tiến Sĩ Nghiên cứu tình hình mù lòa và những trở ngại trong chương trình can thiệp đục thê thủy tinh tại cộn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 6/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN CHUYÊN KHOA II
    NĂM 2011


    ĐẶT VẤN ĐỀ .
    Chương 1 TỔNG QUAN .
    1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÙ LOÀ .
    1.1.1. Định nghĩa mù loà và thị lực thấp .
    1.1.2. Phân loại bậc thang thị lực của Tổ chức Y tế thế giới
    1.2. QUAN NIỆM VỀ MÙ LÒA CÓ THỂ PHÒNG CHỐNG ĐƯỢC
    1.3 MỘT SỐ BỆNH GÂY MÙ CHỦ YẾU Ở NGƯỜI TRÊN 50 TUỔI .
    1.3.1. Đục thể thuỷ tinh
    1.3.2. Mộng thịt
    1.3.3. Bệnh mắt hột .
    1.3.4. Bệnh glôcôm .
    1.3.5. Các bệnh về mắt khác
    1.4. TÌNH HÌNH MÙ LOÀ
    1.4.1. Tình hình mù loà hiện nay trên thế giới
    1.4.2. Tình hình mù loà ở Việt Nam qua các cuộc điều tra gần đây
    1.5. KẾT QUẢ PHÒNG CHỐNG MÙ LOÀ CỦA VIỆT NAM
    1.5.1. Về số lượng phẫu thuật .
    1.5.2. Về chất lượng phẫu thuật
    1.6. NHỮNG TRỞ NGẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP ĐỤC THỂ THUỶ TINH
    1.6.1. Tại Việt Nam .
    1.6.2. Tại tỉnh Bình Định
    1.6.3. Tại Trung tâm Y tế huyện Phù Cát
    1.7. MỘT VÀI NÉT VỀ HUYỆN PHÙ CÁT
    1.7.1. Tình hình chung
    1.7.2. Mạng lưới y tế cơ sở trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
    1.7.3. Tình hình thực hiện chương trình phòng chống mù lòa .

    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    2.2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
    2.2.1.Địa điểm .
    2.2.2 Thời gian
    2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.3.1.Thiết kế nghiên cứu
    2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu
    2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
    2.3.4. Các bước tiến hành
    2.3.5. Địa điểm khám
    2.3.6. Cán bộ điều tra
    2.3.7 Phương tiện điều tra .
    2.4. CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU
    2.4.1. Đặc điểm chung .
    2.4.2. Các chỉ số chuyên môn
    2.4.3. Xác định trở ngại cho bệnh nhân đi mổ đục thể thuỷ tinh .
    2.5. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU .


    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
    3.1.1. Phân loại theo tuổi, giới
    3.1.2. Phân loại theo trình độ văn hoá và địa dư .
    3.1.3. Phần loại theo nghề nghiệp và giới
    3.2. TÌNH HÌNH THỊ LỰC VÀ MÙ LOÀ
    3.2.1. Tình hình thị lực
    3.2.2. Tình hình mù loà và nguyên nhân .
    3.3.2. Tình hình các bệnh về mắt .
    3.3.3. Tình hình đục thể thủy tinh và các yếu tố liên quan .
    3.4. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐỤC THỂ THỦY TINH
    3.4.1. Tình hình thị lực
    3.4.2. Kết quả phỏng vấn các yếu tố trở ngại

    Chương 4 BÀN LUẬN .
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    4.1.1. Về tuổi
    4.1.2. Về giới
    4.1.3. Về trình độ văn hoá và địa dư .
    4.1.4. Đặc điểm nghề nghiệp và mức sống
    4.2. TÌNH HÌNH THỊ LỰC VÀ MÙ LOÀ
    4.2.1. Tình hình thị lực
    4.2.2. Tình hình mù loà và nguyên nhân .
    4.3. TÌNH HÌNH ĐỤC THỂ THỦY TINH .
    4.3.1. Bệnh đục thể thuỷ tinh
    4.3.2. Tỷ lệ người đục thể thuỷ tinh chưa phẩu thuật 2 mắt và 1 mắt .
    4.4. ĐÁNH GIÁ TỈ LỆ NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC PHẨU THUẬT ĐỤC THỂ THỦY TINH
    4.4.1. Tình hình phẩu thuật đục thể thủy tinh .
    4.4.2.Tình hình thị lực chung sau phẩu thuật
    4.5.NHỮNG YẾU TỐ TRỞ NGẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH CAN THIỆP ĐỤC TTT TẠI CỘNG ĐỒNG .
    4.5.1.Trở ngại từ cơ sở y tế .
    4.5.2 Các yếu tố trở ngại ngăn cản bệnh nhân đục thể thuỷ tinh đi mổ.

