Luận Văn Nghiên cứu tính đa hình AND của các dòng vải thiều Thanh Hà bằng kỹ thuật sinh học phân tử

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 30/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Hải Dương là nơi xuất xứ của giống vải thiều Thanh Hà nổi tiếng. Đây là giống vải quí của nước ta, với những ưu điểm hạt nhỏ, cùi dày, chất lượng quả ngon, có vị thơm đặc trưng mà các giống vải khác không có.
    Hiện nay, ở thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương vẫn còn cây vải tổ của giống vải này. Theo Hội những người làm vườn Việt Nam cho biết thì đây là cây vải thiều lâu năm nhất của nước ta. Tuổi của nó vào khoảng 180 năm [14].
    Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng tất cả các cây vải thiều trồng ở Thuý Lâm từ xưa tới nay đều là các thế hệ con cháu (cành chiết) của cây vải tổ này. Tìm hiểu các xã khác của huyện Thanh Hà, các địa phương khác của tỉnh Hải Dương và các tỉnh khác như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tây, Hoà Bình, Quảng Ninh ., chúng tôi được nhân dân cho biết họ đều lấy giống vải thiều ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương về trồng.
    Với nhu cầu về cây giống phục vụ cho việc mở rộng diện tích trồng vải ngày càng cao đã dẫn tới tình trạng cây dùng làm giống bị kiệt sức do chiết cành quá nhiều. Trước đây, ở huyện Thanh Hà các cây vải cổ thụ dùng để chiết cành làm giống thì nay hầu như không dùng được nữa. Thay vào đó là sử dụng thế hệ con cháu của các cây vải này. Mặt khác, vải là giống cây thụ phấn chéo nên hạt phấn lẫn tạp không thuần. Với những lý do đó có thể dẫn đến sự thoái hoá của giống bán ra, có những cây chất lượng quả không tốt bằng giống gốc. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải nghiên cứu tính đa hình ADN của quần thể vải thiều trồng ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương để đánh giá mức độ lẫn tạp và xác định sự chuẩn xác của giống.
    Có rất nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để phân tích tính đa hình ADN hệ gen như RFLP, AFLP, SSR . Tuy nhiên, các phương pháp này rất phức tạp, yêu cầu thông tin về trình tự cần nghiên cứu và đòi hỏi một lượng lớn ADN hệ gen nên chỉ có kỹ thuật RAPD (Random Amplified Polymorphic DNA - đa hình các đoạn ADN được nhân bản ngẫu nhiên) là được sử dụng phổ biến.
    Nói chung, RAPD là kỹ thuật đơn giản, ít tốn kém và có độ nhạy cao, dựa trên nguyên tắc của phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR) với các mồi ADN không đặc thù để nhân bản các đoạn ADN một cách ngẫu nhiên. Các đoạn ADN nhân ngẫu nhiên có thể đa hình bởi các đoạn nhân có thể có trong mẫu ADN của cá thể này nhưng lại không có trong mẫu ADN của cá thể khác [56].
    Bằng kỹ thuật này, Sun và cộng sự đã khảo sát tính đa hình ADN của các giống lúa mì xuân kháng bệnh Fusarium, Tongpamnak và cộng sự đã xác định tính đa hình di truyền của các giống vải trồng tại Thái Lan . Các kết quả thu được từ các nghiên cứu này không chỉ giúp các nhà khoa học đánh giá một cách chính xác mối quan hệ di truyền, tiến hoá giữa chúng mà còn tạo cơ sở cho công tác lai tạo giống [1], [66], [67].
    Có thể nói rằng, kỹ thuật RAPD là một công cụ hữu hiệu cho phân tích tính đa hình ADN, lập bản đồ gen liên kết, xác định chỉ thị phân tử để phân biệt các giống khác nhau cũng như phân tích con lai F1 của nhiều loài động vật, thực vật và vi sinh vật [15], [20], [26].
    Xuất phát từ những cơ sở nêu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu tính đa hình AND của các dòng vải thiều Thanh Hà bằng kỹ thuật sinh học phân tử”
     

    Các file đính kèm:

    • 17.rar
      Kích thước:
      5.6 MB
      Xem:
      0
Đang tải...