Luận Văn Nghiên cứu tình hình hoạt động quản trị nhân lực của khách sạn Nikko Hà Nội

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi taitailieu_22, 9/11/12.

  1. webtailieu.org_22

    Bài viết:
    23
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Ngành du lịch Việt Nam được ra đời được khoảng hơn 40 năm, nhưng thực sự mới được chú ý quan tâm phát triển được khoảng chục năm trở lại đây. Vì vậy, ngành du lịch Việt Nam thực sự còn rất non trẻ nhưng cũng đã đạt được những thành công đáng kể, bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn thách thức mà ngành du lịch Việt Nam cũng đã trải qua và sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.
    Kinh doanh khách sạn là một mảng quan trọng trong ngành du lịch, cũng chịu những ảnh hưởng của ngành mang lại. Ngành kinh doanh khách sạn đóng góp quan trọng vào phát triển cung du lịch tại Việt Nam. Từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX cung về cơ sở lưu trú cho ngành du lịch Việt Nam thiếu trầm trọng, và cũng trong thời gian này có một loạt các cơ sở kinh doanh lưu trú các khách sạn quốc tế được xây dựng với quy mô lớn và có chất lượng dịch vụ tốt đã đáp ứng được nhu cầu về buồng phòng khách sạn cho ngành du lịch Việt Nam.
    Trong hệ thống các khách sạn quốc tế với quy mô lớn và đạt tiêu chuẩn cao về chất lượng dịch vụ đó, khách sạn Nikko Hà Nội là một đóng góp có ý nghĩa cho ngành kinh doanh lưu trú. Được xây dựng và hoàn thành năm 1998 với tiêu chuẩn đạt chất lượng khách sạn quốc tế 5 sao, từ đó đến nay khách sạn luôn coi trọng việc xây dựng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ làm mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu của khách sạn và của tập đoàn khách sạn Nikko.
    Dịch vụ là sản phẩm chính và chủ yếu của khách sạn cung cấp cho khách. Dịch vụ của khách sạn được tạo ra bởi ba thành phần chính là cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn, sản phẩm và người lao động trong khách sạn. Mà trong đó nhân tố con người đóng vai trò quan trọng đặc biệt tạo nên sản phẩm dịch vụ khách sạn. Khách sạn Nikko Hà Nội rất coi trọng việc đào tạo huấn luyện một đội ngũ nhân viên có kỹ năng và có động lực làm việc nhiệt tình và tạo ra những dịch vụ tuyệt vời nhất phục vụ khách của khách sạn. Việc tạo động lực cho nhân viên là nhiệm vụ của công tác quản trị nhân lực của khách sạn.
    Qua nghiên cứu tình hình hoạt động quản trị nhân lực của khách sạn Nikko Hà Nội và đặc biệt em quan tâm đến vấn đề tạo động lực cho người lao động và em nhận thấy mô hình tạo động lực cho người lao động của khách sạn vẫn còn chưa thực sự phù hợp. Tất cả nhu cầu của nhân viên vẫn chưa được tìm hiểu và đáp ứng đầy đủ, chưa tạo được sự thoả mãn với công việc của người lao động.


    MỤC LỤC
    Lời mở đầu . 1
    Lý do chọn đề tài . 3
    Tóm tắt đề tài . 5
    Chương I: Khách sạn Nikko Hà Nội và hoạt động quản trị nhân lực của khách sạn
    I. Khái quát chung về khách sạn Nikko Hà Nội . 6
    I.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Nikko Hà Nội 6
    I.2 Thị trường khách của khách sạn Nikko Hà Nội 7
    I.3 Hoạt động kinh doanh của khách sạn Nikko Hà Nội trong năm 2003-2004 9
    II. Hoạt động quản trị nhân lực của khách sạn Nikko Hà Nội 12
    II.1 Mô hình tổ chức khách sạn Nikko Hà Nội 15
    II.2 Hoạt động quản lý nhân lực tại khách sạn Nikko Hà Nội 15
    II.3 Chính sách quản trị nhân lực của khách sạn Nikko Hà Nội 15
    II.3.1 Chính sách thù lao lao động . 15
    II.3.2 Chính sách đào tạo và phát triển. 16
    II.3.3 Đánh giá thực hiện công việc 17
    II.3.4 Điều kiện làm việc cho nhân viên khách sạn . 17
    Chương II: Các thuyết tạo động lực, mô hình và những bài học kinh nghiệm
    I. Khái niệm chung về động lực . 19
    I.1 Bản chất của động lực 19
    I.2 Các nhân tố tạo động lực . 19
    II. Một số học thuyết tạo động lực cho người lao động 21
    II.1 Hệ thống nhu cầu của Maslow . 24
    II.1.1 Ưu điểm của học thuyết . 25
    II.1.2 Nhược điểm của học thuyết . 26
    II.1.3 Ý nghĩa trong quản lý . 26
    II.2 Học thuyết hai nhân tố của Herzberg 27
    II.2.1 Ưu điểm của học thuyết . 28
    II.2.2 Nhược điểm của học thuyết . 29
    II.2.3 Ý nghĩa trong quản lý . 29
    II.3 Học thuyết kỳ vọng của Vroom . 30
    II.3.1. Ưu điểm của học thuyết 30
    II.3.2 Ứng dụng của học thuyết trong quản lý 30
    II.4 Học thuyết công bằng của Stacy Adams . 30
    Chương III: Tạo động lực tại khách sạn Nikko Hà Nội Thực trạng và các
    vấn đề 35
    I. Sử dụng bảng hỏi đánh giá thực trạng tạo động lực tại khách sạn Nikko
    Hà Nội 35
    II. Kết quả điều tra về tạo động lực ở khách sạn Nikko Hà Nội . 35
    II.1 Nhóm yếu tố môi trường 37
    II.1.1 Chính sách tiền lương chưa đáp ứng mong đợi của người lao động 37
    II.1.2 Điều kiện làm việc 38
    II.1.3 Môi trường làm việc hay quan hệ con người trong khách
    sạn Nikko Hà Nội 39
    II.1.4 Sự giám sát công việc 40
    II.2 Nhóm nhân tố động lực 40
    II.2.1 Bản chất công việc đơn giản, tạo sự nhàm chán 40
    II.2.2 Trách nhiệm trong công việc . 42
    II.2.3 Sự thành đạt và thừa nhận thành tích của khách sạn 43
    II.2.4 Sự thăng tiến . 44
    Chương IV: Một số kiến nghị tạo động lực tại khách sạn Nikko Hà Nội . 46
    I. Điều chỉnh bản thiết kế công việc cho phù hợp . 46
    II. Cần có hệ thống đánh giá nhu cầu tạo động lực của nhân viên . 48
    III. Nâng cao hệ thống khuyến khích lao động 49
    III.1 Khuyến khích vật chất . 49
    III.1.1Tiền lương, tiền công 49
    III.1.2 Phúc lợi xã hội . 50
    III.2 Khuyến khích tinh thần 51
    Kết luận 53
     
Đang tải...