    ĐẶT VẤN ĐỀ


    Hiện nay, mù loà là một vấn đề sức khoẻ quan trọng đã và đang được Tổ chức Y tế thế giới, nhiều chính phủ các nước đặt biệt quan tâm.
    Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, đến năm 2006 có khoảng 37 triệu người mù và 110 triệu người có thị lực kém trên toàn thế giới, phần đông sống ở các nước nghèo đang phát triển, quá nửa trong số họ bị mù loà do bệnh đục thuỷ tinh thể, một căn bệnh do quá trình lão hoá có thể điều trị bằng một phẫu thuật đơn giản, ít đau, ít tốn kém và rất có hiệu quả [79], [80].
    Năm 1995, qua kết quả điều tra của Viện Mắt Trung ương cho thấy tỷ lệ mù ở người Việt Nam là 1,25%, trong đó đục thuỷ tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù và chiếm tới 71,3% trong tổng số các nguyên nhân gây mù. Trước tình hình đó, được sự giúp đỡ của các tổ chức Quốc tế, sự quan tâm ủng hộ của Bộ Y tế và các cấp các ngành trong toàn quốc, sự cố gắng nỗ lực vượt bậc của cán bộ ngành Nhãn khoa. Chương trình Phòng chống mù loà ở nước ta, đặc biệt là chương trình mổ đục thể thuỷ tinh đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đã thu được nhiều kết quả tốt. Số mổ đục thể thuỷ tinh mỗi năm trong cả nước đã tăng nhanh từ 48.041 ca vào năm 1997 và 111.710 ca vào năm 2004[34],[45] [50].
    Theo ước tính của Bệnh viện Mắt tỉnh (2008), tỷ lệ người mù trên 50 tuổi tại Bình Định chiếm 1,1% ( khoảng 17.226 người), trong đó tỉ lệ người bị mù do đục thê thủy tinh cần được phẫu thuật chiếm 70% thì toàn tỉnh có khoảng 12.167 người mù do đục thể thuỷ tinh. Tỉnh Bình Định có 1 Bệnh viện Mắt, 3 bệnh viện tuyến tỉnh có khoa mắt và 7 bệnh huyện tuyến huyện có bác sỹ chuyên khoa mắt nhưng hàng năm cũng chỉ can thiệp chỉ được 1/3 số người bị đục thể thủy tinh.[2].
    Huyện Phù Cát, cách xa tỉnh lỵ Bình Định 40 km về phía bắc, dân số 198.988 người, tính theo các tỷ lệ trên thì số lượng người mù đo dục thể thuỷ tinh trên 1.500 người. Hằng năm được sự giúp đỡ của Bệnh viện Mắt tỉnh cuàng các tổ chức nước ngoài như: Hellen Keller International; Fred Hollow Foundations cũng chỉ can thiệp được khoảng 500 trường hợp, như vậy, vẫn còn gần hơn 1/2 trường hợp bị đục thê thủy tinh cần được phẫu thuật [2 ],[58].
    Ty nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đánh giá được tỷ lệ mù loà và hiệu quả của các can thiệp mổ đục thể thuỷ tinh đó ở cộng đồng tỉnh Bình Định nói chung và huyện Phù Cát nói riêng, để tìm ra các ưu nhược điểm của chương trình và các trở ngại trong công tác mổ đục thể thuỷ tinh, nhằm khắc phục các thiếu sót, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống mù loà cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của huyện trong những năm đầu tiên Chương trình Phòng chống mù lòa được đưa vào chương trình y tế quốc gia, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu tình hình mù lòa và những trở ngại trong chương trình can thiệp đục thê thủy tinh tại cộng đồng huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định” nhằm mục tiêu:
    1. Xác định tỉ lệ giảm thị lực, mù lòa và các nguyên nhân có liên quan đến giảm thị lực và mù lòa ở những người trên 50 tuổi.
    2. Tìm hiểu các yếu tố liên quan đến trở ngại trong can thiệp đục thể thủy tinh
    MỤC LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...