Luận Văn Nghiên cứu tình hình bệnh tật và các yếu tố liên quan đến sức khỏe của người cao tuổi thị xã Quảng T

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 1/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Tuổi càng cao thì sức khỏe càng yếu dần và nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch. Sự suy giảm chức năng ở mỗi người thường không giống nhau. Nhưng có một điều thường giống nhau ở người cao tuổi (NCT) là tuổi càng cao thì càng dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị tái phát. Bởi vì trong vô số các chức năng sinh lý của NCT bị suy giảm thì chức năng đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm, các loại bệnh cũng theo đó mà phát sinh.
    Năm 2002, có gần 400 triệu người từ 60 tuổi trở lên sống ở các nước đang phát triển và hơn một nửa số người cao tuổi của thế giới hiên sống ở Châu á. Năm 2008, số người cao tuổi trên thế giới là khoảng 580 triệu người và đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ người cao tuổi (NCT).
    Tốc độ dân số già tăng lên nhanh chóng là do tuổi thọ trung bình tăng, giảm tỷ lệ sinh cũng như giảm tỷ lệ tử vong. Xu hướng già hoá dân số kéo theo đó là vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho một số lượng đông đảo NCT trong cộng đồng đang là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Tỷ lệ NCT năm 1989 là 7,2%, năm 2003 là 8,65% và đến năm 2009 theo thống kê của Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam, người cao tuổi ở nước ta là 8,2 triệu người, chiếm 9,5% dân số.
    Chăm sóc đời sống vật chất tinh thần và chăm sóc sức khoẻ cho NCT là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn xã hội. Do các đặc điểm về sinh lý, người cao tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh và có nhiều vấn đề sức khoẻ hơn so với các lứa tuổi khác. Tình hình bệnh tật của người dân nói chung và của NCT nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, kinh tế, văn hoá- xã hội, chính trị, tập quán.
    Khi người cao tuổi mắc bệnh thì công tác điều. trị trở nên khó khăn phức tạp và rất tốn kém về kinh tế do vậy công tác tuyên truyền phòng bệnh cho người cao tuổi đang là vấn đề đặt ra hết sức quan tâm.
    Cũng như bối cảnh chung của cả nước, vấn đề người cao tuổi trên địa bàn thị xã Quảng Trị đã và đang trở thành mối quan tâm cần đáp ứng đúng, đầy đủ và kịp thời do thiếu mô hình bệnh tật ở người cao tuổi.
    Để góp phần vào chiến lược chăm sóc, phòng bệnh cho người cao tuổi hiện tại và trong tương lai đồng thời cung cấp những thông tin cơ bản về mô hình bệnh tật người cao tuổi trên địa bàn, đáp ứng tốt hơn nữa việc tuyên truyền, phòng bệnh chữa bệnh cho người cao tuổi và đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp. Đây chính là lý do để thực hiện đề tài này: “Nghiên cứu tình hình bệnh tật và các yếu tố liên quan đến sức khỏe của người cao tuổi thị xã Quảng Trị tỉnh Quảng Trị năm 2009-2010”, với mục tiêu:
    1. Mô tả tình hình bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh người cao tuổi tại thị xã Quảng Trị .
    2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sức khỏe của người cao tuổi.
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .
    1.2. TÌNH HÌNH SỨC KHOẺ, MÔ HÌNH ỐM ĐAU CỦA
    NGƯỜI CAO TUỔI .
    1.3. ViỆc triỂn khai thỰc hiỆn các chính sách CSSK
    ngưỜi cao tuỔi
    1.4. ĐẶc điỂm bỆnh lý ngưỜi cao tuỔi
    1.5. ĐẰc điỂm khí hẬu đỊa lý, kinh tẾ, văn hoá xã hỘi
    tẠi thỊ xã QuẢng TrỊ
    1.6. MỘt sỐ công trình nghiên cƯu liên quan đỂ
    ngưỜi cao tuỔi .
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .
    2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU
    2.4. VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU .
    3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI
    3.3. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE, BỆNH TẬT
    3.4. LIÊN QUAN GIỮA THÓI QUEN VÀ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH .
    Chương 4. BÀN LUẬN .
    4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU .
    4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE
    NGƯỜI CAO TUỔI
    4.3. TÌNH HÌNH SỨC KHỎE, BỆNH TẬT
    4.4. LIÊN QUAN GIỮA THÓI QUEN VÀ TÌNH HÌNH MẮC BỆNH .
    KẾT LUẬN .
    KIẾN NGHỊ
    ĐỀ NGHỊ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Văn Anh (2004); “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân – Huyện Hương Trà – Tỉnh Thừa Thiên Huế” Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Đại học y khoa Huế 2004. Tr 1-7.
    2. Nguyễn Chí Bình (2004); Chăm sóc sức khỏe người già tại cộng đồng, tạp chí thông tin y dược học 2 , Tr 18-20.
    3. Nguyễn Ngọc Hiếu (2003); “Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong và công tác quản lý khám chữa bệnh tại bệnh viện khu vực Triệu hải Quảng Trị 5 năm 1988-2002”. Luận văn bác sỹ chuyên khoa 2 y tế công cộng, Đại học y khoa Huế, 2004, Tr23
    4. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2004); “Nghiên cứu tình hình sức khỏe và bệnh tật cán bộ trung cao cấp tại tỉnh Quảng Bình 2002”,Luận văn BS chuyên khoa 2 Đại học Y khoa Huế 2004, Tr23.
    5. Phạm khuê (1982); Bệnh học tuổi già tập 1, Nhà xuất bản y học , Tr,64-76.
    6. Phạm Khuê (1993); rối loạn tuần hoàn não ở người cao tuổi, Nhà xuất bản y học, tr 34-96.
    7. Phạm khuê (1982); Bệnh học tuổi già tập 2, Nhà xuất bản y học 1982, Tr 5-17.
    8. Dương Huy Chương (2004); “Nghiên cứu thực trạng và nhu cầu chăm sóc của người già” , Tạp chí thông tin y dược học.2(2004) Tr37-39.
    9. Nguyễn Hữu nghị (2004); Sức khỏe lứa tuổi, Tr 54-59.
    10. Trần Thị Mai Oanh,(2004) “Nghiên cứu mô hình ốm đau và tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe của cụ ông và cụ bà tại một vùng nông thôn Việt Nam”, Tạp chí thông tin y duợc học, Tr 20-22.
    11. Hoàng Thích Tuyền, Phạm Huê (1999); Dùng thuốc với người cao tuổi, Nhà xuất bản y học, 1999, Tr 5- 15.
    12. Đỗ Văn Pha, Lê Thanh Sơn (2004); “Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng người cao tuổi tại một số xã phường trong tỉnh Hà Tây”, Tạp chí thông tin y dược học, 10 (2004), Tr 22-26.
    13. Nguyễn Quang Thuận (1999); 10 nội dung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Nhà xuất bản y học, 1999, tr1.
    14. Đinh Đức Tiến, Nguyễn Thị Diễm Hồng (2004); Quan niệm và thực tiễn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, Tạp trí thông tin y học 1 (2004), Tr 25-29.
    15. Đàm Viết Cương(2003), Đánh giá tình hình Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở Việt Nam, Tạp chí CSSK NCT, Tr 22
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...